Người bệnh tiểu đường nên ăn chuối chín hay chuối ương?
Những người mắc tiểu đường có nên ăn chuối không, nên ăn chuối chín và chuối ương để ổn định đường huyết? Đây là một trong rất nhiều những thắc mắc của những bệnh nhân tiểu đường. Hãy tìm hiểu câu trả lời đúng nhất trong bài viết dưới đây?
Lựa chọn ăn chuối chín hay chuối ương rất quan trọng với người tiểu đường
Thông thường, những người mắc bệnh tiểu đường thường kiểm tra chỉ số đường huyết (GI) trong mỗi loại thực phẩm trước khi sử dụng chúng để đảm bảo lượng đường ở trong cơ thể luôn ở mức ổn định.
Chỉ số đường huyết của chuối là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với bánh mì trắng. Giá trị của chỉ số đường huyết được xếp loại thành THẤP (<55), VỪA (56-74) và CAO( >75). Theo cơ sở dữ liệu Quốc tế, chuối chín có điểm GI là 51 sẽ là loại thực phẩm an toàn cho người tiểu đường.
Những lợi ích của chuối đối với sức khỏe của người tiểu đường
Chuối là một loại quả giàu chất xơ cũng như các vitamin như: Vitamin C, vitamin B6,… có tác dụng cung cấp dinh dưỡng tương đương với một bữa ăn nhẹ lành mạnh.
- Vitamin B6 giúp bạn có một một tâm trạng tốt, vitamin C tăng cường cho hệ thống miễn dịch.
- Trong chuối có nhiều chất sắt, giúp kích thích tăng cường huyết cầu trong máu, trị bệnh thiếu máu.
- Chuối còn chứa kali giúp điều hòa huyết áp và các chất xơ hòa tan giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, phòng ngừa táo bón.
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng tinh bột trong chuối có thể có lợi cho việc làm tăng độ nhạy cảm insulin (insulin là hormon giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào, nhờ đó làm giảm đường huyết), đồng thời giúp hỗ trợ làm giảm cân cho người người béo phì bị tiểu đường tuýp 2.
Đối với những bệnh nhân bị tăng huyết áp thì ăn chuối hàng ngày, khoảng 1 – 2 quả/ ngày, bổ sung liên tục trong vòng 1 tháng, sẽ giúp làm giảm huyết áp.
Chuối chín kỹ dễ làm đường máu tăng nhanh, vì vậy người tiểu đường không nên ăn nhiều
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn chuối như thế nào cho đúng?
Trong 100 gram thịt chuối cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng như: 92 kcal, 1,03g protein, 396 mg K, 1 mg NA, 6 mg Calcium,… Tuy vậy, trong chuối chín có chứa hàm lượng đường khá cao, gần như tất cả tinh bột đều chuyển thành đường đơn, đặc biệt là đường: Fructose, sucrose, dextrose và glucose. Điều này có thể làm tăng nhanh hơn nồng độ đường trong máu, ngược lại sẽ không tốt với người tiểu đường.
Chính vì vậy bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên ăn chuối còn xanh (chuối ương) thay vì chuối chín kỹ. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn 1 quả chuối tương đương với việc nắm trọn trong lòng bàn tay.
Tuy nhiên, bạn có thể ăn nhiều hơn 1 quả chuối trong trường hợp có dấu hiệu tụt đường huyết do tiêm insulin bị quá liều hoặc ở quá xa các bữa ăn. Khi đó bạn có thể ăn ngay 2 quả chín trứng cuốc (nếu không có thì dùng chuối ương) để nhanh chóng bổ sung lượng đường bị thiếu hụt.
Trong trường hợp người mắc bệnh tiểu đường có những biến chứng trên thận, hoặc đang sử dụng các thuốc lợi tiểu giữ Kali thì không nên ăn chuối vì chuối chứa nhiều Kali và Natri, sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Tuy chuối rất tốt cho sức khỏe của người tiểu đường, nhưng bạn vẫn nên bổ sung thêm đa dạng các loại trái cây khác, chẳng hạn như táo, việt quất, cam, bưởi, xoài xanh… Không chỉ nên ăn mình chuối vì vừa dễ chán, đồng thời không cung cấp được đa dạng các vitamin hoặc nguồn chất chống oxy hóa từ các loại hoa quả khác.
Một số lời khuyên giúp người tiểu đường dễ dàng hơn trong chế độ ăn uống
Bữa ăn của người tiểu đường cần đảm bảo dinh dưỡng, nhưng phải khiến họ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc
Đại đa số người tiểu đường dành phần lớn thời gian của mình tìm hiểu về chế độ ăn. Điều này vừa có lợi, đồng thời cũng có thể gây ra các bất lợi. Đó là đôi khi việc mình quan tâm quá mức tới chế độ ăn có thể khiến bạn dễ bị stress, căng thẳng về việc lựa chọn thực đơn trong ngày.
Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo, người tiểu đường ăn uống làm sao mà vừa để ổn định đường huyết, nhưng quan trọng hơn là cần phải vui vẻ để thưởng thức bữa ăn đó.
Trong bài viết này, chúng tôi có cung cấp cho bạn một số lời khuyên hữu ích như sau:
– Không cần kiêng khem bất kỳ thực phẩm nào khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Bạn chỉ cần nhớ nguyên tắc ăn ít hơn tinh bột, bún, miến, mỳ, cháo… Ăn nhiều hơn rau củ quả có màu xanh, hoặc màu cam, vàng, đỏ, tím… Ăn giảm muối và giảm các thực phẩm có nhiều chất béo không tốt như thịt mỡ, phủ nội tạng động vật.
– Luôn luôn ghi nhớ nguyên tắc, tổng số thực phẩm trong một bữa ăn sẽ có 1/2 là rau.
– Hãy luôn bắt đầu bữa ăn với rau xanh và nước canh trước. Khi đó bạn sẽ cảm thấy no bụng hơn, đồng thời rau sẽ tạo ra một lớp lót ở dạ dày, ruột, giúp làm chậm hấp thu các thực phẩm có chứa đường, chất béo sau đó mà bạn ăn vào.
– Đừng bao giờ ăn quá no, hãy luôn chia bữa ăn của bạn thành 3 bữa chính và ăn kèm với 2 bữa phụ. Kiên trì làm được điều này sẽ khiến bạn chẳng bao giờ phải lo nghĩ về đường huyết.
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp được những thông tin bổ ích giúp bạn giải đáp được vấn đề “Người bị mắc bệnh tiểu đường có nên ăn chuối không”. Qua đó, có thể giúp bạn có những lưu ý trong thực đơn dinh dưỡng của mình để bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát, không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm thông tin:
– Chỉ cần ăn những loại rau này, tiểu đường chẳng lo đường huyết tăng cao
– 6 loại trái cây dễ tăng đường huyết mà người tiểu đường cần kiêng ăn
– Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
– Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 bị mỡ máu, huyết áp cao
Lê Hoa
Nguồn:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319992.php

- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook