Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Tiền tiểu đường là gì và những thông tin cần biết để điều trị hiệu quả

Tiền tiểu đường là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và người tiểu đường. Bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 nếu không được kiểm soát đúng cách. Nắm rõ tất cả các thông tin về tiền tiểu đường sẽ giúp bạn “đảo ngược” quá trình này.

Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường (tiền đái tháo đường) là tình trạng rối loạn chuyển hóa dung nạp glucose khiến đường huyết tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa được coi là bệnh tiểu đường. Nếu không có sự điều chỉnh về chế độ ăn và lối sống, bệnh sẽ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 với nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh.

Nguyên nhân gây bệnh tiền tiểu đường

Nguyên nhân chính gây ra tiền tiểu đường là sự đề kháng in-su-lin hay in-su-lin hoạt động không hiệu quả. Bình thường khi lượng đường trong máu tăng, in-su-lin sẽ tiến hành “chuyên chở” các phân tử đường từ máu vào tế bào. Nếu in-su-lin hoạt động không hiệu quả, một phần đường không được đưa tới các tế bào sẽ ở lại trong máu làm tăng đường huyết.

Nguyên nhân gây bệnh tiền tiểu đường

Triệu chứng nhận biết tiền tiểu đường

Dấu hiệu tiền tiểu đường thường khá mờ nhạt. Một số có thể gặp các biểu hiện như mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn, ăn nhiều hơn nhưng cân nặng lại giảm… Một số lại xuất hiện triệu chứng sạm da tại các vị trí có nếp gấp khuỷu tay, cổ, nách, đầu gối (dấu gai đen). Một số thì không có triệu chứng bất thường gì.

Vì vậy, nếu bạn là một trong các đối tượng có nguy cơ mắc tiền tiểu đường cao, bạn nên đi kiểm tra định kỳ 1 lần/ năm để phát hiện sớm những thay đổi bất thường của lượng đường trong máu.

Những đối tượng có nguy cơ mắc tiền tiểu đường cao

Nếu bạn có 1 trong các yếu tố sau đây, bạn sẽ dễ bị tiền tiểu đường hơn những người bình thường khác:

  • Tuổi > 45
  • Người thừa cân béo phì, vùng bụng > 80cm với nữ > 90cm với nam
  • Ít vận động (ít hơn 3 lần/tuần)
  • Gia đình có người thân đời thứ nhất mắc tiểu đường (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ)
  • Huyết áp cao, rối loạn mỡ máu
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu

Đặc biệt, phụ nữ mắc buồng trứng đa nang, sinh con trên 4kg hoặc đã từng bị tiểu đường thai kỳ rất dễ bị tiền tiểu đường, thậm chí là tiểu đường sau sinh.

Đường huyết bao nhiêu là tiền tiểu đường?

Xét nghiệm máu đo chỉ số đường huyết là cách chính xác nhất để chẩn đoán tiền tiểu đường. Trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiểu đường”, Bộ Y tế đã nêu rõ, nếu có 1 trong 3 chỉ số sau, bạn sẽ bị tiền tiểu đường.

  1. Chỉ số đường huyết lúc đói: 5,6 – 6.9 mmol/l (100 – 125mg/dl). Tuy nhiên tại Việt Nam, đa phần những người có đường huyết khi đói 100 – 109 mg/dl chỉ được xếp vào nhóm có “giá trị cao bình thường” chứ chưa chẩn đoán tiền tiểu đường thực sự.
  2. Chỉ số đường huyết sau 2h thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (uống 75g đường): 7.8 – 11.0 mmol/l (140 – 200 mg/dl).
  3. Chỉ số HbA1c: 5.7 – 6.4%

Trong 3 chỉ số này, xét nghiệm đo lượng đường trong máu khi đói được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ phát hiện được tình trạng rối loạn đường huyết khi đói (tăng đường huyết khi đói). Để kiểm tra có rối loạn đường huyết sau ăn hay không, người bệnh cần làm xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT).

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường có chữa khỏi được không?

Tiền tiểu đường chỉ là bệnh rối loạn chuyển hóa nhẹ, chưa chuyển sang giai đoạn tiểu đường mạn tính nên vẫn có thể chữa được, thậm chí là “chữa khỏi” nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y Tế, có 30% trong tổng số người tiền tiểu đường có thể ngăn chặn được sự tiến triển thành tiểu đường tuýp 2, được coi như là chữa khỏi tiền tiểu đường.

Người tiền tiểu đường sử dụng sớm TPBVSK Glutex sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết lâu dài, từ đó ngăn bệnh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Hãy gọi tới 0985.877.724 để được chuyên gia tư vấn.

HOTLINE_GLT_01 (1)

Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?

Tiền tiểu đường sự thật không phải là bệnh tiểu đường, nhưng chúng cũng vô cùng nguy hiểm bởi nguy cơ cao tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 và gây ra biến chứng tương tự như tiểu đường.

Người tiền tiểu đường nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết, bệnh sẽ rất nhanh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Khoảng thời gian này có thể là 1 năm hoặc sớm hơn nữa, tất cả phụ thuộc vào sự kỷ luật trong lối sống của bạn.

Khi tiền tiểu đường đã phát triển thành tiểu đường tuýp 2, bạn sẽ phải chung sống với bệnh tật cả đời. Theo thời gian, bệnh sẽ xuất hiện một số biến chứng từ nhẹ đến nặng là: tê bì châm chích tay chân, khô ngứa da, viêm da, mụn nhọt, nhiễm trùng mờ mắt, thậm chí mù lòa, suy thận, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim.

Người bị tiền tiểu đường có cần uống thuốc không?

