Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l, bệnh có nặng không?

Độc giả giấu tên: Tôi là nữ, năm nay 49 tuổi, xét nghiệm đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l. Xin hỏi tôi đã bị bệnh tiểu đường chưa và nếu đã mắc bệnh thì bệnh có nặng không?

Chào bạn,

Chỉ số đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l là khá cao so với người bình thường. Để biết chắc chắn bạn có mắc bệnh tiểu đường hay chưa, cũng như mức độ hiện nay như thế nào, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn lần lượt dưới đây.

Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l đã bị tiểu đường chưa?

Nếu bạn mới có xét nghiệm 1 lần duy nhất và kết quả đường huyết là 7.5 mmol/l, không có các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường đi kèm như: uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân, mệt mỏi, thì chưa đủ cơ sở để đánh giá là bệnh tiểu đường. Bởi trong nhiều trường hợp, người bệnh bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn, có thể đường huyết cũng bị tăng cao hơn ngưỡng bình thường, khi khỏi bệnh đường huyết có thể trở về bình thường.

Do đó, để chắc chắn, bạn cần làm lại xét nghiệm đường huyết lúc đói, hoặc đường huyết sau nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường. Nếu đường huyết lúc đói lần 2 vẫn lớn hơn 7 mmol/l, hoặc đường huyết sau nghiệm pháp dung nạp glucose lớn hơn 11.1 mmol/l, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Nếu đường huyết lúc đói lớn hơn 5.6 mmol/l và nhỏ hơn 7 mmol/l, bạn chưa bị tiểu đường, nhưng được xếp trong nhóm tiền tiểu đường (giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường). Ở giai đoạn này, nếu không kiểm soát đường huyết sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường.

Đường huyết 7.5 mmol/l là bệnh nặng hay nhẹ?

Một khi đường huyết lúc đói đã cao hơn so với người bình thường thì đây đều là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. May mắn hơn nếu là tiền tiểu đường, bạn có 70% cơ hội không trở thành bệnh tiểu đường, còn khi đã mắc bệnh thì hiện vẫn chưa có cách để chữa khỏi.

Mặt khác, đánh giá mức độ nặng nhẹ không chỉ dựa vào mức đường huyết, còn phụ thuộc vào độ tuổi, có các bệnh mắc kèm như huyết áp, mỡ máu cao, bệnh tim mạch… hoặc đã bị biến chứng chưa. Ngay cả giai đoạn tiền tiểu đường, nhưng đã có biến chứng như tê bì châm chích tay chân, mắt mờ, da khô ngứa… thì bắt buộc cần phải sớm điều trị.

Cần làm gì để giảm đường huyết?

Bỏ qua vấn đề là bệnh nặng hay nhẹ, tiểu đường hay tiền tiểu đường, nhưng chúng tôi chắc chắn một điều rằng bạn cần phải sớm có biện pháp để làm giảm đường huyết. Một trong những cách hiệu quả nhất là kiểm soát chế độ ăn. Có nghĩa là xem xét lựa chọn các thực phẩm ít đường, ít tinh bột, ít mỡ từ động vật hoặc đồ chiên rán nhiều lần; ăn nhiều hơn rau xanh để làm giảm hấp thu đường. Song song với đó, bạn cần có kế hoạch luyện tập cụ thể, mỗi ngày tập tối thiểu 45 – 60 phút và duy trì thường xuyên t5.5 buổi/1 tuần. Ngoài ra, bạn cũng nên thư giãn tinh thần, tránh làm việc dưới áp lực quá căng thẳng, hàng ngày nên nghe nhạc, trò chuyện với người thân, bạn bè.

Để thúc đẩy quá trình kiểm soát đường huyết được nhanh hơn, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng sớm Tpbvsk Glutex mỗi ngày 4 viên, chia làm 2 lần/ngày. Chỉ sau 2 – 4 tuần, bạn sẽ thấy đường huyết giảm, kiên trì sau 2 – 4 tháng, mức đường huyết có thể về ngưỡng bình thường và duy trì ổn định lâu dài.

Glutex cũng chính là giải pháp mà ông Hồng đã sử dụng để đưa mức đường huyết lúc đói từ 10.8 giảm còn một nửa chỉ sau 5 tuần.

Nếu bạn cần thêm thông tin hỗ trợ về bệnh tiểu đường hoặc cách làm giảm đường huyết, hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0985 877 724.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận