Tiểu đường tuýp 2 có nên tiêm insulin? Khi nào cần phải tiêm?
Chào bạn,
Khi hỏi 10 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, sẽ có 9 người trả lời rằng tiêm insulin có nghĩa là bệnh đang nặng lên. Tuy nhiên, Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội đã đính chính rằng: Tiêm insulin không có nghĩa là bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng lên. Việc tiêm insulin sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, làm giảm gánh nặng cho tuyến tụy, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, do insulin cũng có một số tác dụng phụ như hạ đường huyết, loạn dưỡng mỡ vùng tiêm… đồng thời chi phí khá cao, nên insulin sẽ được chỉ định trong một số trường hợp nhất định.
Tiểu đường tuýp 2 có nên tiêm insulin sớm không?
Theo các quan điểm mới nhất về phác đồ điều trị bệnh tiểu đường, người tiểu đường tuýp 2 nên tiêm insulin sớm. Điều này sẽ giúp tuyến tụy có thời gian được hồi phục, nghỉ ngơi. Những người tiêm insulin sớm cho thấy đường huyết được kiểm soát tốt hơn, từ đó giảm thiểu được nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Tuy nhiên, tại Việt Nam chi phí tiêm insulin khá cao, mặt khác việc bảo quản, lưu trữ insulin cần được thực hiện trong ngăn mát tủ lạnh, cho nên chưa được ứng dụng rộng rãi. Một khó khăn nữa là khi tiêm insulin, bác sĩ phải tính toán liều lượng rất cẩn thận và người bệnh cũng cần giám sát đường huyết tại nhà thường xuyên.
Khi nào cần tiêm insulin?
Tuy vẫn còn nhiều khó khăn trong việc sử dụng sớm insulin, nhưng trong những trường hợp sau đây, buộc người bệnh phải chuyển sang tiêm insulin, nhằm đảm bảo được mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2:
- Đường huyết cao hơn 300 mg/dl hoặc HbA1c trên 10%.
- Dùng thuốc uống không còn khả năng kiểm soát đường huyết.
- Cấp cứu trong tình trạng có ceton niệu hoặc mắc các bệnh cấp tính khác, lúc phẫu thuật, chấn thương hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Suy gan thận, men gan tăng cao.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại insulin, mỗi loại cần có liều lượng, thời gian dùng, cách dùng khác nhau. Do đó, khi bạn đã được khuyến cáo tiêm insulin, nên duy trì theo đúng lời khuyên của bác sĩ để giúp đường huyết được kiểm soát tốt hơn.
Nếu bạn muốn trì hoãn việc tiêm insulin, bạn cần kiểm soát đường huyết tốt hơn thông qua chế độ ăn uống, tập luyện và kiên trì dùng thuốc. Để nâng cao hiệu quả giảm và ổn định đường huyết, sử dụng thêm Glutex cũng là giải pháp tốt được nhiều chuyên gia khuyến cáo và người bệnh khen ngợi khi sử dụng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về lợi ích của sản phẩm trong bài viết sau: Đường huyết 10.8 mmol/l giảm còn một nửa – Đây là bí quyết của tôi!
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook