Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Chỉ số đường huyết an toàn ở người tiểu đường tuyp 2

Điều quan trọng trong điều trị tiểu đường tuyp 2 là giữ chỉ số đường huyết càng gần ngưỡng bình thường càng tốt. Vậy với người mới mắc tiểu đường, người bệnh lâu năm hoặc có các bệnh mắc kèm (huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ) chỉ số đường huyết an toàn nên là bao nhiêu? Cần làm gì để đạt được và duy trì mức đường huyết đó?

Dưới đây là phần giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội trong buổi tư vấn trực tuyến ngày 10/11/2017 trên fanpage Tư vấn trị bệnh tiểu đường Typ2 – Glutex.

Dùng thuốc điều trị thường xuyên nhưng đường huyết vẫn cao, cần làm gì?

Câu hỏi của bạn Liễu Hà: Tôi bị tiểu đường 3 năm, uống thuốc tây ngày 2 viên sáng tối, một viên hạt gạo trước ăn tối và 1 viên Gluco – phage 850mg, kết hợp uống sản phẩm hỗ trợ từ gần năm nay mà đường huyết vẫn trên 7 mmol/l. Vậy nhờ bác sĩ tư vấn giúp.

Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:

Đường huyết lúc đói vẫn trên 7 mmol/l điều đó chứng tỏ việc kiểm soát đường huyết của bạn chưa được tốt. Bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và tăng liều Gluco – phage buổi tối để kiểm soát đường huyết sáng và tối ổn hơn. Bạn cũng cần xét nghiệm thêm chỉ số HbA1c. Nếu còn trẻ thì HbA1c nên nghiêm ngặt hơn, dưới 6.5% hoặc dưới 7%.

Câu hỏi của chị Dung Nguyễn: Chồng tôi mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết lúc đói không ổn định, lúc thì dưới 6.0, lúc lại 7 hoặc 9 mmol/l. Hiện nay chồng tôi đang dùng thuốc Gal – vus Met 50/1000. Chỉ số đường trong máu là 7.6 mmol/l lần xét nghiệm gần nhất. Xin cho tôi lời khuyên?

Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:

Ở trong cơ thể có những chỉ số không ổn định, đó là chỉ số đường huyết, chỉ số nhịp tim và có thể là huyết áp. Tuy nhiên, có một chỉ số sẽ ổn định hơn, mang tính theo dõi và tin cậy lâu dài tốt hơn với bệnh nhân đái tháo đường là chỉ số HbA1c thì tôi lại chưa biết.

Nếu chồng chị đang uống Gal – vus Met thì đường huyết buổi sáng như vậy là tạm ổn, nhưng đường huyết sau ăn và chỉ số HbA1c nếu dưới 7 thì rất tốt, không phải thay đổi gì cả. Còn nếu từ 7 – 7.5 thì cần động viên người nhà kiểm soát chế độ ăn và tập luyện chặt chẽ hơn; lớn hơn 7.5 mmol/l thì cần phải bổ sung thêm thuốc.

MC tặng hoa bác sĩ trong buổi giao lưu trực tuyến

Tại sao HbA1c cao mà đường huyết lúc đói lại thấp?

Mắc bệnh tiểu đường 22 năm, nhưng sức khoẻ tôi vẫn tốt. Huyết áp, gan, thận bình thường, chỉ có mỡ máu cao. Nhưng HbA1c lại là 9%, đường huyết lúc đói là 106 mg/dl. Tôi uống Gluco – phage 850 mg sáng 1 viên, chiều 1 viên, tối chích lnsulin. Xin hỏi tại sao HbA1c cao mà đường huyết lúc đói lại thấp.

Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:

Đóng góp vào chỉ số HbA1c không chỉ có đường huyết lúc đói mà còn cả đường huyết sau ăn. Đường huyết lúc đói 106 mg/dl là ổn, nhưng có thể đường huyết sau ăn của bác chưa được kiểm soát tốt, dẫn tới HbA1c cao.

Nếu bác nhiều tuổi, kỳ vọng sống còn dài, HbA1c nên ở mức 7.5 – 8%. Hiện tại của bác 9% là hơi cao, chưa đạt mục tiêu điều trị.

Về chế độ ăn, bác không cần kiêng khem quá mức. Ví dụ nếu bác cân nặng khoảng 60 kg, chỉ đơn thuần làm việc nhà, thì nên tiêu thụ khoảng 1500 calo mỗi ngày. Bác nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước và các loại quả trung tính như quả bơ, lựu, thăng long… Không ăn nhiều các thực phẩm có chứa nhiều đường như: khoai nướng, mía nướng… và hoa quả có lượng đường cao như vải, dưa hấu. Nếu muốn bác vẫn có thể ăn, nhưng nên ăn cách xa bữa ăn chính.

Đường huyết không ổn định, lúc lên cao, khi xuống thấp, phải làm sao?

Tôi là nam giới, phát hiện tiểu đường năm 2007, đã chuyển sang tiêm lnsulin được 4 năm. Nhưng đường huyết của tôi không ổn định, lúc lên lúc xuống, cao nhất 180 mg/dl, thấp nhất là 100 mg/dl, HbA1c là 8.0%. Xin hỏi có cách nào giúp đường huyết của tôi ổn định hơn không?

Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:

Hai chỉ số đường huyết mà bác cung cấp, bác thử tại thời điểm nào? Đường huyết 180 mg/dl (10 mmol/l) nếu bác đo sau ăn 2 tiếng là bình thường; lúc đói là 100 mg/dl (khoảng 5.5 mmol/l) thì rất tốt.

Tuy nhiên, HbA1c chưa thực sự ổn, do đó bác cần phải giảm chỉ số HbA1c bằng chế độ ăn, tập luyện hợp lý hơn. Ảnh hưởng tới chỉ số HbA1c còn có sự đóng góp không chỉ có đường huyết lúc đói, mà còn đường huyết sau ăn, lúc ngủ và lúc bình thường mới ra con số 8.0%.

Đường huyết không ổn định, hoặc HbA1c tăng cao hơn có thể là do sau ăn tối và trưa bác ăn nhiều hơn, từ đó sẽ gây tăng đường huyết sáng hôm sau và gia tăng cả chỉ số HbA1c.

Người Việt Nam, thường có thói quen ăn nhiều vào bữa tối, sau khi ăn xong lại ăn thêm hoa quả tráng miệng, sau đó xem tivi và đi ngủ, nên theo tôi phán đoán, có thể đường huyết sau ăn tối của bác đang còn cao.Vì thế, bác xem lại chế độ ăn hoặc đến bệnh viện để được tư vấn cụ thể.

Câu hỏi của anh Trần Công Khải: Đường huyết sau ăn 6h thường ở mức 130 – 140 mg/dl, sau 2h 300 mg/dl, đo buổi sáng 6h30 khoảng 100 mg/dl. Đường huyết của tôi thất thường như vậy có sao không?

Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:

Đường huyết lúc đói của anh hiện nay tạm chấp nhận được. Nhưng đường huyết sau ăn 2 giờ đang rất cao, tương đương 16.7 mmol/l (nếu anh không dùng thuốc tiêm lnsulin, đường huyết sau ăn 2h nên dưới 180 mg/dl tương đương 10 mmol/l).

Tuy nhiên, để đánh giá được toàn cảnh quá trình điều trị của anh, tôi cần thêm thông tin về giá trị HbA1c. Bởi chỉ số đường huyết thường xuyên thay đổi trong ngày (lúc đói, lúc no), nên nó chỉ phản ánh được lượng đường trong máu tại thời điểm đo, còn kết quả HbA1c sẽ là con số tổng quan hơn, giúp đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết trong 3 tháng. Nếu HbA1c của anh dưới 6.5% là tốt, dưới 7% là tạm chấp nhận và trên 7%, anh cần điều trị tích cực hơn.

Tăng đường huyết sau ăn, chủ yếu là do cách ăn và cách lựa chọn thực phẩm. Anh nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn ít hơn vào buổi tối và tăng cường luyện tập.

NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM BÍ QUYẾT GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI TỪ 10.8 MMOL/L CÒN MỘT NỬA SAU 5 TUẦN

Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Câu hỏi của bác Hoàng Nghĩa: Chào bác sĩ. Tôi đi xét nghiệm cách đây 2 tháng, glucose huyết lúc đói 8.0 mmol/l, HbA1c 5.4%. Bác sĩ kêu tôi ăn kiêng và tập thể dục 10 ngày sau thử lại glucose 6.7 mmol/l và HbA1c 1 tháng sau là 7.2% và bác sĩ cho tôi uống Met – formin 1000mg/ngày. Vậy xin hỏi tôi đã bị bệnh tiểu đường chưa?

Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường hiện nay, nếu có 1 trong 4 tiêu chí dưới đây được xác định là mắc bệnh tiểu đường:

  1. Đường huyết đo buổi sáng sớm (nhịn ăn trên 8 tiếng) làm 2 lần tại 2 thời điểm khác nhau: ≥ 7 mmol/l
  2. Hoặc đường huyết sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết (đường huyết sau khi ăn 75 gam đường sau 2 tiếng thử lại): ≥ 11.1 mmol/l.
  3. Hoặc đường huyết làm tại thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/l.
  4. Hoặc chỉ số HbA1c ≥ 6.5%.

Nếu 1 trong các chỉ số ở mục 1, 2, 3 cao hơn mức cho phép, nhưng không có biểu hiện ăn nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều, uống nhiều, cần lặp lại xét nghiệm sau 1 – 7 ngày.

Đối chứng với các tiêu chí trên thì bác đã mắc bệnh tiểu đường.

Điều trị tiểu đường hiện nay, đầu tay là Metfor-min (biệt dược là Gluco – phage) sẽ giúp tăng hấp thu đường từ máu vào trong cơ, giúp tăng nhạy cảm lnsulin ở cơ và giúp chuyển hóa đường được tốt hơn. Theo tôi, bác điều trị như hiện nay là phù hợp, nhưng cần kết hợp thêm chế độ ăn uống, tập luyện để giúp kiểm soát đường huyết được tốt hơn và bền vững hơn.

Câu hỏi của bạn Đoàn Văn Thiệp: Cháu năm nay 28 tuổi. Khoảng 1,5 năm trở lại đây cháu đi khám sức khỏe định kỳ có kết quả lượng glucose trong máu là 5.7 mmol/l. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi cháu nên đi xét nghiệm thêm chỉ tiêu gì để chẩn đoán bệnh tiền tiểu đường ạ. Làm cách nào để ổn định đường huyết ạ?

Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:

Muốn chẩn đoán có bị tiền tiểu đường hay không, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết một lần nữa.

Nếu đường huyết vẫn ở mức 5.6 – 5.7 mmol/l, bạn chỉ cần tích cực chế độ ăn và luyện tập để đưa về ngưỡng bình thường. Nhưng nếu đường huyết chấp chới ở mức 5.9 – 6.0 hoặc dưới 7 mmol/l, bạn cần làm thêm nghiệm pháp tăng đường huyết lúc đói (uống thêm 75 gam đường, sau đó đo đường huyết sau 2 giờ) để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị tiểu đường hay không. Tuy nhiên, dù ở mức 5.6 – 5.7 mmol/l hay đã bị bệnh tiểu đường thì việc luyện tập đối với bạn là vô cùng cần thiết.

Đường huyết cao bao nhiêu thì chuyển sang tiêm lnsulin?

Câu hỏi của bạn Hải Nam: Tôi bị tiểu đường vào năm 2005, khoảng 2 năm trở lại đây tôi không uống thuốc tiểu đường mà chuyển qua uống nước Khổ qua. Tháng trước, đi khám đường huyết 170 mg/dl, HbA1c là 10.8%. Xin hỏi với trường hợp của tôi thì nên điều trị thế nào?

HbA1c là 10.8% chứng tỏ bạn đang kiểm soát đường huyết không tốt. Ngay bây giờ để điều trị tích cực bạn có thể cần phải tiêm lnsulin. Với HbA1c là 10.8%, nhiều tổ chức trên thế giới đã khuyên bệnh nhân tiêm lnsulin để kiểm soát đường huyết được tốt hơn. Nếu bạn chỉ uống khổ qua và chế độ tập luyện không kiểm soát được đường huyết. Bạn cần điều trị một cách tích cực để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

MỜI BẠN XEM TIẾP

Phần 1: Thuốc tiểu đường tuyp 2 – Dùng thế nào để hiệu quả?

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    18 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Trần Thu Hường
    23/02/2021

    Đường huyết lúc sáng, chưa ăn của tôi từ 5,3 đến 5,8 nhưng sau khi tập thể dục thì lại tăng lên trên 6,0 đến 7.0. Vậy cho tôi hỏi tại sao tập thể dục xong đường huyết lại cao hơn lúc chưa tập.

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Trần Thu Hường

    Chào bạn
    Bạn không cần quá lo lắng về tình trạng tăng đường huyết sau khi tập thể dục. Bởi lẽ, tập thể dục có thể kích hoạt quá trình giải phóng các hormon căng thẳng như adre-nalin làm gan tăng giải phóng đường vào máu. Ở người bình thường, ln.sulin sẽ được tiết ra để đưa lượng đường này vào tế bào và chuyển thành năng lượng để cơ thể hoạt động. Tuy nhiên ở người bệnh tiểu đường, quá trình tiết l.n.sulin bị giảm thiểu và/hoặc hormon này hoạt động không hiệu quả khiến lượng đường trong máu sau khi tập tăng lên. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về tình trạng tăng đường huyết sau tập. Bạn nên duy trì tập luyện đều đặn, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Nếu đường huyết thấp (dưới 3,8mmol/l) hoặc cao (trên 13mmol/l) thì bạn nên tạm dừng tập luyện.
    Thân mến,

    Trần thanh chương

    Chào bác sĩ. Em vừa mới đi xét nghiệm máu về chỉ số đường huyết sau khi ăn 2h là 7 ml. Có phải e đã bị tiểu đường rồi phải k bác sĩ

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên

    Chào bạn,
    Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ của bạn như vậy là bình thường, ở trong mức an toàn. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường, bạn cần làm xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc đường huyết sau nghiệm pháp dung nạp glucose. Nếu chỉ là đường huyết sau ăn bình thường, thực hiện bằng máy đo đường huyết cầm tay thì không chính xác được.
    Sau khi đi thử máu tại bệnh viện, nếu cần giải đáp bạn có thể tiếp tục trao đổi với chúng tôi.
    Chúc bạn sức khỏe!

    Mã Tuấn Đạt
    09/06/2019

    Em năm nay 31 tuổi. Em vừa thử máu cách đây 6 ngày. Đường huyết em là 157, bác sĩ cho em em uống thử viên gì nhỏ nhỏ nói 7 ngày quay lại kiểm tra. Tình trạng em nặng tới mức nào thưa bác sĩ và có trị khỏe được không?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Mã Tuấn Đạt

    Chào bạn,
    Với mức đường huyết như vậy không biết bạn đo vào thời điểm nào, là trước hay sau khi ăn hay tại thời điểm bất kỳ đến khám. Để có kết luận chính xác bạn có bị tiểu đường hay chưa thì bác sĩ phải làm lại xét nghiệm đường huyết sau 7 ngày, khi đó mới chính xác được. Nhưng với bạn khả năng cao là bạn đã bị bệnh tiểu đường hoặc là giai đoạn đầu tiền tiểu đường rồi. Vì nghi ngờ nên mới cần test lại. Bạn cũng chớ lo lắng quá, bệnh tiểu đường mặc dù chưa chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu am hiểu về bệnh, trị đúng phương pháp sẽ giúp kiểm soát được đường huyết cũng như giúp sống chung dễ dàng với căn bệnh này hơn.
    Về thông tin tư vấn cụ thể cho bạn, sau 1 tuần nữa chúng tôi sẽ liên hệ lại để biết chắc chắn tình trạng bệnh. Khi đó chúng tôi tư vấn cho bạn sẽ rõ ràng hơn.
    Thân mến!

    Nguyễn Bá Tâm
    11/05/2019

    Tôi bị mắc chứng đường huyết cao phát hiện cách đâu 1 tháng. Lúc đói đo đường huyết 7.7mmol/l. 2 lần đo liên tiếp giống nhau. Chỉ số Hbag1: 73%. tôi đang dùng chỉ định của bác sĩ thuốc Glucofast 2 lần/ngày/ Sau 15 ngày chỉ số đường huyết xuống con 5.6mmol/l, lúc no thì 170gr, có lúc lại đo 2010gr/ Cho hỏi tôi dùng thêm Glutex thêm được không?. Uống bao lâu thì tôi dừng thuốc tây để chuyển qua đông y. Uống thuốc tây nhiều quá tôi mệt muốn chết.

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Nguyễn Bá Tâm

    Chào bạn
    Trường hợp của bạn hoàn toàn nên dùng TPBVSK Glutex càng sớm càng tốt. Mặc dù đường huyết của bạn ổn, nhưng đường huyết sau ăn 2h của bạn khá cao. Khi sử dụng thêm TPBVSK Glutex, sản phẩm vừa giúp bạn làm chậm quá trình hấp thu đường từ thức ăn, vừa giúp tuyến tụy tiết lnsulin tốt hơn, đặc biệt là giảm kháng lnsulin – nguyên nhân khiến đường huyết sau ăn tăng cao. Rất nhiều người bệnh đã kiểm chứng tác dụng này của Glutex và đưa được đường huyết về mức bình thường sau khi uống đủ lộ trình 3 – 6 tháng.
    Về việc sử dụng thuốc Tây, chúng tôi hiểu lo lắng và mong muốn của bạn. Tuy nhiên việc dùng thuốc phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất, sau khoảng 3 tháng dùng TPBVSK Glutex, bạn nên đi đo lại đường huyết và HbA1c. Điều này không chỉ giúp bạn thấy rõ được hiệu quả của sản phẩm, đây cũng là căn cứ để bác sĩ cân nhắc giảm liều nếu đường huyết của bạn ổn định lâu dài.
    Gửi thêm bạn chia sẻ của bác Đào Xuân Hạnh đã giảm được đường huyết và HbA1c về gần mức bình thường sau khi dùng thêm Glutex để tham khảo thêm:
    https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/chia-se/chi-duong-huyet-toan-o-nguoi-tieu-duong-tuyp-2.html
    Nếu có băn khoăn khác, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 0985.877.724 (Di động/Zalo) để được giải đáp.
    Chúc bạn sức khỏe!

    Nguyễn thị Thanh trang

    chào Bs tôi bị tiểu đường đã 5 năm từ khi sinh em bé là phát hiện bị tiểu đường, lượng đường lúc nào cũng 8.7-9.0 nhưng HBa1c vừ rồi xét nghiệm có 5.7 , mỗi ngày tôi uống 6 viên thuốc tây vậy có ảnh hưởng gì khôg

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên

    Chào bạn
    Bạn dùng đúng theo đơn bác sĩ thì không lo tác dụng không mong muốn nhé. Và hiện tại, chúng tôi cũng đang thấy bạn đang đáp ứng điều trị rất tốt. Bằng chứng là HbA1c của bạn đang về rất sát giới hạn bình thường. Bạn nên cố gắng điều trị đúng phác đồ. Khoảng 3 tháng mỗi lần, bạn đi kiểm tra HbA1c để xem chỉ số này thay đổi như thế nào. Nếu cả HbA1c, đường huyết khi đói, sau ăn 2h về mức bình thường và sức khỏe của bạn đều tốt trong nhiều tháng liên tục, bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều cho bạn phù hợp.
    Thân mến!

    nguyen van huong
    06/07/2018

    tôi bị bệnh tiểu đường từ năm 2014 tôi điều trị ở bệnh viện huyết học tw được 2 tháng sau tôi cứ tự uống lá xoài vào buổi sáng và tôi vẫn uống thuốc tiểu đường cách nhất cử một ngày uống lại nghỉ 1 ngày cho đến nay tôi vẫn kiểm tra tiểu đường vân du ở 8.0 vậy hỏi bác sỹ cho lời khuyên để tôi tiếp tục điều trị được tốt

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  nguyen van huong

    Chào bạn
    Chúng tôi rất chia sẻ với những cố gắng trong điều trị của bạn, tuy nhiên có một số vấn đề chúng tôi muốn trao đổi thêm cùng bạn.
    Không biết bạn kiểm tra đường huyết khi nào? Nếu đây là đường huyết khi đói thì chỉ số này khá cao. Nguyên nhân khiến đường huyết tăng không hạ như vậy khả năng cao là do việc dùng thuốc của bạn chưa hợp lý. Bạn không nên dùng thuốc cách nhật như hiện tại. Bởi lẽ khi bị tiểu đường, chức năng sản xuất hormon giảm đường huyết và khả năng hoạt động của hormon này đã giảm. Việc dùng thuốc sẽ giúp bù đắp nhanh sự giảm thiểu đó. Nếu bạn dùng thuốc cách nhật, đường huyết sẽ bị dao động, không chỉ tăng cao mà còn có thể làm trầm trọng hơn nguyên nhân gây tiểu đường.
    Bên cạnh đó, chúng tôi đang thấy bạn có dùng thêm lá xoài. Không phủ nhận, lá xoài có tác dụng giảm đường huyết rất tốt, tuy nhiên khi dùng theo kinh nghiệm dân gian, hiệu quả bị dao động do khó xác định hoạt chất trong đó.
    Để khắc phục tất cả những điểm kể trên, bạn nên điều chỉnh lại kế hoạch điều trị như sau:
    – Dùng thuốc đều đặn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.
    – Ăn uống điều độ, khoa học: ăn giảm tinh bột (cơm, bún, miến. phở…), ăn nhiều rau xanh, chia nhỏ bữa ăn
    – Tập thể dục hàng ngày, mỗi ngày 30 phút.
    – Bạn có thể cân thắc thay thế việc uống nước lá xoài bằng cách sử dụng TPBVSK Glutex. Glutex sẽ khắc phục được nhược điểm không kiểm soát được hàm lượng hoạt chất nhờ chứa Tinh chất lá xoài. Do đó, hiệu quả giảm đường huyết được tăng cao và ổn định hơn.
    Để tiếp thêm sức mạnh cho bạn, chúng tôi gửi thêm chia sẻ của người bệnh cùng gặp vấn đề đường huyết cao như bạn, sau khi điều trị đường huyết đã về bình thường:
    https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE
    Chúc bạn sức khỏe!

    Nguyên thanh trung
    Nguyên thanh trung
    25/06/2018

    E đi kham xet nghiêm suc khoe đi lam thy luong đuong huyêt la 10,46 thy nhu vay co phai qua cao không co anh huong đên suc khoe không

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Nguyên thanh trung

    Chào bạn
    Đường huyết của bạn khá cao. Khi đường huyết cao, cơ thể sẽ có nhiều nguy cơ sức khỏe như khả năng mắc bệnh tim mạch cao hơn, dễ nhiễm trùng, mờ mắt, chức năng gan thận suy giảm… Tuy nhiên nếu bạn kiểm soát đường huyết tốt, tỷ lệ và mức độ xảy ra của các nguy cơ này sẽ được giảm thiểu đáng kể. Trước mắt, bạn nên xếp thời gian đến bệnh viện kiểm tra để biết mình có mắc tiểu đường hay không. Song song với đó, bạn cố gắng điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện theo các lưu ý:
    – Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, về trái cây nên ăn loại ít ngọt như bưởi, ổi, táo, lê, cam…
    – Ăn giảm lượng tinh bột (cơm, bún, miến, phở…) trong mỗi bữa, hạn chế bánh kẹo, đồ ngọt.
    – Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn 5 – 6 bữa ăn thay vì 3 bữa chính.
    – Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
    – Thể dục hàng ngày, mỗi ngày 30 phút.
    Để đường huyết sớm giảm thiểu, bạn có thể dùng thêm TPBVSK Glutex. Nhờ sự kết hợp giữa Tinh chất lá xoài và nhiều thảo dược quý, Glutex giúp giảm và ổn định đường huyết, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc tiểu đường hay tiền tiểu đường. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm, bạn có thể xem thêm chia sẻ của anh Phạm Hoan trong video dưới dây, đường huyết của anh sau khi dùng Glutex giảm từ 8-9 mmol/l xuống 6,2 mmo/l
    https://www.youtube.com/watch?v=lm9iKMnEVZM
    Chúng tôi gửi thêm bạn bài viết chi tiết về chế độ ăn để bạn áp dụng:
    http://www.giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh.html
    Chúc bạn sức khỏe!

    Giang
    11/05/2018

    Tôi đang uống thuốc tây của bác sĩ, đường huyết 10mmol/l, cần uống thêm gì để hạ đường huyết ?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Giang

    Chào bạn
    Chỉ số đường huyết của bạn đang ở mức cao. Để giảm đường huyết, bên cạnh việc uống thuốc, bạn cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh, tập luyện đều đặn và có thể cân nhắc dùng thêm các sản phẩm thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex. Nhờ tác động toàn diện lên quá trình chuyển hóa đường, sản phẩm sẽ hỗ trợ bạn giảm và ổn định đường huyết hiệu quả và bền vững hơn. Tác dụng này đã được nhiều người bệnh chứng thực, bạn có thể nghe chia sẻ của họ tại đây: https://bit.ly/2Kay4VF
    Ngoài ra, chúng tôi gửi thêm cho bạn một số bài viết về chế độ ăn và tập luyện để bạn tham khảo:
    http://www.giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-do-an-tieu-duong
    http://www.giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/8-bai-tap-the-duc-cho-nguoi-benh-tieu-duong-de-tap-hieu-qua-cao.html
    Chúc bạn sức khỏe!

    trackback

    […] $(document).ready(function(){ $("#slidelq").owlCarousel({ loop: false, autoplay: true, autoplayTimeout: 5000, item: 4, margin:0, autoWidth: false, nav: true, navText: ["", ""], navClass: ['owl-prev', 'owl-next'], dots:false, responsive: { 1200: { items: 3 }, 980: { items: 3 }, 768: { items: 2 }, 480: { items: 1 }, 320: { items: 1 } } }); }); […]

    trackback

    […] $(document).ready(function(){ $("#slidelq").owlCarousel({ loop: false, autoplay: true, autoplayTimeout: 5000, item: 4, margin:0, autoWidth: false, nav: true, navText: ["", ""], navClass: ['owl-prev', 'owl-next'], dots:false, responsive: { 1200: { items: 3 }, 980: { items: 3 }, 768: { items: 2 }, 480: { items: 1 }, 320: { items: 1 } } }); }); […]