Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Chỉ số đường huyết lúc đói bao nhiêu là thấp, bình thường, cao?

Chỉ số đường huyết lúc đói là lượng đường glucose trong máu đo được khi đói, tức là không ăn hay uống bất cứ thứ gì có đường, tinh bột tối thiểu trong vòng 8 giờ. Chỉ số này là manh mối quan trọng để chẩn đoán bệnh tiểu đường và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Vậy, chỉ số đường huyết lúc đói bao nhiêu là thấp, bình thường, cao?

Ý nghĩa của chỉ số đường huyết lúc đói

Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, thông qua đo lường mức độ glucose – một loại đường đơn – trong máu. Chỉ số này còn giúp người bệnh tiểu đường đánh giá hiệu quả điều trị.

Thức ăn có chứa chất bột, đường sau khi vào đường tiêu hóa sẽ được chuyển đổi thành đường glucose và khiến đường huyết tăng cao. Khi đó, tuyến tụy ngay lập tức sản sinh ra lnsulin, giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào để cơ thể sử dụng và một phần dự trữ tại gan dưới dạng glycogen. Giữa các bữa ăn, glycogen được giải phóng từ từ thành glucose và giữ đường huyết ổn định. Khi mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy giảm khả năng sản xuất lnsulin, hoặc lnsulin không được sử dụng đúng cách (đề kháng lnsulin) hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân, khiến đường tích tụ lại trong máu thay vì đi vào tế bào.

Nếu không được điều trị, đường huyết tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến một loạt các biến chứng nguy hiểm. Phát hiện sớm tiểu đường thông qua chỉ số đường huyết lúc đói giúp bạn có kế hoạch phòng ngừa những biến chứng này.

Chỉ số đường huyết lúc đói giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết lúc đói giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết lúc đói bao nhiêu thì bị bệnh tiểu đường?

Người bệnh phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (nhịn đói qua đêm từ 8 – 14 giờ). Sau khi lấy máu, bác sỹ sẽ sử dụng thiết bị chuyên nghiệp để đo mức glucose có trong mẫu máu đó.

Đường huyết lúc đói dưới 70 mg/dL (hoặc 3.9 mmol/L) là thấp, khi đó một số người có biểu hiện hạ đường huyết với các triệu chứng: đói cồn cào, tay chân run rẩy, choáng váng, đổ mồ hôi… Cách xử lý là ngậm 1 viên kẹo ngọt, uống chút nước đường hoặc cốc nước hoa quả.

Đường huyết lúc đói bình thường từ 70 – 100 mg/dL (3.9 – 5.5 mmol/L). Nếu mức này từ 126mg/dL trở lên (kiểm tra 2 lần cách nhau 1 – 7 ngày) bạn đã mắc tiểu đường tuýp 2. Nếu nằm trong khoảng 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L), bạn đang bị rối loạn đường huyết lúc đói, tức là tiền tiểu đường.

Một số nguyên nhân khác cũng gây tăng đường huyết lúc đói, bao gồm cường giáp, viêm tuyến tụy, ung thư tuyến tụy và một số bệnh ung thư khác.

Chỉ số đường huyết lúc đói an toàn ở người bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết lúc đói ở người bệnh tiểu đường bao nhiêu là tốt sẽ khác nhau ở từng người, phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, tình trạng bệnh, các bệnh mắc kèm hoặc biến chứng. Ví dụ, một người bệnh tiểu đường lâu năm, đường huyết lúc đói mục tiêu sẽ phải cao hơn người mới được chẩn đoán.

Bộ y tế khuyến cáo, mức chỉ số đường huyết lúc đói an toàn như sau:

  • Với người bệnh tiểu đường trưởng thành, không có thai nên là: 80 – 130 mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/L).
  • Với người già, mạnh khỏe, tiên lượng sống tốt: 90 – 130 mg/dL (5.0 – 7.2 mmol/L); sức khỏe trung bình 90 – 150 mg/dL (5.0 – 8.3 mmol/L); sức khỏe rất yếu 100 – 180 mg/dL (5.5 – 10.0 mmol/L).

* Lưu ý:

Đường huyết lúc đói là giá trị thay đổi phụ thuộc vào thời điểm đo. Do đó, để đánh giá được toàn cảnh quá trình điều trị tiểu đường, người bệnh nên kiểm tra thêm chỉ số HbA1c – cho biết hiệu quả kiểm soát đường huyết trong vòng 90 ngày. Dưới đây là bảng tương quan giữa chỉ số đường huyết và HbA1c.

Nên xét nghiệm đường huyết lúc đói bao lâu một lần?

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo, nếu bạn trên 45 tuổi, không có nguy cơ mắc tiểu đường, nên kiểm tra đường huyết lúc đói 2 – 3 năm/lần.

Nếu bạn có một trong các yếu tố sau đây, nên kiểm tra định kỳ 1 năm/1 lần (hoặc 6 tháng/lần nếu có nhiều nguy cơ):

  • Ít hoạt động thể chất
  • Gia đình có người mắc tiểu đường tuýp 2
  • Bị tiểu đường thai nghén hoặc sinh con trên 4kg
  • Huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên hoặc đang được điều trị cao huyết áp
  • Có mức độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) 35 mg/dL hoặc ít hơn; hoặc có mức triglyceride lớn hơn 250 mg/dL.
  • Bị hội chứng buồng chứng đa nang
  • Có tiền sử bệnh tim mạch
  • Đề kháng lnsulin hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến kháng lnsulin

Nếu bạn bị tiền tiểu đường, nên kiểm tra đường huyết định kỳ hàng tháng, sau đó cách 2 – 3 tháng tùy thuộc chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp đã mắc bệnh tiểu đường, cần theo dõi chỉ số đường huyết lúc đói hàng tháng (hoặc tối thiểu 2 tháng/lần). Có thể kèm theo xét nghiệm HbA1c nếu kiểm tra tại các bệnh viện lớn, từ tuyến tỉnh trở lên.

NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM BÍ QUYẾT GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI TỪ 10.8 MMOL/L CÒN MỘT NỬA SAU 5 TUẦN

Bs. Kim Chi

Nguồn:

https://type2diabetes.com/diagnosis-and-testing/fasting-blood-glucose/

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    9 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Lê uyên phương
    Lê uyên phương
    27/12/2022

    Chỉ số đường huyết của mình là 113 đo lúc 12h trước khi ăn vậy mình có phải tiền tiểu đường không ạ

    Số điện thoại
    0916067271
    Sơn Nguyễn
    Quản trị viên
    03/01/2023
    Trả lời  Lê uyên phương

    Chào Bạn
    Với chỉ số đường huyết như vậy khả năng cao bạn đã bị tiền đái tháo đường. Tuy nhiên để có kết luận chính sác chúng tôi cần thêm một số thông tin vì vậy chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
    Chúc bạn sức khỏe!

    Nguyễn Văn Bá
    17/05/2018

    Tôi đi kiểm tra đường huyết 196mmg/dl thế là bị sao ạ?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Nguyễn Văn Bá

    Chào bạn
    Không biết bạn kiểm tra đường huyết vào lúc nào, lúc đói hay lúc no? Nếu là đường huyết khi đói, chỉ số này đang cao hơn giới hạn chẩn đoán tiểu đường. Do đó, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra lại. Nếu đường huyết lúc đói trong 2 lần kiểm tra cách nhau từ 1 – 7 ngày đều vượt giới hạn, bạn đã mắc tiểu đường. Còn nếu chỉ 1 lần kiểm tra vượt ngưỡng, bạn đang trong giai đoạn tiền tiểu đường hay còn gọi là rối loạn dung nạp Glucose.
    Dù tiền tiểu đường hay tiểu đường, bạn đều cần thay đổi lối sống để giảm lượng đường trong máu:
    – Ăn uống lành mạnh: chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất bột đường (cơm, bún, bánh kẹo…).
    – Tập thể dục mỗi ngày.
    Bạn có thể cân nhắc dùng thêm TPBVSK Glutex từ tinh chất lá xoài. Sản phẩm sẽ giúp bạn kiểm soát toàn bộ chu trình chuyển hóa đường từ đó giảm và ổn định đường huyết hiệu quả hơn. Glutex đã được nhiều người bệnh đánh giá tốt và chia sẻ qua video sau: https://www.youtube.com/watch?v=lm9iKMnEVZM
    Thông tin chi tiết về chế độ ăn, bạn xem thêm trong bài viết sau: http://www.giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-do-an-tieu-duong/tieu-duong-tuyp-2-nen-gi-che-chuan-cho-nguoi-moi-bi-benh.html
    Chúc bạn sức khỏe!

    Hoa
    Hoa
    11/05/2018

    Tôi bị tiểu đường đang tiêm lnsulin đường huyết lúc đói là 15mmol/l thì có nguy hiểm không?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Hoa

    Chào bạn
    Đường huyết của bạn đang rất cao và điều này khiến bạn dễ gặp các biến chứng tiểu đường hơn. Điều bạn cần làm hiện tại là tái khám lại để cùng bác sĩ xem xét lại toàn bộ quá trình kiểm soát đường huyết bạn đang áp dụng bao gồm cả chế độ ăn uống, tập luyện, cách dùng, liều dùng, loại lnsulin.
    Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex. Thông qua tác động toàn diện lên quá trình chuyển hóa đường, sản phẩm sẽ hỗ trợ bạn giảm và ổn định đường huyết bền vững hơn, trì hoãn tăng liều thuốc Tây trong tương lai.
    Chúng tôi gửi thêm bạn một số bài viết chi tiết về tiêm lnsulin và chế độ ăn để tham khảo:
    http://www.giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/cach-tiem-thuoc-tieu-duong-insulin-dung-ky-thuat-va-han-che-tac-dung-phu.html
    http://www.giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-do-an-tieu-duong
    Chúc bạn sức khỏe!

    trackback

    […] Đường huyết lúc đói có nghĩa là nồng độ đường ở trong máu tại thời điểm không ăn hoặc uống thứ gì ít nhất trong vòng 8 tiếng (có thể uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội). Kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. […]

    Nguyễn Tiến Hùng

    Đề nghị BS nói rõ hơn về mối tương quan giữa Chỉ số đường huyết và HbA1c?

    giamduonghuyet.online
    giamduonghuyet.online
    13/12/2017

    Chào bạn,
    Đường huyết là giá trị tức thời, cho biết nồng độ đường máu ngay tại thời điểm đo, phụ thuộc vào việc đo khi đói hay sau khi ăn. Còn HbA1c phản ánh mức đường máu trung bình của một người trong vòng 2 – 3 tháng, không phụ thuộc vào thời điểm đo. HbA1c được tính bằng đơn vị %, còn đường huyết là mmol/l hoặc mg/dl.
    HbA1c chỉ được đo tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ phòng khám lớn hoặc bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương còn đường huyết có thể xét nghiệm tại mọi phòng khám.
    Để đánh giá tổng quan hiệu quả kiểm soát đường huyết của một người, nếu có điều kiện các bác sĩ thường yêu cầu làm cả đường huyết lúc đói và HbA1c. Tuy nhiên, ở Việt Nam do ít các cơ sở thực hiện được nên chỉ kiểm tra đường huyết.
    Bảng tương quan giữa đường huyết và HbA1c bạn sẽ đọc theo hàng ngang. Ví dụ HbA1c là 7%, tương đương 8 mmol/l hoặc 150 mg/dl.
    Dựa vào bảng tương quan này, bạn sẽ đối chiếu với mức đường huyết mục tiêu ở người tiểu đường, từ đó nhận biết được việc điều trị có hiệu quả tốt hay không.