Tình cờ phát hiện tiểu đường tuýp 2 do bị gãy chân, chữa trị thế nào?
Chào bạn,
Chúng tôi hiểu và trân quý tình cảm mà bạn dành cho ngoại của mình. Khi đường huyết tăng cao, có thể gây vết thương ở chân của bà khó lành, hoại tử rất nguy hiểm. Để cải thiện các triệu chứng này, điều đầu tiên bà cần làm là kiểm soát tốt đường huyết.
Bạn nên khuyên bà tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều đúng thời gian, khi đường huyết ổn định hơn việc điều trị gãy xương chân sẽ hiệu quả hơn.
Về chế độ ăn, ngoài ăn giảm đồ ngọt tinh bột và ăn nhiều rau xanh, bạn có thể cho bà áp dụng thêm các mẹo sau:
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Có nghĩa bình thường bà ăn 3 bữa chính thì hiện tại tổng lượng thức ăn trong ngày của bà vẫn không đổi nhưng bà ăn thành 5 bữa nhỏ.
- Ăn rau sau đó mới ăn thức ăn, cơm, bún…
- Ăn chậm để tạo cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn, nhờ đó sẽ hạn chế việc ăn quá no.
Ở thời điểm hiện tại, để quyết định có phẫu thuật cho bà hay không phụ thuộc chính vào mức độ tổn thương chân, cũng như sức khỏe và khả năng kiểm soát đường huyết. Do đó, gia đình nên cố gắng theo sát việc điều trị của bà, đồng thời trao đổi kỹ càng với bác sĩ tại bệnh viện để lựa chọn cho bà phương pháp tốt nhất.
Chúc bà sớm khỏe!
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook