Bạn có thể sống được bao lâu nếu mắc tiểu đường tuýp 2?
Ước vọng sống lâu, sống khỏe mạnh luôn là mong ước lớn của con người. Nhưng ở người tiểu đường tuýp 2 thì chính những gánh nặng bệnh tật lại gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ và sức khỏe của người bệnh. Vậy người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể sống được bao lâu? Cần làm gì để kéo dài tuổi thọ và sống khỏe mạnh với căn bệnh này? Dưới đây chính là giải đáp cho vấn đề này.
Người bệnh có thể sống được bao lâu nếu mắc tiểu đường tuýp 2?
Không thể biết được chính xác một người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ sống được bao lâu bởi vì điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế tiểu đường là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Theo một báo cáo được xuất bản trong vào tháng 10 năm 2016 trên tạp chí Y khoa New England đưa ra nhận định bệnh tiểu đường làm tăng 15% nguy cơ tử vong sớm ở người.
Tổ chức Bệnh tiểu đường Anh quốc (Diabetes UK) cũng cho biết: Trung bình những người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ bị giảm khoảng 20 năm tuổi thọ và người mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ bị giảm 10 năm tuổi thọ so với bình thường. Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Canada vào năm 2012 chao thấy: phụ nữ sau tuổi 55, mắc bệnh tiểu đường thì tuổi thọ trung bình giảm đi 6 năm và ở nam giới là 5 năm.
Một số nghiên cứu khác cho thấy rằng, nguy cơ tử vong càng cao nếu người bệnh bị mắc tiểu đường ở độ tuổi càng trẻ.
Những yếu tố có thể làm giảm tuổi thọ ở người bệnh tiểu đường tuýp 2
Có thể nói rằng biến chứng tiểu đường là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Các biến chứng này bắt nguồn từ việc đường huyết tăng cao kéo dài khiến hệ thần kinh và hệ thống mạch máu bị tổn thương nghiêm trọng. Những biến chứng tiểu đường gây tử vong nhiều nhất ở người tiểu đường tuýp 2 là:
- Biến chứng tim mạch: Đây là biến chứng gây tử vong nhiều nhất ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ước tính rằng người lớn mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao gấp 2-4 lần so với những người bình thường và có khoảng 68% người bệnh tiểu đường trên 65 tuổi tử vong do nhồi máu cơ tim, 16% tử vong do tai biến mạch máu não.
- Biến chứng trên thận dẫn tới suy thận.
- Biến chứng cấp tính do tăng đường huyết quá cao dẫn tới nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu.
- Hạ đường huyết quá mức thường do dùng thuốc quá liều, vận động quá mức.
Biến chứng tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người tiểu đường tuýp 2
Nguy cơ xuất hiện các biến chứng sẽ tăng lên nếu người bệnh có các yếu tố dưới đây:
- Có vòng eo lớn.
- Mắc kèm các bệnh khác như cao huyết áp, rối loạn lipid máu, suy giảm chức năng gan thận, viêm loét dạ dày tá tràng.
- Ăn uống không kiêng khem.
- Ít thực hiện các hoạt động thể chất.
- Thường xuyên bị căng thẳng tâm lý.
- Thiếu ngủ.
- Sử dụng thuốc điều trị không đúng theo chỉ định.
Càng có nhiều yếu tố nêu trên thì nguy cơ xuất hiện các biến chứng càng cao
Cách nào giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 kéo dài tuổi thọ?
Giảm và kiểm soát đường huyết ở mức mục tiêu chính là “chìa khóa” giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là những lời khuyên giúp người bệnh làm được điều đó:
- Theo dõi đường huyết thường xuyên: Việc theo dõi chỉ số đường huyết một cách thường xuyên có thể giúp người bệnh có những điều chỉnh kịp thời về chế độ ăn uống, luyện tập cũng như thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn hướng xử trí thích hợp khi phát hiện đường huyết tăng cao. Tốt nhất người bệnh nên sắm một chiếc máy đo đường huyết để có thể thực hiện việc kiểm tra đường huyết ngay tại nhà.
- Thay đổi Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới chỉ số đường huyết, chính vì vậy việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát đường chỉ số đường huyết.
- Hãy vận động thể chất một cách tích cực và thường xuyên: các hoạt động thể chất như đi bộ, đạp xe, chơi các môn thể thao, tập thể dục nên được duy trì ít nhất từ 30 phút tới 1 giờ mỗi ngày.
- Giảm cân tích cực nếu bạn có vòng bụng lớn giúp giảm nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.
- Dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động giúp bạn thư giãn: stress, lo lắng xuất hiện khá nhiều người mắc các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường. Chính những yếu tố tâm lý này lại khiến cho tình trạng bệnh diễn biến xấu đi nhanh hơn. Do đó, người bệnh nên dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động giúp thư giãn như thực hiện các hoạt động thể chất, các hoạt động giải trí, tập luyện các phương pháp giúp thư giãn như thiền hay yoga, trò chuyện chia sẻ nhiều hơn với mọi người xung quanh…
- Sử dụng thuốc điều trị thường xuyên, đều đặn, đúng liều lượng và thời gian, hạn chế tối đa việc quên thuốc.
Sử dụng Tinh chất lá Xoài – Bí quyết giúp sống lâu khi bị tiểu đường tuýp 2
Đường huyết tăng cao lâu dài chính là “căn nguyên” gây biến chứng tiểu đường, gây suy giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy kiểm soát tiểu đường tuýp 2 hiệu quả không thể thiếu việc giảm và ổn định đường huyết trong, gia tăng yếu tố bảo vệ mạch máu và thần kinh cho người bệnh.
Ngoài những giải pháp từ Tây y, các chuyên gia Y học cổ truyền cho biết, việc kết hợp thêm với những giải pháp giảm và ổn định đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường như Tinh chất lá Xoài cũng được thế giới đánh giá cao. Hiệu quả của chúng đã được nghiên cứu và chứng minh rõ ràng, kiên trì sử dụng lâu dài có thể giúp cơ thể tự thiết lập và cân bằng các rối loạn chuyển hóa – điều mà các thuốc Tây y khó có thể mang lại.
Xem thêm chia sẻ của chuyên gia Đông y Hoàng Khánh Toàn về việc sử dụng Tinh chất lá Xoài hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2
Chia sẻ của người bệnh tiểu đường tuýp 2 về cách ổn định đường huyết, giảm HbA1c vô cùng đơn giản
Có rất nhiều bệnh có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của con người mà không riêng gì tiểu đường tuýp 2. Nhưng bằng cách kiểm soát tốt bệnh, giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, chắc chắn rằng bạn sẽ sống rất khỏe mạnh và dài lâu với căn bệnh này.
Cao Ngọc Hải
Nguồn tham khảo: http://mdm-communications.com/can-live-long-type-2-diabetes/
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Chồng chị mới bị tiểu đường mới khám lên 500 mấy, uống thuốc hạ đường còn 400 mấy. Hỏi chưa bịnh 70 kg, mà giờ còn có 60 chục. Xin hỏi bác sĩ cách trị thế nào cho hợp lý xin cảm ơn.
Chào chị,
Chúng tôi hiểu nỗi lo lắng của chị hiện nay dành cho chồng của mình.
Với chỉ số đường huyết cao lên đến 500mg/dl, đó là một chỉ số vô cùng nguy hiểm. Thông thường nếu đường máu tăng cao như vậy bác sĩ sẽ cân nhắc cho dùng thuốc tiêm lnsulin ngay để đưa đường máu về mức thấp hơn, sau đó cho dùng các loại thuốc uống. Mức đường huyết 400mg/dl hiện nay vẫn còn là mức rất cao và nguy hiểm. Do đó, chồng bạn cần kiên trì uống thuốc thường xuyên kết hợp với thăm khám theo định kỳ của bác sĩ để theo dõi đường máu liên tục.
Với mức đường huyết đang tăng quá cao như hiện nay, bạn cần khuyên chồng bạn:
1. Uống nhiều nước: Đây là cách hạ đường huyết nhanh chóng nhất, bởi đường sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, bạn không nên uống nhiều nước nếu đang mắc bệnh thận, bị cao huyết áp hoặc suy tim.
2. Sử dụng trà xanh hoặc quế chi: Một tách trà quế không đường (thêm 1- 2 thìa cà phê quế) hoặc trà xanh có thể giúp bạn giảm đường huyết một cách tức thời thông qua tác động tăng chuyển hóa đường, cải thiện độ nhạy cảm của lnsulin.
3. Tăng cường vận động: Vận động trong khoảng 15 – 20 phút là cách hạ đường huyết nhanh bởi sẽ giúp bạn tăng sử dụng đường ở cơ bắp, tăng hoạt động của lnsulin. Không vận động nếu bạn cảm thấy choáng váng, đau đầu, buồn nôn, nôn, sốt…
4. Ăn phô mai: Bạn có thể ăn phô mai hoặc thức ăn nhiều đạm, chất béo khi có cảm giác đói bởi chúng sẽ giúp làm chậm hấp thu đường, nhờ đó không tăng đường máu sau ăn.
Tuy nhiên, đây chỉ là tình thế tạm thời, về lâu dài để hạ và ổn định đường máu, bạn đọc kỹ phần thông tin trong bài viết sau đây:
https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/duong-huyet-tang-cao-dau-la-cach-giam-duong-mau-hieu-qua.html
Xin hỏi: Glutex mua ở đâu,giá bao nhiêu một hộp, được bao nhiêu viên? Và uống lượng thế nào ạ?
Chào bạn,
Để giúp bạn tiết kiệm thời gian đi lại mà chính sách giá vẫn ưu đãi, hiện nay chúng tôi đã giao Glutex về tận nhà, bạn nhận hàng rồi mới cần thanh toán. Để đặt hàng, bạn chỉ cần nhắn cho chúng tôi số điện thoại, các dược sĩ sẽ liên hệ tư vấn cho bạn trước về liều dùng, cách dùng, kèm chế độ ăn uống, luyện tập sao cho đạt hiệu quả nhanh nhất. Hoặc bạn điền thông tin vào đường link sau: https://giamduonghuyet.online/dat-hang
1 hộp Glutex có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên, tổng cộng 30 viên. Giá sẽ dao động tùy thuộc vào đơn hàng bạn mua:
– Mua 1 – 2 hộp: 215.000đ
– Mua 3 – 4 hộp: 205.000đ
– Mua từ 5 hộp trở lên: 200.000đ
Đơn hàng từ 02 hộp trở lên được miễn cước vận chuyển 30.000đ.
Mỗi ngày bạn sẽ uống với liều 4 viên, chia 2 lần, trung bình 1 tháng bạn sẽ cần 4 hộp sản phẩm.
Bạn có thể cho chúng tôi biết thêm các thông tin về chỉ số đường huyết, số năm mắc bệnh tiểu đường, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn để chúng tôi tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi năm nay 40 tuổi, mới phát hiện đái tháo đường tuyp 2 nhưng đường máu của tôi không cao lắm 7,8 mmol/l. Vậy tôi có thể dùng Glutex thay cho thuốc tây được không?
Chào bạn,
Nếu bác sĩ đã cho bạn thuốc điều trị thì bạn không thể bỏ thuốc tây để dùng Glutex được mà nên dùng song song để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bởi thuốc tây là điều trị nền tảng của người bệnh tiểu đường tuýp 2, khi bạn đã dùng thuốc, bạn nên theo suốt đời để thuốc giúp bạn kiểm soát chỉ số đường huyết. Nếu bạn đang uống thuốc tây mà ngưng, điều đó có thể gây phản tác dụng, vừa khiến đường huyết tăng cao, vừa khiến việc dùng thuốc sau này gặp khó khăn hơn.
Về Glutex, hiện nay bạn nên dùng sản phẩm với liều 4 viên mỗi ngày, chia làm 2 lần uống và cố gắng duy trì tối thiểu từ 2 – 4 tháng. Sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết lúc đói, tránh tăng đường huyết sau ăn, từ đó giúp làm giảm chỉ số HbA1c.
Bạn có thể xem thêm chia sẻ của người bệnh sử dụng sản phẩm cho hiệu quả tốt tại bài viết sau:
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/chia-se/toi-da-on-dinh-duoc-duong-huyet-giam-hba1c-bang-cach-rat-don-gian.html
Chúc bạn sức khỏe!
Mẹ tôi bị tiểu đường tuýp 2 hơn chục năm nay và đã xuất hiện các biến chứng như mờ mắt, xơ vữa động mạch. Trước giờ mẹ tôi chỉ sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ và đường huyết cũng khá ổn định. Vì tuổi đã cao nên tôi muốn mua sản phẩm nào đó để hỗ trợ cho mẹ trong việc làm chậm sự xuất hiện các biến chứng. Xin hãy tư vấn giúp tôi.
Chào bạn,
Mẹ bạn đã mắc tiểu đường tuýp 2 lâu năm và đã có biến chứng tiểu đường, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ mẹ bạn nên kiểm soát tốt cả chế độ ăn, tập luyện, lối sống. Tái khám định kỳ thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh và lựa chọn các phương pháp điều trị sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, mẹ bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex mỗi ngày 4 viên, chia làm 2 lần để hỗ trợ giúp làm giảm và ổn định đường huyết, cải thiện các biến chứng mà mẹ bạn đang gặp phải.
Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe!