8 lời khuyên dành cho người mới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Thật khó chịu khi bạn biết mình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và cũng thật khó để bạn chấp nhận được sự thật này. Thế nhưng khi bạn còn chần chừ, dành thời gian để nghi ngờ và bực bội, bạn có biết bệnh tiểu đường sẽ nặng lên. Bằng 8 lời khuyên sau đây, chúng tôi hy vọng bạn có thể buông bỏ suy nghĩ tiêu cực và dễ dàng hơn khi bắt tay vào quá trình sống chung với căn bệnh này.
Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong đó lối sống (thực phẩm, tập thể dục, căng thẳng, mất ngủ) và di truyền đóng vai trò quan trọng.
Nhiều người tiểu đường nhầm tưởng rằng tiểu đường tuýp 2 là do thừa cân, béo phì, thế nhưng không đơn giản là như vậy, bởi có nhiều người tiểu đường tuýp 2 là người gầy. Cốt lõi vấn đề ở đâu được hiểu là bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra do 2 nguyên nhân chính: tuyến tụy giảm khả năng tiết insulin và các tế bào của cơ thể trở nên kháng insulin.
Insulin là hormon do tuyến tụy của cơ thể sản xuất để đưa đường từ máu vào tế bào, tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi thiếu hụt insulin, lượng đường trong máu tăng cao, theo thời gian sẽ gây ra các biến chứng khác nhau như bệnh tim, đột quỵ, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh, tổn thương gan thận…
Các phương pháp chính để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiện nay chủ yếu là duy trì kế hoạch ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc hạ đường huyết. Mục tiêu cuối cùng là giải quyết cả tình trạng kháng insulin và thiếu hụt insulin, từ đó giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu ổn định.
Gửi bạn tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh tiểu đường tuýp 2 trong các bài viết:
- Giảm kháng insulin – bí quyết kiểm soát tiểu đường tuýp 2 hiệu quả
- Bệnh tiểu đường type 2 và thông tin về ăn uống, điều trị có thể bạn chưa biết
Chấp nhận điều trị ngay khi được chẩn đoán để hưởng những lợi ích về lâu dài
Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải nhận bản án tử hình. Mặc dù những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe là không thể tranh cãi, thế nhưng bằng nhiều cách bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh, sống lâu dài với căn bệnh này.
Quản lý bệnh tiểu đường ở đây bao gồm:
- Kiểm soát đường huyết trong mức giới hạn an toàn
- Giảm chỉ số HbA1c
- Kiểm soát các bệnh mắc kèm như chỉ số huyết áp, cholesterol máu
- Cải thiện tâm trạng, hạn chế lo lắng, căng thẳng
- Giảm tối đa tình trạng mất ngủ về đêm
- Phát hiện sớm các biến chứng tiểu đường bằng cách duy trì khám bệnh định kỳ tại bệnh viện.
Bạn càng chủ động trong việc điều trị bao nhiêu, thì từ giai đoạn đầu bệnh tiểu đường của bạn sẽ được kiểm soát tốt, giảm thiểu tối đa những rủi ro về sau.
Có thể bạn quan tâm:
- 14 bí quyết hạ đường huyết, giảm mỡ máu và huyết áp đơn giản tại nhà
- Bệnh tiểu đường type 2 và cách điều trị: Hiệu quả cho người mới mắc
- Chỉ số đường huyết an toàn – Ngưỡng mục tiêu ở từng thời điểm
- Chỉ số đường huyết HbA1c có ý nghĩa gì với người tiểu đường?
Hãy luôn hiểu rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ nặng lên theo thời gian
Một số trường hợp bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên ở giai đoạn đầu mà chưa cần dùng thuốc. Thế nhưng quá trình này thường chỉ kéo dài tối đa đến 5 năm, sau đó người bệnh buộc phải sử dụng thuốc tiểu đường cho đến suốt đời. Qua thời gian, bệnh tiến triển nặng dần, buộc bạn phải tăng dần liều thuốc cũng như kết hợp thêm các thuốc mới để điều trị. Hiểu được vấn đề này sẽ giúp bạn chủ động và có cái nhìn đúng đắn hơn, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm:
Tối ưu hóa bữa ăn sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn quản lý đường huyết tốt hơn:
- Lựa chọn thực phẩm ít làm tăng đường huyết như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, rau lá xanh, các thực phẩm chứa đạm như thịt trắng, cá biển, các loại đậu đỗ, sữa tách béo hoặc sữa thực vật….
- Tránh đồ uống có chứa nhiều đường như nước ngọt có gas và tất cả các loại nước ép, hoa quả sinh tố vì chúng khiến đường máu sau ăn tăng cao.
- Kiểm soát lượng thực phẩm ăn ở mỗi bữa làm sao cho cơ thể cảm thấy vừa đủ, không nên ăn quá no và chia nhỏ số lần ăn trong ngày trong 4 – 5 lần.
- Luôn ước chừng số lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn thành 4 phần bằng nhau. Trong đó 2 phần là rau, 1 phần là cơm (tinh bột) và phần còn lại là chất đạm.
- Nấu ăn với nhiều loại gia vị hơn, nhất là tỏi, gừng, ớt hoặc bột quế. Chúng sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết rất hiệu quả.
- Luôn luôn uống nước canh và ăn rau củ trước khi ăn cơm và các loại thực phẩm khác. Cách ăn này sẽ giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời khiến đường được hấp thu chậm hơn ở đường ruột.
Hãy tìm hiểu thêm về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 trong các bài viết:
Tập thể dục là liều thuốc hoàn toàn miễn phí và hãy duy trì thường xuyên
Hoạt động thể dục thường xuyên, khoảng 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các buổi/tuần sẽ giúp làm giảm đường huyết, giúp cơ thể bạn sử dụng insulin tốt hơn, đồng thời cải thiện mức cholesterol máu.
Mua máy đo đường huyết cầm tay và kiểm tra đường máu thường xuyên
Chỉ số đường huyết thay đổi theo giờ đo, phụ thuộc vào thực phẩm, tâm trạng và nhiều yếu tố khác. Thế nhưng mỗi tháng, bạn chỉ đến bệnh viện 1 lần để lấy thuốc. Do đó, hãy tự trang bị các máy đo đường huyết tại nhà và kiểm tra đường máu vào các thời điểm sau:
- Trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy
- Trước và sau khi ăn
- Trước và sau khi tập thể dục
- Những lúc thấy cơ thể bất thường như ốm, sốt, choáng váng, vã mồ hôi, mệt mỏi không rõ lý do…
Đừng quá lo lắng nếu bạn đã phải tiêm insulin
Tiêm insulin không có nghĩa là bệnh tiểu đường của bạn đã nặng. Đó chỉ là cách điều trị phù hợp nhất ở thời điểm đó nhằm mục đích kiểm soát đường huyết tốt nhất. Do đó, hãy cố gắng tiêm thuốc đúng về liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Luôn tích cực tìm kiếm các thông tin về bệnh tiểu đường
Bạn có cả một đời để sống chung với bệnh tiểu đường, các phương pháp điều trị mới, thuốc mới, cách ăn uống, luyện tập mới luôn được đề cập thường xuyên để giúp người bệnh. Do đó, bạn nên dành thời gian mỗi ngày tìm kiếm và đọc thêm các thông tin hữu ích về căn bệnh này tại website uy tín: Giamduonghuyet.vn.
Sống chung với bệnh tiểu đường khó hay dễ sẽ phụ thuộc phần lớn vào bạn. Bạn cũng đừng quá lo lắng quá khi mới được chẩn đoán, hãy tìm cách chia sẻ khó khăn của mình với người thân, bác sĩ và cả với chúng tôi để có thể giúp bạn yên tâm, cảm thấy tự tin khi sống chung với căn bệnh này. Các thông tin cần hỗ trợ, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi về cho chúng tôi qua số 0985 877 724.
Hoa Lê
Nguồn:
https://health.usnews.com/health-news/family-health/diabetes/articles/2010/11/22/7-steps-newly-diagnosed-type-2-diabetics-should-take
https://diatribe.org/issues/63/learning-curve
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook