Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Khi bị tiểu đường tuýp 2, đường huyết thường tăng cao khi nào?

Độc giả giấu tên: Mẹ tôi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã được 3 tháng. Theo tìm hiểu tôi được biết chỉ số đường huyết dao động trong ngày. Vậy đối với những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, đường huyết thường tăng cao khi nào?

Chào bạn,

Lượng đường trong máu tăng cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng. Hiểu rõ khi nào đường huyết tăng cao sẽ giúp bạn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Những thời điểm người tiểu đường tuýp 2 dễ bị tăng đường huyết

Người bệnh tiểu đường thường bị tăng đường huyết vào sau bữa ăn, bữa ăn phụ, khi người bệnh ăn quá nhiều bột đường. Có nhiều người bệnh đường huyết tăng lên đến 18 mmol/dL sau khi ăn hoa quả vì họ ăn quá lượng trái cây cho phép hằng ngày, nhất là vào mùa nhãn, vải… Người bệnh nên giới hạn lượng hoa quả tiêu thụ hằng ngày, không nên ăn quá nhiều vì có thể làm tăng mạnh đường huyết.

Khi người bệnh lo lắng hay mất ngủ, cơ thể sẽ sản xuất các hormon làm tăng đường huyết. Ngủ đủ và ngủ sâu giấc là giải pháp giúp giảm đường huyết. Nếu bạn hay phải thức dậy ban đêm để đi vệ sinh, đi tiểu thì đường huyết cũng dễ tăng cao. Đây là những vấn đề hay gặp phải ở những bệnh nhân có tuổi. Đặc biệt ở nam giới mắc chứng phì đại tiền liệt tuyến thường phải đi tiểu về đêm.

Cách xử trí khi bị tăng đường huyết

Nếu đường huyết chỉ tăng đột ngột lên cao một ngày thì không đáng ngại, bạn nên thử điều chỉnh chế độ ăn trong một ngày rồi kiểm tra lại, có thể đường huyết sẽ hạ xuống.

Trong trường hợp đường huyết không hạ xuống, bạn nên liên lạc với bác sĩ để điều chỉnh kịp thời lượng thuốc hoặc chế độ ăn hằng ngày để đảm bảo đường huyết ở mức hợp lý.

Với người mới mắc tiểu đường tuýp 2, việc giảm đường huyết là điều không quá khó. Bởi khi đó cơ thể còn đang đáp ứng rất tốt với các thuốc điều trị. Tuy nhiên, về lâu dài, mẹ bạn cần tìm kiếm những giải pháp để giúp ổn định đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn, nhằm kiểm soát chỉ số HbA1c luôn trong giới hạn cho phép. Để giúp mẹ bạn thực hiện được điều này, chúng tôi xin gửi tặng bạn những thông tin khá bổ ích trong bài viết sau:

https://giamduonghuyet.vn/dieu-tri-benh-tieu-duong/14-bi-quyet-ha-duong-huyet-giam-mo-mau-va-huyet-ap-don-gian-tai-nha.html

Hy vọng mẹ bạn sẽ sớm kiểm soát được bệnh tiểu đường tuýp 2!

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận