Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Rối loạn dung nạp glucose là gì? Triệu chứng và cách chữa

Độc giả giấu tên: Tôi đi khám sức khỏe định kỳ của cơ quan, bác sĩ đo đường máu sau đó kết luận tôi bị rối loạn dung nạp glucose. Nhờ chuyên gia tư vấn rối loạn dung nạp glucose (một số địa chỉ ghi là rối loạn dung nạp đường huyết lúc đói) là gì? Xin tư vấn triệu chứng và cách điều trị?

Chào bạn,

Rối loạn dung nạp glucose, hay rối loạn dung nạp đường huyết lúc đói, hay tiền tiểu đường là khái niệm chỉ chung cho tình trạng đường glucose tăng cao trong máu hơn ngưỡng cho phép, nhưng chưa đến mức chẩn đoán thành bệnh tiểu đường.

Nếu không được phát hiện hoặc điều trị phù hợp, sau 3 – 5 năm những người bị rối loạn dung nạp glucose sẽ mắc bệnh tiểu đường và tăng cơ hội mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch, huyết áp cao, mỡ máu cao…). Tuy nhiên, có một thông tin đáng mừng đó là nếu phát hiện và điều trị sớm, người bị rối loạn dung nạp glucose có cơ hội để ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Triệu chứng rối loạn dung nạp đường

Nếu như bạn có thể phát hiện bệnh tiểu đường thông qua các triệu chứng điển hình gồm ăn nhiều, gầy sút cân nhanh, tiểu nhiều, uống nhiều, thì người bị rối loạn dung nạp đường huyết không có dấu hiệu nhận biết đặc trưng. Đại đa số các trường hợp phát hiện bệnh cũng giống như bạn, có nghĩa là tình cờ thông qua xét nghiệm máu.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là rối loạn dung nạp glucose không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Trên thực tế, các dấu hiệu của bệnh rất kín đáo, thường không có tính chất nghiêm trọng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Chẳng hạn như biểu hiện mệt mỏi bất thường, các tổn thương trên da chậm lành, tay chân cảm thấy buồn bực, thường bị vọp bẻ, da khô ngứa… Ở người thừa cân hoặc phụ nữ trong giai đoạn mang thai, khi kiểm tra các vùng da có nhiều nếp gấp thấy da sạm màu hơn, giống như vành khăn. Khi có các triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra đường huyết.

Cách chữa rối loạn đường huyết

Khi mới bị rối loạn glucose, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, các loại đậu đỗ, rau quả tươi…; Ăn giảm bột, đường; Hạn chế dầu mỡ, thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý thêm những điều sau:

  • Giảm stress bằng các hình thức như nghỉ ngơi, tập thể dục, tập thiền, tập yoga…
  • Vận động thể chất: Vận động thể chất là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng đề kháng insulin. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau như đi bộ, đạp xe, làm vườn, chơi thể thao, tập thể dục… nhưng yếu tố quan trọng nhất là cần thực hiện đều đặn.
  • Thuốc: Nếu bạn đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường đồng thời lại kèm theo các yếu tố nguy cơ như béo phì, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc.

Ở giai đoạn rối loạn dung nạp glucose hay còn gọi là tiền đái tháo đường, ngoài tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn khoa học, bạn nên sử dụng thêm mỗi ngày 4 viên GLUTEX – đây là sản phẩm đầu tiên dành cho người tiền đái tháo đường và đái tháo đường tuýp 2, được bào chế từ tinh chất lá Xoài, có công dụng làm giảm và ổn định đường huyết nhờ giảm đề kháng insulin.

Bạn xem thêm về chế độ ăn tốt cho bệnh đái tháo đường:

http://bit.ly/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh

Chúc bạn sức khỏe!

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận