Tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết? Hướng dẫn cách điều trị
Chào bạn,
Đại đa số các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ sau khi sinh xong sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này bạn sẽ phải áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý để ngăn tiểu đường thai kỳ trở thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.
Sau sinh bao lâu thì hết tiểu đường?
Không có một con số cụ thể về thời gian khỏi tiểu đường thai kỳ sau khi sinh. Khoảng thời gian này có thể từ 1 – vài tháng, nhưng cũng có thể kéo dài đến hàng năm. Tối thiểu xong khi sinh từ 2 – 3 tháng, bác sĩ sẽ khuyến cáo các bà mẹ đi kiểm tra đường huyết định kỳ tại bệnh viện, hoặc có thể tự kiểm tra tại nhà. Sau khoảng 2 – 3 tháng nếu mức đường huyết vẫn chưa trở về ngưỡng của người bình thường (đường huyết lúc đói 4.0 – 5.6 mmol/l, đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 10 mmol/l), bạn cần phải đến bệnh viện để nhận được lời khuyên của bác sĩ.
Hướng dẫn cách điều trị tại nhà để giảm đường huyết sau sinh
Kiểm soát chế độ ăn uống, tập luyện là những cách sẽ làm giảm đường máu sau sinh hiệu quả.
Về chế độ ăn, dù ở thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh, bạn vẫn nên chia nhỏ bữa ăn – có thể là 5 bữa/ngày. Mỗi bữa ăn cần ăn tăng rau xanh, tăng chất đạm, giảm bớt chất bột đường, giảm bớt chất béo. Bạn nuôi con nhỏ, chế độ ăn sau khi sinh không cần ăn kiêng quá mức, nhưng cần ăn uống khoa học https://giamduonghuyet.vn/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh.html.
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp chức năng tuyến tụy được hồi phục, đồng thời giúp giảm đề kháng insulin, khi đó mới kiểm soát được đường huyết.
Một điều rất quan trọng với phụ nữ sau sinh là học cách giảm stress, vì stress cũng là nguyên nhân gây tăng đường huyết. Bạn hãy chia sẻ với chồng hoặc người thân để họ biết cách giúp bạn.
Bị tiểu đường thai kỳ có nên cho con bú?
Một số bà mẹ trẻ thường sợ cho con bú sau khi sinh. Điều này xảy ra thường xuyên hơn với các bà mẹ vẫn còn phải sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm insulin để kiểm soát đường huyết, vì lo sợ thuốc ảnh hưởng tới con. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu lớn từ Hoa Kỳ, Anh Quốc đều chứng minh rằng, phụ nữ sau sinh cho con bú sữa mẹ từ 1 – 2 năm sẽ giảm thiểu nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường tuýp 2 đến 50%.
Giải thích khoa học một chút, thì tác động cho con bú sẽ kích thích tiết hormon làm giảm đường huyết, giảm kháng insulin, giảm tích tụ mỡ dưới da, tăng cường sử dụng đường ở mô cơ, nhờ đó giúp kiểm soát được đường huyết, đồng thời giảm được cân nặng. Chưa dừng lại ở đó, những đứa trẻ được bú sữa mẹ từ khi còn nhỏ cũng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.
Bạn cần biết rằng, tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh nguy hiểm, nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh. Kể cả khi bạn từng bị tiểu đường thai kỳ thì điều đó cũng không quá quan trọng nếu bạn biết cách kiểm soát tốt đường máu, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh. Nếu trong bất cứ giai đoạn nào, đường máu của bạn có xu hướng tăng cao, hãy liên hệ với các chuyên gia của Giamduonghuyet.vn để được tư vấn, hướng dẫn cách điều trị bệnh hiệu quả.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
E khi mang thai tuần thứ 32 bác sỉ siêu âm nói đường huyết cao . E làm xn liên tục trong suốt 32tuần đến khi sinh bé lúc đói là dưới 5.1ml sau ăn 2 tieng dưới 7.8ml bác sỉ bảo đường máu cao phải kiểm soát chế độ ăn . E k dám ăn cơm chỉ toàn ăn rau mà đường máu mỗi tuần xn giống nhau . Giờ e sinh bé đk 20 ngày e thấy lo cứ ăn kiêng k dám ăn cớm . Bé bú nhiều nên hay đói mà sợ đường máu lên nên e k dám ăn giờ có cách nào k ak . E cảm ơn
Chào bạn,
Phần lớn thai phụ chỉ bị tiểu đường thai kỳ (không bị tiểu đường trước khi mang thai), đường huyết sẽ về bình thường 6 – 12 tuần sau sinh. Sau các mốc thời gian này bạn nên đi khám để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Hiện bạn đừng quá lo lắng, thời điểm này, bạn nên dành thời gian tập trung nghỉ ngơi và chăm sóc bé, hạn chế căng thẳng gây áp lực cho bản thân khiến sức khỏe suy giảm. Ngoài việc duy trì kiểm soát tốt đường huyết tại nhà, bạn có thể tham khảo áp dụng thêm một số phương pháp ăn uống và tập luyện dưới đây vừa giúp ổn định đường huyết mà chế độ ăn đủ dinh dưỡng: Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 mới mắc bệnh
Bên cạnh đó, thường xuyên vận động thể dục, không nên thức quá khuya, giảm căng thẳng, stress, cho con bú sữa mẹ liên tục cũng giúp người mẹ giảm đường huyết và phòng ngừa bệnh tiểu đường cho con trong tương lai.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tôi hiện sinh bé đc 12 tuần. Ăn 1 bát cơm. Tét máu sau 2h là 8.2 .như vậy tôi k hết tiểu đường thai kỳ phải k ạ. Tôi bị tdtk lúc 13 tuần
Chào bạn,
Phần lớn thai phụ chỉ bị tiểu đường thai kỳ (không bị tiểu đường trước khi mang thai), đường huyết sẽ về bình thường 6 – 12 tuần sau sinh. Đây cũng là lý do, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám để đo đường huyết vào thời gian này.
Hiện sau gần 3 tháng, đường huyết kiểm tra lại của bạn khi đói là bao nhiêu? Chỉ số Hba1c của bạn là bao nhiêu? Vì hiện chúng tôi chỉ thấy đường sau ăn 2h là 8.2mmol/l thì chưa đủ cơ sở kết luận là bạn đã hết tiểu đường thai kỳ chưa? Dù hiện chỉ số đường sau ăn 2h của bạn vẫn còn hơi cao so với bình thường ( chỉ số bình thường sau ăn 2h < 7.8mmol/l) tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn nên áp dụng thêm một số phương pháp ăn uống và tập luyện dưới đây và kiểm tra lại đường sau 1-2 tháng nữa nhé! - Thường xuyên vận động thể dục: Có thể là đi bộ mỗi ngày 30 phút, không nên bỏ tập quá 2 ngày. - Ăn uống khoa học, bạn có thể tham khảo qua bài viết: https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh.html.
– Không nên thức quá khuya, giảm căng thẳng, stress.
– Cho con bú sữa mẹ liên tục cũng giúp người mẹ giảm đường huyết và phòng ngừa bệnh tiểu đường cho con trong tương lai.
Nếu có thắc mắc khác hay muốn tư vấn trực tiếp, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 nhé
Thân mến !