Do đường huyết chưa tăng quá cao nên đa phần, người tiền tiểu đường thường không cần dùng đến thuốc điều trị. Trong giai đoạn tiền tiểu đường, quan trọng nhất vẫn là sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học.

Sau 3 tháng áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống, dinh dưỡng, tập luyện, bác sĩ sẽ đánh giá lại chỉ số HbA1C. Nếu Hba1C của bệnh nhân vẫn cao, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Hiện nay, Met-for-min là thuốc được ưu tiên hàng đầu dành cho người tiền tiểu đường.

Trong một số trường hợp, Met-for-min cũng được bác sĩ kê ngay tại thời điểm phát hiện ra tiền tiểu đường. Đó là những người tiền tiểu đường có nhiều bệnh mắc kèm, người có rối loạn lipid máu hoặc tiền sử bệnh tim mạch, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ.

Tiền tiểu đường có thể “đảo ngược” bằng các biện pháp không dùng thuốc.

Tiền tiểu đường có thể “đảo ngược” bằng các biện pháp không dùng thuốc.

Cách đảo ngược tiền tiểu đường bằng biện pháp không dùng thuốc

Bạn hoàn toàn có thể đảo ngược tiền tiểu đường, ngăn chặn sự tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 nếu biết những biện pháp điều trị không dùng thuốc dưới đây:

1/ Giảm cân, giảm mỡ bụng: Nếu bạn thừa cân, đưa cân nặng về mức bình thường sẽ là cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Một nghiên cứu của đại học George Washington cho thấy, mỗi kg cân nặng được giảm thiểu, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai giảm 16%. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng khi bản thân chưa đạt số cân nặng chuẩn. Việc giảm 5 – 7 % cân nặng hiện tại đã giúp bạn tận hưởng lợi ích từ biện pháp điều trị này. Ngoài giảm cân, bạn cũng cần quan tâm đến số đo vòng eo do mỡ bụng có thể làm tăng kháng in-su-lin. Nếu bạn có vòng eo trên 80cm với nữ giới, trên 90cm với nam giới, bạn nên thực hiện các bài tập giảm mỡ bụng.

2/ Ăn uống khoa học: Thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu. Do đó, bạn nên xây dựng kế hoạch ăn uống ưu tiên các thực phẩm lành mạnh đồng thời phù hợp với chế độ luyện tập, sở thích và các bệnh lý mắc kèm.

3/ Tập thể dục đều đặn: Lý tưởng nhất là tập thể dục 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày trên tuần. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề xương khớp hay bệnh lý tim mạch, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra bài tập và cường độ tập phù hợp.

4/ Bỏ hút thuốc lá: Giảm hút thuốc lá sẽ làm giảm  tình trạng kháng in-su-lin, khiến đường huyết khó kiểm soát hơn, làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2.

5/ Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ không chỉ kiến bạn khó giảm cân mà còn làm tăng nguy cơ kháng in-su-lin. Một người trưởng thành sẽ cần ngủ từ 7 – 9 tiếng/ngày.

6/ Đặc biệt, người tiền tiểu đường có thể gia tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng.

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn này, ưu tiên hàng đầu của người tiền tiểu đường là việc đưa đường huyết ổn định ở ngưỡng bình thường. Vì vậy, bạn nên lựa chọn loại thực phẩm chức năng có ưu thế trong việc hạ và ổn định đường huyết.

Nói về thực phẩm chức năng giúp hạ và ổn định đường huyết lâu dài ở người tiền tiểu đường hiện nay, chắc chắn phải kể đến TPCN Glutex – một sản phẩm từ tinh chất lá Xoài Ấn Độ cô đặc. Trong Glutex còn có sự kết hợp các dược liệu tự nhiên khác như Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, lá Neem giúp tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, từ đó giúp giảm đường huyết lúc đói, hạ đường huyết sau ăn và “đảo ngược” tiền tiểu đường.

Sự kết hợp của các thành phần dược liệu trong Glutex cũng được ThS.BS Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện 108 đánh giá cao:

Chuyên gia đánh giá hiệu quả giảm đường huyết của các dược liệu trong Glutex

Tiểu tiểu đường nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Để kiểm soát đường huyết tốt trong giai đoạn tiền tiểu đường, bạn nên chọn các thực phẩm có chỉ số GI thấp (chỉ số đánh giá khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm), ít chất béo, calo như:

  • Rau xanh
  • Các loại đậu
  • Ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, yến mạch, lúa mì…)
  • Thịt nạc: gà không có da, thịt thăn bò, hải sản
  • Dầu oliu, mỡ từ cá…

Phân nhóm thực phẩm theo chỉ số GI: tiền tiểu đường nên ưu tiên nhóm GI thấp

Xem thêm: Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm người tiểu đường nên biết.

Về vấn đề tiền tiểu đường kiêng ăn gì, thực chất bạn không cần loại bỏ hoàn toàn bất cứ thực phẩm nào ra khỏi chế độ ăn của bạn. Điều quan trọng là bạn ăn với mức vừa đủ, đặc biệt với các thực phẩm sau:

  • Tinh bột trắng (cơm, khoai tây…)
  • Nước ngọt, bánh, kẹo, trái cây nhiều đường (xoài, nhãn…)
  • Chất béo bão hòa: mỡ động vật, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Rượu, đồ uống có cồn.

Tiền tiểu đường không phải căn bệnh không thể chữa khỏi. Bạn có thể ngăn ngừa hay cải thiện tình trạng này thông qua những thay đổi lối sống như chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn. Sử dụng các sản phẩm thảo dược cũng là một gợi ý tốt nếu bạn muốn nâng cao hiệu quả điều trị.

BTV Bích Ngọc

Tài liệu tham khảo: draxe.com, healthline.com

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận