Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Uống thuốc tiểu đường có hại gì cho gan thận không?

Độc giả giấu tên: Tôi 60 tuổi, bị bệnh tiểu đường nhiều năm, hiện vẫn đang dùng thuốc điều trị hàng ngày, nhưng tôi rất lo lắng không biết dùng thuốc tiểu đường lâu như vậy có ảnh hưởng gì tới gan, thận không? Người bị tiểu đường không uống thuốc có được không? Đường huyết buổi sáng thường 120 mg/dl, buổi chiều 130 mg/dl, thuốc đang dùng là Glucophage sáng chiều 1 viên.

Chào bạn,

Đa số những người mắc bệnh tiểu đường cũng có mối lo như bạn, rằng dùng thuốc lâu dài sẽ ảnh hưởng tới gan, thận. Trong câu trả lời này, chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ vấn đề trên, cũng như làm rõ những ảnh hưởng của thuốc điều trị tiểu đường đến cơ thể, đồng thời hướng dẫn bạn cách sử dụng thuốc tiểu đường sao cho đúng.

Thuốc tiểu đường, không uống có được không?

Dựa vào phần thông tin bạn cung cấp, có thể thấy bạn bị tiểu đường tuy đã nhiều năm, nhưng đường huyết đang được kiểm soát rất tốt và hiện bạn chỉ cần sử dụng đúng 1 loại thuốc là Glucophage. Giả dụ, nếu bạn ngưng thuốc tiểu đường từ vài năm trước, chắc chắn rằng, mức đường huyết của bạn sẽ không tốt như hiện tại.

Một trong 3 phương pháp điều trị tiểu đường không thể thiếu là chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể trì hoãn việc dùng thuốc tiểu đường, nếu thực sự kiểm soát được đường huyết qua chế độ ăn và tập luyện. Thế nhưng tiểu đường là bệnh ngày càng tiến triển nặng dần, các nghiên cứu cho thấy, khả năng trì hoãn dùng thuốc kéo dài tối đa từ 3 – 5 năm, sau đó bạn buộc phải sử dụng thuốc để giảm gánh nặng cho tuyến tụy.

Thuốc tiểu đường có nhiều nhóm, cơ chế hoạt động cũng khác nhau, nhưng thường thấy là các nhóm giúp kích thích sản xuất insulin của tuyến tụy, thuốc ức chế hấp thu đường tại ruột, thuốc làm tăng hoạt tính của insulin… Bỏ qua đi các tác dụng phụ có thể gặp phải, thì chúng mang lại rất nhiều lợi ích. Không chỉ giúp làm giảm đường huyết, mà sử dụng thuốc đều đặn còn giúp kiểm soát mỡ máu, hỗ trợ giảm huyết áp, nhờ đó phòng ngừa biến chứng tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường? Có phải uống cả đời không?

Thời điểm uống thuốc thích hợp nhất với người tiểu đường tuýp 2 là khi mức đường huyết không về được ngưỡng mục tiêu. Điều này lý giải vì sao khi mới phát hiện tiểu đường, các bác sĩ thường chưa cho thuốc ngay, mà thường khuyến khích bạn thay đổi lối sống, sau đó tái khám 1 tháng, 2 tháng… rồi mới quyết định loại thuốc và liều lượng của thuốc. Với người bị tiểu đường tuýp 1, insulin sẽ được tiêm ngay từ lúc phát hiện ra bệnh.

Nếu tiểu đường tuýp 1 buộc phải tiêm insulin suốt đời, thì người tiểu đường tuýp 2 vẫn có cơ hội được tạm thời ngưng sử dụng thuốc uống. “Đó là khi mức đường huyết lúc đói luôn dưới 6.5 mmol/l, HbA1c dưới 6% trong vòng 2 – 3 tháng” – Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng (Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội).

Uống thuốc tiểu đường có hại không?

Hầu hết thuốc tiểu đường là thuốc tổng hợp, có nguồn gốc từ hóa dược, ngoại trừ nhóm Metformin (Glucophage), vì vậy khi sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới gan, thận. Một trong những tác dụng phụ khá phổ biến của nhóm Metformin là khiến men gan tăng cao hoặc làm nặng thêm tình trạng suy thận của người đang bị biến chứng thận. Vì vậy ở giai đoạn này, để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, người bệnh sẽ phải chuyển sang tiêm insulin.

Ngoài ra, khi dùng Metformin lâu dài có thể làm giảm lượng vitamin B12, tăng nguy cơ bị biến chứng thần kinh hoặc thiếu máu ở người tiểu đường. Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều loại vitamin này. Nếu không có huyết áp cao, mỗi ngày nên uống tối thiểu 2 – 2.5 lít nước để tăng cường thải độc cho gan, thận.

Một số tác dụng phụ trầm trọng hơn nhưng rất hiếm khi xảy ra bao gồm: phản ứng dị ứng, nhiễm toan lactic… có thể ảnh hưởng xấu tới tính mạng.

Một số tác dụng phụ khác của thuốc tiểu đường bao gồm: Hạ đường huyết, gây tăng cân, rối loạn tiêu hóa…

Hướng dẫn cách dùng thuốc tiểu đường đúng cách

Nếu bạn đã được kê toa thuốc tiểu đường, bạn nên tin tưởng vào bác sĩ và dùng thuốc theo đúng liều, đúng thời gian quy định. Trong quá trình dùng thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường, nên báo sớm với bác sĩ để được hướng dẫn.

Về Metformin để tránh tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa, bạn nên uống thuốc cùng với bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn.

Nếu có quên mất một liều thuốc, bạn cũng đừng cố gắng uống liều gấp đôi để bù lại, vì có thể dẫn tới tác dụng phụ là hạ đường huyết. Khi đó, bạn nên uống với liều bình thường và tốt nhất là ghi chú hoặc đặt chuông báo giờ uống thuốc để tránh bị quên.

Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về thắc mắc liên quan đến tác hại khi uống thuốc tiểu đường. Hy vọng câu trả lời có thể khiến bạn hài lòng. Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào về bệnh, cách điều trị bệnh, bạn có thể chia sẻ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc gọi về theo số 0985 877 724.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Có thể bạn quan tâm:

6 sai lầm khi dùng thuốc chữa tiểu đường và cách khắc phục

Bí quyết giảm đường huyết lúc đói từ 10.8 mmol/l chỉ còn một nửa sau 5 tuần

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận