Những loại trái cây tốt nhất người bệnh tiểu đường nên ăn hàng ngày
Đối với những người bình thường, hầu hết các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe, nhưng với người bệnh tiểu đường, ăn hoa quả vẫn có thể làm tăng đường máu. Thế nhưng, liệu bị tiểu đường có phải kiêng hoàn toàn trái cây không, nên ăn loại nào thì tốt nhất?
Quan niệm sai lầm khi nghĩ người tiểu đường không nên ăn trái cây
Nếu bạn bị tiểu đường, không có lý do gì bạn phải tránh ăn trái cây. Bởi trên thực tế, không có loại hoa quả nào gọi là trái cây xấu, ngoài chứa lượng đường tự nhiên, trái cây còn là nguồn cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng khác như:
– Các loại Vitamin: Điển hình như Vitamin C, Vitamin A có tác dụng chống oxy hóa tế bào giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ mắc biến chứng, ngoài ra còn giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn.
– Chất xơ: giảm hấp thu đường máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, phòng chống tăng cholesterol trong máu. Với chất xơ không hòa tan, còn giúp bạn cảm thấy no mà không tiêu tốn nhiều calo.
– Ngoài ra, trái cây còn là nguồn chứa các khoáng chất, yếu tố vi lượng phong phú như Na, K, Ca, sắt và nhiều chất vi lượng khác, đây đều là những chất có ích cho cơ thể.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường dùng Metformin trường ngày, nên dễ bị thiếu Vitamin B12. Do vậy, nếu người bệnh tiểu đường kiêng không ăn trái cây trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin, cơ thể thiếu chất và suy nhược…
Vậy nên chọn những loại trái cây nào và ăn như thế nào để vừa kiểm soát tốt đường huyết, lại không bị thiếu chất – nhất là các vitamin và khoáng chất?
Những loại trái cây tốt nhất nên ăn thường xuyên
Nhắc tới các trái cây tốt cho người tiểu đường, mà lượng đường lại ít, không thể không kể những loại sau:
Quả mọng: dâu tây, dâu đen, việt quất, mâm xôi, nho đen
Chúng là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, kali, mangan, magie, folate, vitamin C, các chất chống oxy hóa… có khả năng kiểm soát đường máu, giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
Quả bưởi – có thành phần giống insulin giúp hạ đường huyết
Bưởi là loại quả chứa nhiều lượng vitamin C. Ngoài ra, nước bưởi còn có thành phần giống insulin giúp hạ đường huyết. Tuy nhiên, ở những người đang dùng nhóm thuốc statin thì không nên ăn bưởi gần với thời điểm dùng thuốc, vì có thể làm tăng tác dụng phục của nhóm thuốc này đó là: Tiêu cơ vân, độc cho gan, thậm chí là gây suy thận cấp.
Loại bưởi nào cũng tốt cho người bệnh tiểu đường, nhưng bưởi đỏ mới là loại tốt nhất, vì có chứa nhiều vitamin C và Kali. Nên ăn khoảng 2 đến 4 múi bưởi một ngày.
Quả bơ – nguồn cung cấp chất béo tốt
Ngoài có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Bơ còn là nguồn cung cấp chất béo tốt, chất xơ, axit amin, vitamin B và các khoáng chất tốt như Magie và kali.
Để phát huy được tối ta tác dụng của loại quả này, bạn có thể ăn cắt nhỏ ăn sống, bằng cách xay sinh tố (không thêm đường) hoặc có thể thêm vào món salad sử dụng thay cho phô mai.
Quả ổi – giúp giảm biến chứng tim mạch ở người tiểu đường
Trong lúc ăn ổi, gọt vỏ là một sai lầm. Bởi vỏ ổi có tác dụng giúp giảm cholesterol máu, nhờ đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong quả ổi có chứa một lượng vitamin C, chất xơ tương đối lớn.
Bạn có thể cắt miếng để ăn, nếu đường tiêu hóa không tốt nên loại bỏ hạt ổn. Có điều này người bệnh tiểu đường cần lưu ý là tuyệt đối không uống nước ép ổi vì có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng.
Quả táo – giúp giảm nhu cầu insulin
Táo chứa các hợp chất thực vật có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm kháng insulin, giúp giảm đường huyết. Ngoài ra, táo còn có tác dụng tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch và tránh biến chứng trên mắt ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Dưa hấu chứa nguồn vitamin dồi dào
Dưa hấu là nguồn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể bao gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin B, chất xơ, sắt, canxi, kali, magiê,…. Ăn một miếng dưa hấu mỗi ngày sẽ cung cấp các yếu tố vi lượng cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.
Trên đây chỉ là vài loại trái cây tốt nhất mà người bệnh tiểu đường nên ăn hàng ngày. Để kiểm soát tốt đường máu, không chỉ là chế độ ăn, bạn cũng cần dùng thuốc theo chỉ định kết hợp với việc tập luyện thường xuyên.
Xem thêm các thông tin hữu ích khác về chế độ ăn, cách giảm đường huyết:
- Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 mới mắc bệnh
- Tôi đã ổn định được đường huyết, giảm HbA1c bằng cách rất đơn giản
- Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
Thu Liên
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook