Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Người bị tiểu đường không nên ăn gì? Vì sao không nên ăn?

Những thực phẩm nào người bị tiểu đường không nên ăn? Các chuyên gia tiểu đường cho biết, người bệnh tiểu đường không nhất thiết phải ăn uống kiêng khem khổ sở, họ hoàn toàn có thể ăn đa dạng thực phẩm với một lượng phù hợp. Tuy nhiên, vẫn có một số thực phẩm nên nằm trong “danh sách đen” bởi tác hại mà chúng mang lại.

Người bị tiểu đường không nên ăn gì trong nhóm tinh bột?

Viện Y học quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên ăn một lượng tinh bột chiếm khoảng 45 – 65% tổng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, thực phẩm giàu tinh bột lại trực tiếp gây tăng đường huyết sau khi ăn, nhất là các loại ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bột mì,… Và các loại thực phẩm chế biến sẵn từ ngũ cốc tinh chế, chẳng hạn như các loại bánh mì, bánh quy, bánh nướng, cháo, bún, miến, phở…

Người bệnh nên chọn nguồn tinh bột khác từ các loại ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn như gạo nâu, gạo đen Nhật Bản, lúa mạch, yến mạch, hạt kê và các loại ngũ cốc nhiều chất xơ khác.

Đạm động vật trong chế độ ăn cho người tiểu đường

Chất đạm (protein) có vai trò giúp hình thành các tế bào cơ, duy trì các mô và thay thế những phần bị tổn thương của cơ thể. Chất đạm khi được chuyển hóa cũng sẽ biến thành đường nhưng quá trình diễn ra chậm hơn so với các loại thức ăn giàu tinh bột.

Vậy người bị tiểu đường không nên ăn gì trong nhóm chất đạm? Đó là các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… vì ngoài hàm lượng đạm cao, chúng còn chứa nhiều chất béo (cholesterol) gây xơ vữa mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch. Đặc biệt, các loại thực phẩm từ thịt đỏ đã qua chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích…  người bệnh tiểu đường không nên ăn vì chúng có chứa nhiều chất béo bão hòa, hàm lượng muối cao, nguy cơ gây tăng huyết áp.

Chất đạm tốt cho người bệnh tiểu đường bao gồm: đậu đỗ, đậu lăng, quả hạch, đậu tương, cá, các loại hải sản khác, trứng, thịt gia cầm bỏ da.

Bơ và các loại hạt đều chứa chất béo lành mạnh, người bị tiểu đường nên ăn

Bơ và các loại hạt đều chứa chất béo lành mạnh, người bị tiểu đường nên ăn

Sữa trong chế độ ăn kiêng của bệnh tiểu đường

Những loại sữa có thể sử dụng tốt cho người bệnh tiểu đường bao gồm sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa ít béo. Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomat, phô mai. Tuy nhiên, cần tránh những loại sữa nguyên chất, sữa chua giàu chất béo, các loại sữa chưa tách béo.

Những loại rau củ và trái cây nên ăn hạn chế

Một số loại trái cây và rau quả có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng như: các loại trái cây sấy khô hoặc các loại nước sinh tố bởi chúng có chứa một lượng lớn đường. Ngoài ra, người bị tiểu đường không nên ăn những loại thực phẩm đóng hộp từ các loại hoa quả và rau bởi chúng chứa nhiều chất bảo quản và hàm lượng muối cao.

Những loại trái cây và rau quả tốt cho người bệnh tiểu đường bao gồm các loại rau có màu xanh đậm, các loại trái cây tươi giàu chất xơ, các loại hoa quả đông lạnh không ướp đường. Người tiểu đường nên ăn trực tiếp hoa quả hoặc nước ép chứ không nên uống nước sinh tố hoa quả.

Chất béo và đường

Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo kém lành mạnh người bệnh tiểu đường không nên ăn, gồm có: món ăn được chiên rán bằng mỡ động vật, dầu cọ, khoai tây chiên, các loại tượng thực phẩm tẩm bột chiên rán, sốt mayonaise giàu chất béo, các loại siro trái cây, mật ong…

Chất béo tốt cho người bệnh tiểu đường có trong những loại thực phẩm như: dầu oliu, dầu canola (dầu hạt cải), cá hồi và các loại cá béo khác, quả bơ, quả mọng, các loại nước hoa quả không đường…

Người bị tiểu đường không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn

Người bị tiểu đường không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn

Lời khuyên khắc cốt ghi tâm cho bệnh tiểu đường

Những lưu ý sau đây sẽ giúp cho người bệnh tiểu đường ăn uống một cách lành mạnh và duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định:

  • Kiểm tra lượng đường trong máu mỗi ngày vào buổi sáng khi vừa thức dậy và hai tiếng sau một bữa ăn bất kỳ trong ngày.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày từ ba bữa chính thành năm đến sáu bữa ăn nhẹ.
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm.
  • Chỉ nên uống một cốc sữa ít béo hoặc không béo mỗi ngày vào cùng một thời điểm để giúp cơ thể làm quen và hạn chế tăng đường huyết.
  • Chỉ nên ăn một phần hoa quả mỗi ngày, không nên ăn nhiều cùng một lúc
  • Không bỏ bữa sáng.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa chất béo và cholesterol.
  • Ăn nhạt
  • Ghi chép lại những loại thực phẩm đã ăn mỗi ngày để lên thực đơn phù hợp nhất với chính bản thân mình.

Người bị tiểu đường không nên ăn gì hay nên ăn gì, không có đáp án chung cho tất cả mọi người. Điều quan trọng trong chế độ ăn là sự phù hợp, cân đối giữa các nhóm bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, tùy theo từng giai đoạn phát triển của bệnh.

Xuân Thủy

Nguồnhttp://www.medicalnewstoday.com/articles/317718.php

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    2 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    trackback

    […] lại nếu đường huyết ở mức cao hơn bình thường gọi là tăng đường huyết. Tiểu đường là tình trạng bệnh lý xảy ra khi mức đường huyết tăng cao vượt ngưỡng bình […]

    trackback

    […] bệnh tiểu đường không được ăn kiêng mà phải ăn đa dạng các loại thực phẩm với lượng phù hợp. […]