Người bệnh tiểu đường nên ăn khoai lang vì những lý do này
Khoai lang, khoai sọ, khoai tây hay ngô (bắp) là những thực phẩm có chứa tinh bột. Điều đó khiến nhiều người tiểu đường cân nhắc liệu mắc bệnh tiểu đường có nên ăn những thực phẩm này hay không.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường không chỉ ăn được mà nên ăn khoai lang. Lý do vì sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Khoai lang mặc dù có tinh bột nhưng lại rất tốt cho sức khỏe của người tiểu đường
Lợi ích của khoai lang đối với người tiểu đường
Vitamin A, chất xơ và protein là ba thành phần chính có khoai lang. Nó có khả năng giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cân và giảm kháng insulin.
Bên cạnh đó, khoai lang còn có tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bệnh nhân tiểu đường. Đây là một nguồn cung cấp chất xơ, giúp loại bỏ các chất thải tích tụ trong dạ dày và làm mềm phân để ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, khoa lang còn cung cấp cho chúng ta nguồn protein thực vật dồi dào, tăng khả năng cải thiện chuyển hóa, tốt cho những người muốn giảm cân. Nguyên nhân là trong củ khoai lang giàu các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, các khoáng chất và carbohydrates, có tác dụng thúc đẩy tốc độ chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể.
Người tiểu đường nên ăn khoai lang như thế nào cho tốt?
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người bệnh có thể hấp thụ mỗi ngày 40 – 50 gram carbohydrate trong một bữa ăn chính. Trong 100 gram khoai lang cũng chỉ có 20 gram carbohydrate. Vì thế mà mỗi ngày người bệnh có thể ăn từ 200 – 400 gram khoai lang.
Khi đã sử dụng khoai lang người bệnh cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa tinh bột khác. Việc bổ sung khoai lang hàng ngày chưa hẳn là một cách tốt, bạn nên thay đổi các loại thực phẩm để đa dạng hơn cho khẩu phần ăn của mình.
Gợi ý một số loại khoai lang tốt cho sức khỏe của người tiểu đường
Không phải tất cả các loại khoai lang đều tốt như nhau. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên ăn một số loại khoai lang sau đây:
Khoai lang cam
Đây là một loại khoai lang phổ biến ở Hoa Kỳ. Chúng có màu cam ở bên trong và màu nâu đỏ ở bên ngoài. So với với khoai tây trắng thông thường, thì khoai lang cam có hàm lượng chất xơ cao hơn. Chính vì vậy, nó mang lại hàm lượng GI thấp hơn và khiến khoai lang cam trở thành một lựa chọn lành mạnh hơn cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Trên thực tế, trong khoai lang cam luộc có giá trị GI (chỉ số đường huyết thực phẩm) thấp hơn so với nướng hoặc rán.
Khoai lang tím
Là loại khoai lang có màu tím ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Bố sung khoai lang tím giúp giảm nồng độ lipid và đường trong máu sau khi tiêu thụ. Theo một báo cáo nghiên cứu được công bố vào tháng 7/2011 trên Tạp chí Trung Quốc của Đại học Chiết Giang: Trong khoai lang tím còn chứa Flavonoid – thành phần giúp bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá, tổn thương do bức xạ.
Khoai lang tím có GI thấp hơn khoai lang cam. Điểm nổi bật ở đây là trong khoai lang tím còn chứa anthocyanin. Anthocyanin là hợp chất polyphenolic có thể đảo ngược hoặc ngăn ngừa béo phì, từ đó làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu cho thấy anthocyanin hoạt động trong cơ thể thông qua nhiều cơ chế, bao gồm cả việc giảm tiêu hóa carbohydrate (tinh bột) trong ruột.
Khoai lang Nhật Bản
Còn được gọi là khoai lang trắng, tuy nhiên chúng lại có màu tím ở bên ngoài và màu vàng ở bên trong.
Thân và lá khoai lang Nhật Bản có chứa polyphenol – đây là chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lâu dài, có tác dụng làm giảm LDL – cholesterol. LDL – cholesterol là tác nhân chính gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Điều này đặc biệt trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường do họ là những người sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch do biến chứng tiểu đường gây ra.
Hướng dẫn cách chế biến khoai lang để không bị tăng nhanh đường huyết
Trong khoai lang có chứa hàm lượng GI thấp tuy nhiên trong quá trình nấu tùy theo cách chế biến sẽ làm hàm lượng GI trong khoai lang thay đổi.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiên và rán là 2 cách làm khiến lượng GI trong khoai lang tăng cao. Đồng thời, khoai lang luộc có giá trị GI thấp nhất. Điều này có thể được hiểu là quá trình chế biến giúp tinh bột dễ được tiêu hóa hơn.
Nhìn chung, luộc khoai lang là phương pháp nấu ăn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bạn cũng có thể muốn hạn chế rang và nướng.
Qua bài viết trên hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn về việc “Có nên bổ sung khoai lang cho bệnh nhân tiểu đường không”. Từ đó giúp bạn có thể có được sự chọn lựa hợp lý trong chế độ dinh dưỡng của mình, giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe của bản thân.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
– 6 loại trái cây dễ tăng đường huyết mà người tiểu đường cần kiêng ăn
– Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
– Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 bị mỡ máu, huyết áp cao
Lê Hoa
Nguồn:
https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/diet/top-health-benefits-sweet-potatoes-diabetics/

- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook