Tại sao đường huyết tăng mà HbA1c lại giảm?
Chào bạn,
Chỉ số đường huyết luôn thay đổi và chỉ phản ánh nồng độ đường trong máu tại thời điểm đo, bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, stress, thuốc điều trị, nồng độ insulin trong máu… không phản ánh được sự ổn định của đường huyết. Chỉ số HbA1c không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi bất thường và có thể xét nghiệm ở bất kì thời điểm nào, kể cả sau một bữa ăn, là chỉ số giúp đánh giá chính xác độ ổn định đường huyết của bệnh nhân trong thời gian điều trị khoảng 2 – 3 tháng.
HbA1c của bạn hiện khá tốt với người từng mắc tiểu đường 16 năm. Về đường huyết bạn đo tại thời điểm nào (trước hoặc sau ăn) thì đây là một giá trị rất cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mức đường huyết cao như đêm hôm trước anh mất ngủ, sáng sớm kiểm tra đường máu tăng; dạo gần đây bạn lo lắng, căng thẳng nhiều; hoặc do bạn ăn nhiều hơn vào hôm trước khi kiểm tra đường huyết; cơ thể bạn đang bị ốm, nhiễm trùng, viêm sốt… Mới chỉ một lần kiểm tra sẽ không có ý nghĩa nhiều, vì vậy, bạn nên theo dõi đường huyết trong vòng 3 ngày liên tiếp, nếu đường huyết vẫn tăng bất thường, bạn cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị cụ thể.
Để giúp bạn giảm và ổn định bền vững các chỉ số đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 2 giờ và HbA1c, ngoài các phương pháp điều trị nền tảng (ăn uống, tập luyện và dùng thuốc) thì sử dụng Glutex – sản phẩm từ Tinh chất lá Xoài cũng là một giải pháp tốt, được nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh sử dụng. Sau 1 – 2 tháng, bạn sẽ cảm nhận được giá trị đường huyết về mức ổn định.
Chúc bạn sức khỏe!
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook