Làm giảm tác dụng thuốc Parkinson
Hiện tại việc chữa trị COVID-19 tập trung vào kiểm soát triệu chứng, chẳng hạn như ho, sốt, đau cơ. Thế nhưng một số thuốc ho và cảm không dùng cùng với một số thuốc Parkinson do sẽ làm giảm tác dụng của các thuốc này. Vì vậy trong trường hợp nhiễm virus hãy trao đổi với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng.
Hạ huyết áp tư thế đứng
Thông thường hạ huyết áp tư thế xảy ra ở 20% người Parkinson do ảnh hưởng của bệnh và thuốc chữa trị. Tác động từ COVID-19 có thể khiến huyết áp của người bệnh Parkinson không ổn định, càng làm tăng nặng thêm các triệu chứng hạ huyết áp tư thế..
Giải pháp cho vấn đề này là học cách thư giãn bằng tập thể dục, tập hít thở. Đồng thời, chú ý thao tác chậm mỗi khi thay đổi tư thế. Chẳng hạn như đứng lên hay ngồi xuống cần thực hiện động tác một cách từ từ và nên tìm chỗ có thể vịn tay được như thành bàn, thành giường hay thành ghế. Không xoay người đột ngột để tránh té ngã.
Hướng dẫn người bệnh Parkinson chủ động phòng ngừa COVID-19
8 hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý căng thẳng, giảm stress, có một cơ thể khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần để chủ động phòng chống dịch bệnh.
Câu 1: Không ăn nhiều đường, đồ ngọt vẫn bị tiểu đường, đúng hay sai?
Nhiều người không có sở thích ăn đường, đồ ngọt vẫn có thể bị tiểu đường. Đó là do có nhiều yếu tố khác cũng dẫn đến bệnh tiểu đường như: lối sống ít vận động, thừa cân, béo phì… hoặc do di truyền.
Câu 2: Đâu là dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường?
Các dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường bao gồm: Đói nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều. Ngoài ra người bệnh còn có thể cảm thấy mệt mỏi, mờ mắt, tê bì chân tay…
Câu 3: Bệnh tiểu đường có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng bạn có thể hạn chế sự tiến triển của bệnh bằng cách duy trì lối sống khoa học, bổ sung thảo dược và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Câu 4: Người tiểu đường phải kiêng hoàn toàn tinh bột, đúng hay sai?
Người tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn tinh bột. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều tinh bột tinh chế dễ gây tăng đường huyết như cơm trắng, xôi, bún, phở. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn cơm gạo lứt, các loại đậu, các loại hạt, yến mạch, khoai lang.
Câu 5: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì trong các loại thực phẩm dưới đây?
Người tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh bởi đây là loại thực phẩm ít gây tăng đường huyết. Chất xơ trong rau xanh còn giúp hạn chế hấp thu chất bột đường từ cơm, cháo, xôi, bún… từ đó giúp kiểm soát đường huyết sau ăn tốt hơn.
Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Parkinson là bệnh mạn tính và bạn cần dùng thuốc suốt đời. Nếu bạn đã uống thuốc nhưng chưa thấy có hiệu quả hãy kiên trì sử dụng tiếp hoặc khi thấy triệu chứng nặng lên hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn. Không tự ý tăng liều thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Dự trù thuốc đủ dùng trong vài tháng và hạn chế đến bệnh viện
Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, bạn nên hạn chế di chuyển tới bệnh viện hay các trung tâm y tế nếu không thực sự cần thiết. Vì đây là các địa điểm có khả năng lây bệnh cao. Tốt nhất hãy chủ động gọi điện cho bác sĩ để trao đổi về tình hình của bản thân để xin đơn thuốc dùng trong vòng 2 – 3 tháng và mua đủ số lượng này.