Chỉ số tiểu đường: Chỉ số đường huyết lúc đói, sau ăn 2 giờ và HbA1c
Nhiều người dù đã được chẩn đoán bị tiểu đường nhưng có thể vẫn chưa rõ họ cần kiểm tra các chỉ số tiểu đường nào trong quá trình điều trị. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết ý nghĩa và ngưỡng an toàn, nguy hiểm của các chỉ số tiểu đường (hay chỉ số đường huyết) gồm: chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ và chỉ số HbA1c.
Có cho mình những kiến thức này bạn sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết cho biết mức độ đường (glucose) trong máu. Chỉ số đường huyết được sử dụng để làm công cụ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường.
Có tất cả 3 chỉ số đường huyết người tiểu đường cần quan tâm:
- Chỉ số đường huyết lúc đói: Bạn phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng (chỉ được uống nước lọc) sau đó lấy máu.
- Đường huyết sau ăn 2 giờ: Tại bệnh viện, khi nghi ngờ bạn có bệnh tiểu đường, ngoài đường huyết lúc đói bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm test dung nạp glucose đường uống. Nghĩa là bạn uống 75 gam đường glucose, 2 giờ sau lấy máu. Với người bình thường, sau khi ăn 2 giờ đường huyết đã trở về ngưỡng an toàn. Nhưng ở người tiểu đường, đường huyết sau ăn 2 giờ thường tăng cao do quá trình rối loạn dung nạp glucose.
Nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường và đang điều trị tại nhà, kiểm tra đường huyết sau ăn 2 giờ sẽ đánh giá được việc bạn có đang ăn uống và lựa chọn thực phẩm hợp lý hay không. Bởi lẽ tăng đường huyết sau ăn 2 giờ sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, xơ vữa mạch.
- Chỉ số HbA1c: Khác với đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn 2 giờ chỉ cho biết nồng độ đường trong máu ngay tại thời điểm đo, HbA1c biểu thị giá trị đường glucose gắn với phân tử Hemoglobin của hồng cầu và giá trị này ổn định trong vòng 2 – 3 tháng theo đời sống của hồng cầu.
Chỉ số đường huyết lúc đói và chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ có đơn vị là mg/dL (hoặc g/L) và mmol/L. Để đổi từ đơn vị đo đường huyết mg/dL sang mmol/L ta chỉ cần chia cho 18 và ngược lại
Ví dụ:
- 126 mg/dL (1.26 g/L) = 126/18 mmol/L= 7 mmol/L
- 5 mmol/L= 6.5*18 mg/dL= 117mg/dL
Chỉ số HbA1c có đơn vị phần trăm (%) hoặc mmol/mol. Tuy nhiên đơn vị mmol/mol ít được sử dụng hơn.
Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Trước khi tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 thực sự, người bệnh thường sẽ trải qua một giai đoạn kéo dài khoảng 5 – 10 năm được gọi là giai đoạn tiền tiểu đường. Ở giai đoạn này, đường huyết đã tăng lên trên mức bình thường tuy nhiên vẫn chưa tới ngưỡng để chẩn đoán tiểu đường.
Dưới đây là tiêu chuẩn chẩn đoán tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 2. Bạn sẽ được chẩn đoán bệnh khi có 1 trong 3 tiêu chí phù hợp.
Nếu bạn không xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường như ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, mờ mắt, sút cân thì để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cần thực hiện xét nghiệm ít nhất hai lần với lần 2 cách lần 1 không quá 7 ngày.
Lưu ý:
– Chỉ số đường huyết sau ăn 2h trong bảng trên là đường huyết 2h sau khi uống 75 gam đường glucose.
– Tất cả mọi chỉ số đường huyết đều phải đo tại bệnh viện mới đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Bởi vì đường huyết tại nhà là đường huyết mao mạch, tại bệnh viện là đường huyết tĩnh mạch. Hai giá trị đường huyết này sẽ chênh lệch nhau đôi chút, nên để có kết luận chính xác, bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra.
Chỉ số tiểu đường an toàn
Chỉ số tiểu đường an toàn mà Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế khuyến cáo người bệnh nên đạt được trong bảng sau để làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng:
Tuy nhiên, giá trị này có thể thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, thời điểm phát hiện tiểu đường cũng như mức độ đã có biến chứng hay chưa.
Chỉ số đường huyết nguy hiểm người tiểu đường cần chú ý
Người bệnh tiểu đường nếu dùng thuốc quá liều, bỏ quên mất bữa ăn sau khi dùng thuốc hoặc ăn uống quá kiêng khem, tập thể dục quá mức có thể bị hạ đường huyết. Tình trạng này thường xảy ra khi đường máu giảm xuống 3.9 mmol/L kèm theo các triệu chứng tay chân run rẩy, đói cồn cào, vã mồ hôi, rối loạn ý thức, cảm giác choáng váng… Nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ hạ đường huyết, bạn nên xử lý nhanh bằng cách: uống 1 cốc nước ép trái cây khoảng 250 ml, hoặc uống 2 – 3 thìa cà phê đường pha trong 200 ml nước hoặc ngậm 1 – 2 viên kẹo glucose có bán tại hiệu thuốc. Nếu sau khoảng 15 phút mà các triệu chứng không được cải thiện thì cần lặp lại bước 1 và theo dõi tiếp tục sau 15 phút. Sau thời gian này nếu không hồi phục thì cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Trái ngược với hạ đường huyết, tăng đường huyết đột ngột cũng là một trong những biến chứng cấp tính nguy hiểm ở người tiểu đường. Đường huyết có thể tăng cao trên 13 mmol/L kèm theo biểu hiện tiểu tiện thường xuyên, rất khát nước, người mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây lên men… Khi có những dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng nhờ người nhà đưa tới bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và có hướng xử lý kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Kiểm soát đường huyết trong máu quan trọng như thế nào?
Đường huyết tăng cao kéo dài là nguyên nhân chính dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy thận, suy giảm thị lực, tổn thương dây thần kinh ở người bệnh tiểu đường… Chính vì vậy, việc giảm và kiểm soát đường huyết ở mức mục tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có nhiều cách giúp bạn kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, nhưng không thể thiếu việc kiểm soát chế độ ăn, tăng cường vận động thể chất và dùng thuốc hạ đường huyết.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng thêm các thảo dược truyền thống như Tinh chất lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng cũng là cách giúp kiểm soát tiểu đường tuýp 2 hiệu quả. Với cơ chế tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, bắt đầu từ khi thức ăn xuống đường tiêu hóa, cho tới khi đường được đưa tới tế bào để sử dụng sẽ giúp kiểm soát đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 2h và lâu dài có thể giảm HbA1c.
Bạn có thể tìm hiểu thêm công dụng của các thảo dược này qua chia sẻ của chuyên gia Đông y Hoàng Khánh Toán – Trưởng khoa Đông y viện 108:
Trên đây là toàn bộ các thông tin về chỉ số tiểu đường mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ rất cần thiết cho người bệnh tiểu đường. Nếu có vấn đề nào đề cập trong bài viết bạn chưa rõ, hoặc cần tư vấn thêm về chế độ ăn uống, điều trị, hãy để lại bình luận hoặc gọi về cho chúng tôi qua số: 0985.877.724.
Nguồn:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/317536.php
http://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook