6 triệu chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm ở người trẻ chớ chủ quan
Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ thường giai đoạn đầu dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh cúm, nhiễm trùng… dẫn tới khi phát hiện bệnh đã nặng. Điều này có thể làm giảm hiệu quả điều trị và gia tăng nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường đã thay đổi so với trước kia, khiến tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng. So với tiểu đường type 1 các triệu chứng rầm rộ, thì các biểu hiện của bệnh tiểu đường type 2 thường diễn biến âm thầm trong nhiều năm, khó phát hiện.
Sáu dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường ở người trẻ dễ bị bỏ qua
Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở giai đoạn đầu. Người trẻ khác với người già, ít quan tâm hơn tới sức khỏe, vì vậy họ dễ bỏ qua những dấu hiệu này. Đồng nghĩa với việc bỏ qua cơ hội được chữa trị sớm.
Mệt mỏi vô cớ
Tình trạng này xảy ra do cơ thể thiếu insulin để đưa đường từ máu vào tế bào, cơ thể không đủ năng lượng hoạt động dẫn tới người mệt mỏi, dễ buồn bực, cáu gắt.
Buồn bực, tay chân tê bì
11,3% người bị tiểu đường có triệu chứng tay chân buồn bực trong bắp thịt, tê bì tay chân. Nguyên nhân là do tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, suy giảm hệ miễn dịch bởi đường máu tăng cao lâu ngày.
Khô và ngứa trên da
Đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ mạch máu nhỏ (mao mạch) dưới da, làm giảm tưới máu đến da khiến da khô kèm theo ngứa ngáy.
Mặt khác, hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm, kết hợp với đường là môi trường thuận tiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm da. Vì vậy, biểu hiện ngứa trên da của người tiểu đường có thể đơn thuần là do da khô hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân kể trên.
Da tối màu ở các vùng có nếp gấp
Ở người trẻ bị béo phì, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, hai bên cổ, nách và bẹn vùng da thường bị tối hoặc sạm đen. Kháng insulin được cho là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng thay đổi sắc tố da này.
Vết thương chậm lành
Ở người bệnh, các vết thương thường chậm lành là do tổn thương mạch máu.. Điều này có nghĩa là oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng vùng tổn thương bị giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Dễ bị nhiễm trùng
Nguyên nhân là do lượng máu cung cấp giảm, làm các tế bào bạch cầu có khả năng chống lại vi khuẩn không thể đến được vị trí tổn thương. Những vết thương này thường xảy ra ở các vị trí như miệng, bàn chân… Ở phụ nữ dễ bị nhiễm trùng âm đạo, với nam giới thường tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Năm triệu chứng cảnh báo giai đoạn bệnh “bùng phát”
Ở giai đoạn sau, các triệu chứng tiểu đường ở người trẻ biểu hiện diễn ra rầm rộ và rõ ràng hơn. Dưới đây là 4 dấu hiệu ở giai đoạn bùng phát của bệnh:
Khát nước liên tục
Cảm giác khát này là lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài dẫn đến cơ thể bị mất quá nhiều nước qua nước tiểu.
Tiểu nhiều
Do lượng glucose trong máu tăng quá cao, cơ thể sẽ làm giảm tình trạng này bằng cách thải bớt lượng đường dư qua nước tiểu, kéo theo một phần nước ra ngoài. Hệ quả là người bệnh thường đi tiểu nhiều lần.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Glucose là nguồn năng lượng của cơ thể nhưng lượng đường này không được chuyển vào đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Tế bào buộc phải sử dụng nguồn năng lượng từ protein và mỡ gây sụt cân nhanh chóng.
Ăn nhiều
Tế bào trong cơ thể luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, cơ thể sẽ bù đắp sự thiếu hụt này bằng cách kích thích hệ thần kinh gây cảm giác đói. Tuy nhiên, do thiếu hụt insulin nên glucose vào không thể đáp ứng được nhu cầu của tế bào nên dù có ăn nhiều nhưng không hết đói.
Mắt mờ
Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt hoặc kéo nước vào trong lòng mạch gây phù nề. Người bệnh có biểu hiện nhìn mờ, hình ảnh bóp méo, đốm đen trôi lơ lửng…
Cần làm gì ngay khi phát hiện bệnh tiểu đường?
Khi gặp các triệu chứng trên, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Khi đó, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu định lượng giá trị glucose trong máu để phát hiện bệnh tiểu đường.
Nếu bạn được chẩn đoán là tiểu đường, đừng quá lo lắng mà hãy làm theo những lời khuyên dưới đây:
Thay đổi chế độ ăn uống
Theo chuyên gia Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, người có mức đường huyết cao không cần ăn uống quá kiêng khem. Chế độ ăn nên để ý ăn ít tinh bột, đồ ngọt, đồ mặn và đồ ăn dầu mỡ; ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, ăn thêm hoa quả ở các bữa phụ. Khi ăn nên ăn rau và uống nước canh trước, sau đó mới ăn cơm kèm với thức ăn sẽ giúp không làm tăng đường huyết sau ăn.
Tập luyện
Dành 30 phút mỗi ngày tham gia các hoạt động yoga, đi bộ, bơi hay đạp xe đạp…Các hoạt động này tốt cho sức khỏe người tiểu đường, giúp bạn kiểm soát đường huyết và đốt cháy lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
Thay đổi lối sống
Lối sống lành mạnh ảnh hưởng tích cực đến lượng đường trong máu. Để tránh tăng đường huyết, bạn nên ngừng hút thuốc, hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích, dành thời gian nghỉ ngơi, đi ngủ sớm… Hàng ngày nên nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga, tập thiền… hoặc đơn giản là trò chuyện cùng người thân sẽ giúp tinh thần thoải mái, cũng làm giảm được đường huyết.
Dùng thêm thảo dược giảm đường huyết
Có nhiều thảo dược có tác dụng hạ đường huyết, có thể kể đến gồm lá Neem, lá Xoài, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng… Tuy nhiên, người trẻ bị tiểu đường hiện nay chủ yếu là do tình trạng kháng insulin nên chọn lựa những thảo dược có khả năng làm tăng tính linh hoạt của hormon này, nhờ đó ổn định đường huyết an toàn, hiệu quả.
May mắn là bạn không cần đun sắc hoặc tìm kiếm đâu xa, tại Việt Nam đã có Glutex – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đầu tiên từ thảo dược có khả năng giảm và ổn định đường huyết nhờ giảm kháng insulin.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì điều này là phát hiện triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ ở giai đoạn sớm sẽ tăng cơ hội chữa trị căn bệnh này hiệu quả.
Nguyễn Ngọc Quang
Tham khảo:
https://diatribe.org/issues/63/learning-curve
https://www.webmd.com/diabetes/type-2-diabetes-treatments
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/symptoms-causes/syc-20351193
https://www.healthline.com/health/diabetes/early-warning-signs-type-2-diabetes
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook