Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Tiểu đường nên ăn gì: Chế độ ăn chuẩn cho người tiểu đường

Tiểu đường nên ăn gì để vừa đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, vừa không làm tăng đường huyết và phòng được biến chứng mà không cần kiêng khem quá mức. Những gợi ý về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường sau đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn.

Người tiểu đường cần hạn chế thức ăn có nhiều đường nhưng vẫn phải ăn đa dạng để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu của cơ thể. Sự đa dạng của các loại thực phẩm được thể hiện trong các nhóm thực phẩm dưới đây.

Chế độ ăn cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết, phòng biến chứng

Chế độ ăn cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết, phòng biến chứng

Những thực phẩm người tiểu đường nên ăn

Nhóm trái cây và rau quả

Đây là những loại thực phẩm được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường bởi giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, ít năng lượng và chất béo. Vậy, người tiểu đường nên ăn gì trong nhóm thực phẩm này? Nên ăn nhiều hơn 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, kết hợp nhiều loại rau và quả tươi khác nhau để có nhiều vitamin và khoáng chất tối đa.

Cần nhớ là các loại trái cây thường có chứa đường tự nhiên có thể làm đường huyết tăng. Do đó, nên chia nhỏ lượng trái cây ăn mỗi ngày. Mỗi lần ăn không quá nhiều để đảm bảo đường huyết luôn ở mức độ ổn định.

Nhóm cacbohydrate (chất bột đường)

Đây là những loại thực phẩm cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Cacbohydrat khi được tiêu hóa sẽ chuyển thành đường glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể hoạt động. Lưu ý khi chọn những loại thực phẩm này là hàm lượng chất xơ. Những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp quá trình giải phóng đường glucose chậm hơn so với những loại thực phẩm cacbohydrat tinh chế. Chẳng hạn, thay vì ăn gạo trắng/bột mì/bún, bạn nên ăn gạo lức, ngũ cốc nguyên hạt và gạo đen Nhật Bản.

Chỉ số glycemic còn được gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm, cho biết loại thực phẩm có làm tăng đường huyết hay không và tốc độ được hấp thu tiêu hóa có nhanh hay không. Chỉ số glycemic càng cao nghĩa là lượng đường mà thực phẩm cung cấp càng lớn, tốc độ hấp thu nhanh có hại cho người bệnh tiểu đường.

Những loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp thường bao gồm các loại hạt, các loại đậu, rau, trái cây và một số loại tinh bột khác từ ngũ cốc nguyên hạt. Những loại thực phẩm này sẽ kéo dài quá trình tiêu hóa, làm chậm lượng đường phóng thích vào máu giúp người bệnh no âu và ổn định đường huyết trong thời gian dài.

Nhóm thực phẩm chứa protein

Nên ưu tiện chọn protein từ các nguồn thực vật, chẳng hạn như các loại cây họ đậu, các loại hạt…

Người bệnh có thể ăn trứng, thịt nạc và cá trong các bữa ăn chính. Sữa có thể dùng trong bữa sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.  Nên chọn các sản phẩm từ sữa ít béo, ít đường hoặc không đường, các sản phẩm lên men từ sữa như sữa chua, sữa probiotics…

Một số loại sữa khác như sữa đậu nành hoặc sữa hạt không đường là những loại thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường.

Tiểu đường nên ăn gì trong nhóm thực phẩm giàu chất béo?

Đây là nhóm thực phẩm nên hạn chế sử dụng nhưng không thể thiếu trong chế độ ăn cho người tiểu đường . Nhóm thực phẩm giàu chất béo bao gồm: mỡ động vật, dầu thực vật, chất béo chuyển hóa trans.

Nhóm chất béo tốt cho người tiểu đường là dầu thực vật. Những nguồn chất béo khác nên hạn chế hoặc tốt nhất là loại bỏ hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn cho người tiểu đường .

Những loại thực phẩm làm tăng đường huyết

Tất cả các loại thực phẩm thuộc nhóm carbohydrate đều làm tăng lượng đường trong máu ở một mức độ nhất định.

  • Carbohydrate dạng tinh bột như bánh mì, gạo, khoai tây, ngũ cốc…
  • Carbohydrate tự nhiên có trong sữa, các loại trái cây có vị ngọt, mía đường, củ cải đường, các loại đồ uống có đường và kẹo bánh ngọt…

Những loại thực phẩm này làm tăng đường huyết nhưng không có nghĩa là người bệnh không được sử dụng. Một lượng vừa phải tinh bột và các loại thực phẩm chứa đường tự nhiên mỗi ngày là một phần không thể thiếu của một chế độ ăn uống lành mạnh, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết hiệu quả

Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết hiệu quả

Một vài lưu ý cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Không ăn một lượng lớn phẩm trong một bữa ăn để tránh tình trạng đường huyết tăng mạnh sau bữa ăn. Một số mẹo khác khi ăn uống cho người bệnh tiểu đường là:

  • Ăn các loại thực phẩm chứa ít năng lượng trước những loại thực phẩm cao năng lượng khác. Chẳng hạn, người bệnh có thể ăn rau trộn và sa lát, trái cây trước khi ăn các món chính như thịt, cá…
  • Uống từ 1 đến 2 cốc nước trong khoảng 15 phút trước bữa ăn.
  • Ăn chậm nhai kỹ để cảm giác no bụng kéo dài lâu hơn.
  • Ăn ít muối để phòng ngừa tăng huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các động mạch bị tắc và cứng lại. Thực phẩm có chứa chất sau có thể làm việc chống lại mục tiêu của bạn về chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Chất béo bão hòa: Các sản phẩm sữa chất béo cao và các protein động vật như thịt bò, xúc xích, xúc xích và thịt xông khói chứa chất béo no.
  • Chất béo chuyển hóa: Những loại chất béo này được tìm thấy trong đồ ăn nhẹ chế biến, bánh nướng, rút ​​ngắn và bơ margarine. Tránh những vật này.
  • Cholesterol: Nguồn cholesterol bao gồm các sản phẩm sữa chất béo cao và protein động vật có hàm lượng chất béo cao, lòng đỏ trứng, gan, và các bộ phận cơ quan khác. Mục tiêu không vượt quá 200 miligam (mg) cholesterol mỗi ngày.
  • Natri: Mục tiêu ít hơn 2.300 mg natri mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị tăng huyết áp, bạn nên nhắm tới dưới 1.500 mg natri mỗi ngày.

Nếu người bệnh đang thừa cân béo phì thì việc có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp họ giảm cân, cải thiện tình trạng tăng đường huyết trong máu và làm giảm cholesterol, giúp phòng tránh nhiều bệnh tật nguy hiểm khác. Do đó, người tiểu đường nên ăn gì cũng là một câu hỏi khó, đòi hỏi người bệnh cũng cần kiên trì theo đuổi chế độ ăn uống mà mình đã thiết lập để nâng cao hiệu quả điều trị căn bệnh này.

Ds. Xuân Thủy

Tham khảohttps://patient.info/health/type-2-diabetes-diet-for-healthy-eating-2

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    10 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Nguyễn Thị Hoa
    20/11/2018

    Tôi đang sử dụng Glutex thấy khá hiệu quả, đường máu lúc đói của tôi là 6 mmol/l. Vậy tôi có cần phải ăn kiêng nữa không?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Nguyễn Thị Hoa

    Chào bạn,
    Chúng tôi xin chúc mừng bạn vì hiện nay đường máu của bạn đang được kiểm soát tốt. Khi sử dụng Glutex đã có hiệu quả như vậy rồi thì bạn nên giữ nguyên liều có đến 2 – 4 tháng. Sau đó, giảm từ từ liều còn một nửa và duy trì liên tục cùng thuốc điều trị khác để có hiệu quả tốt nhất.
    Thực ra, bạn không cần phải ăn uống quá kiêng khem khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Hiện tại bạn cứ giữ chế độ ăn uống bình thường, nhưng nên lưu ý một số nguyên tắc sau:
    – Kiểm tra đường huyết sau ăn 2 giờ phải dưới 10mmol/l.
    – Không để bị hạ đường huyết thường xuyên lúc đói.
    – Ăn làm sao để không nặng thêm bệnh huyết áp cao hoặc rối loạn mỡ máu.
    – Luôn ăn thành nhiều bữa nhỏ, và mỗi lần ăn cần ăn rau xanh, uống nước canh trước khi ăn cơm và thức ăn khác.
    Chúc bạn sức khỏe!

    Trần Đăng Doanh
    05/11/2018

    Tôi đang uống thuốc điều trị tiểu đường theo đơn của bác sĩ kết hợp với việc ăn kiêng của luyện tập thể dục. Hiện tại đường huyết khi đói của tôi là khoảng 6,9 mmo/l. Tôi có cần sử dụng thêm sản phẩm này để làm hạ đường huyết hơn nữa không? Tôi cảm ơn.

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Trần Đăng Doanh

    Chào bạn,
    Mức đường huyết lúc đói 6.9 mmol/l đã là khá ổn định. Nếu bạn mới mắc tiểu đường hoặc đang còn trẻ, sức khỏe tốt, chưa có bất kỳ biến chứng nào, mức đường huyết này nên thấp hơn nữa, có thể dưới 6.5 mmol/l hoặc dưới 6 mmol/l (nếu không có cơn hạ đường huyết liên tục).
    Để giúp bạn làm được điều này, sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex là một lựa chọn thông minh. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 4 viên, chia làm 2 lần và duy trì liên tục từ 2 – 4 tháng để có kết quả tốt nhất.
    Gửi bạn xem thêm chia sẻ về lợi ích của Glutex và trả nghiệm người dùng sản phẩm tại video sau:
    https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE&list=PLqVEVkl06Aj6aq_8vqeNJOXSTvVOxKwzs
    https://www.youtube.com/watch?v=I8JEHaJelrg&list=PLqVEVkl06Aj5mWGQzvh6DDSrUmDSRBdei&index=6
    Chúc bạn sức khỏe!

    trackback

    […] chọn nước lọc (hoặc nước đun sôi để nguội) là tuyệt nhất với người tiểu đường. Bạn có thể thưởng thức thêm hàng ngày trà đen, trà xanh, trà hoa cúc… […]

    trackback

    […] đổi Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới chỉ số đường […]

    Ha Thi Thuy Linh
    14/12/2017

    Nho tu van giup

    giamduonghuyet.online
    giamduonghuyet.online
    16/12/2017
    Trả lời  Ha Thi Thuy Linh

    Chào bạn,
    Chúng tôi đã nhận được số điện thoại bạn gửi và sớm liên hệ cho bạn.
    Cảm ơn bạn đã tin tưởng.

    trackback

    […] có chế độ ăn nào là đúng cho mọi người tiểu đường. Bạn nên tham khảo ý kiến của các […]