Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Bệnh tiểu đường tuýp 2 tại sao thường phải dùng nhiều loại thuốc?

Độc giả giấu tên: Tôi phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 2 năm 2016, khi đó bác sĩ nói rằng đã có biến chứng thần kinh, bởi vì tôi bị tê bì chân tay rất khó chịu. Sau một thời gian điều trị thì tê bì chân tay cũng gần hết. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng trước, tôi đi kiểm tra, bác sĩ lại tăng thêm một loại thuốc hạ đường huyết và cho thêm thuốc huyết áp corversyl, mỡ máu simvastatin ngày 1 viên. Xin chuyên gia tư vấn vì sao tôi phải dùng nhiều loại thuốc như vậy?

Chào bạn,

Bạn có thắc mắc vì sao người tiểu đường tuýp 2 thường cần dùng nhiều loại thuốc phối hợp? Bởi căn bệnh này không đơn giản chỉ là đường trong máu cao, bạn có thể gặp phải nhiều rủi ro khác nữa cần phải phòng tránh sớm bằng cách dùng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau.

3 lý do khiến người tiểu đường tuýp 2 thường phải kết hợp thuốc

Tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết

Tiểu đường tuýp 2 sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian và khi đó buộc phải tăng liều thuốc uống để kiểm soát đường huyết. Nếu bạn đã dùng một thuốc với liều tối đa rồi thì buộc phải phối hợp thêm các thuốc hạ đường huyết khác để kiểm soát đường máu tốt hơn.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội): Hai nhóm thuốc đang được kết hợp nhiều nhất ở Việt Nam nói riêng và toàn Châu Á nói chung để hạ đường máu là nhóm Metformin (điển hình có Glucophage) cùng với nhóm sulfonylurea (Glyclazid – Diamicron, Glibenclamid – Amaryl).

Metformin làm giảm lượng đường trong máu bằng cách độ nhạy cảm với insulin, làm chậm hấp thu và tăng chuyển đường vào trong cơ, còn các thuốc sulfonylurea kích thích tuyến tụy sinh ra insulin. Phối hợp 2 thuốc làm tăng khả năng hạ đường huyết. Đây là hai nhóm thuốc được kết hợp nhiều nhất trên kê đơn của bác sĩ.

Ngoài ra, những năm gần đây Metformin còn được phối hợp các thuốc thuộc nhóm gliptin (điển hình là Sitagliptin). Sitagliptin cải thiện chức năng tế bào beta, tăng tổng hợp và phóng thích insulin và ức chế glucagon (một hormon gây tăng đường huyết). Bên cạnh đó, Metformin làm giảm giải phóng glucose từ gan và làm tăng nhạy cảm insulin. Sự phối 2 nhóm thuốc này giúp bảo vệ tế bào đảo tụy đồng thời không làm tăng nguy cơ hạ đường huyết do nhóm thuốc gliptin có ít tác dụng khi nồng độ đường xuống thấp.

Phối hợp thuốc điều trị bệnh mắc kèm

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường rất hay bị mắc thêm nhiều bệnh khác nữa như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý về mạch vành. Ngoài thuốc điều trị tiểu đường, người bệnh còn phải sử dụng một số nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Phối hợp các nhóm thuốc này cùng với các thuốc hạ đường huyết có thể giảm được 4 – 6 lần nguy cơ tim mạch của người bệnh tiểu đường, đặc biệt là các yếu tố tử vong do tim mạch.

Xem chia sẻ của bác sĩ Thúy Hằng tại video sau:

Dùng thêm thuốc cải thiện hoặc chống biến chứng tiểu đường

Một khi bạn đã mắc biến chứng tiểu đường tuýp 2 khiến mắt mờ, tổn thương thận, xơ vữa động mạch, tay chân tê bì, cứng cơ khớp, rối loạn cương, nhiễm trùng… bạn buộc phải dùng thêm các thuốc giúp khắc phục triệu chứng.

Với người tiểu đường tuýp 2 đã mắc lâu năm, để phòng ngừa nguy cơ biến chứng, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống biến chứng như Alphalipoic acid, Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch môn…

Bạn hiện nay đang dùng cả thuốc hạ đường huyết, thuốc mỡ máu và huyết áp, điều đó cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc biến chứng tiểu đường trên tim mạch. Vì vậy bạn cần tích cực điều trị theo tư vấn của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện và tái khám định kỳ.

Gửi bạn thông tin hữu ích trong bài viết:

Chúc bạn sức khỏe!

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận