Bệnh tiểu đường có di truyền không? Cha hay mẹ mắc bệnh nguy cơ truyền cho con cái cao hơn?
98% những trường hợp trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường đều trăn trở với câu hỏi bệnh tiểu đường có di truyền không? Dưới đây chúng tôi gửi đến quý bạn đọc lời đáp của chuyên gia cho câu hỏi này và phương cách để giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường bởi yếu tố gia đình.
Với tuýp 1 thì bệnh tiểu đường có di truyền không?
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là loại bệnh tự miễn, nghĩa là bệnh xảy ra do cơ thể nhầm lẫn nên tự tấn công vào các tế bào khỏe mạnh. Hầu hết các trường hợp đều được chẩn đoán trong thời thơ ấu. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy có một tỷ lệ di truyền nhất định với những trường hợp mắc tiểu đường tuýp 1, cụ thể là:
- Nếu mẹ mắc bệnh: Trước khi trẻ 25 tuổi tỷ lệ di truyền là 4%; sau 25 tuổi là 1%.
- Nếu cha bị tiểu đường tuýp 1: 5% nguy cơ trẻ cũng mắc bệnh.
- Cả hai cha mẹ cùng mắc bệnh: tỷ lệ khoảng 25%.
- Nếu chị em ruột mắc bệnh: 5% trẻ bị bệnh.
- Anh chị em song sinh mắc bệnh: tỷ lệ trẻ còn lại bị tiểu đường lên tới 50%.
Ngoài ra, người da trắng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hơn các chủng tộc khác.
Thường những người mắc tiểu đường tuýp 1 có sẵn kháng thể tự miễn dịch trong máu nhiều năm trước, sau đó gặp phải yếu tố nào đó kích hoạt mới khởi phát bệnh. Các yếu tố thường gặp là:
- Thời tiết lạnh: Thường tiểu đường tuýp 1 được phát hiện nhiều hơn vào mùa đông và phổ biến ở xứ lạnh.
- Virus: Các nhà khoa học cho rằng một số virus có thể kích hoạt bệnh tiểu đường tuýp 1 như bệnh sởi, quai bị, nhiễm coxsackie B và rotavirus.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có phải là bệnh di truyền không?
Tiểu đường tuýp 2 chiếm tới 90% tổng số trường hợp mắc bệnh. Tương tự như tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 có một phần là do di truyền. Một số nghiên cứu gần đây ghi nhận:
- Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh, tỷ lệ di truyền là 15%.
- Cả hai đều mắc bệnh, con số này lên tới 75%.
Ngoài ra, một số yếu tố về lối sống có thể làm cho nguy cơ di truyền tồi tệ hơn hoặc dẫn đến tiểu đường tuýp 2 ở những người không có tiền sử gia đình, bao gồm:
- Thừa cân hoặc người gốc châu Á với chỉ số khối cơ thể trên 23.
- Ít vận động.
- Huyết áp hoặc mỡ máu cao.
- Tiền sử tiểu đường thai kỳ.
- Bị trầm cảm hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.
Khác với bệnh tiểu đường tuýp 1 không có khả năng phòng ngừa, thì bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể phòng ngừa từ sớm, kể cả bạn có yếu tố gia đình.
Xem thêm:
Cách phòng chống bệnh tiểu đường: Hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia
Cách giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do di truyền
Hiện nay chưa có phương pháp nào để ngăn chặn bệnh tiểu đường do di truyền nhưng có thể giảm bớt nguy cơ khởi phát căn bệnh này bằng cách:
- Ăn uống lành mạnh, giảm chất bột đường; giảm chất béo; hạn chế bia rượu, thuốc lá; tăng cường trái cây tươi và rau xanh.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Tránh căng thẳng, stress
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị từ sớm.
Khi đã trả lời được câu hỏi bệnh tiểu đường có di truyền không, điều quan trọng tiếp theo là bạn nên áp dụng sớm những biện pháp giảm nguy cơ ngay ở tuổi trưởng thành, đừng đợi chờ khi phát bệnh mới đi chữa. Nếu đã để lỡ việc giảm nguy cơ ở giai đoạn này, bạn cần bắt đầu ngay với việc tập luyện và thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực. Cần khám và theo dõi sức khỏe mỗi năm ít nhất là 1 – 2 lần kể cả khi sức khỏe tốt.
Dược sĩ Cao Ngọc Hải
Nguồn:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/317468.php
https://www.webmd.com/diabetes/diabetes-type-1-genetics#2
Tôi năm nay 35 tuổi.đi xét nghiệm HbA1C là 7.0., LDL-C 4.0, glucose 6.5. Không biết là tôi có phải đã bị bệnh tiểu đường không. Xin được tư vấn
Chào bạn
Giới hạn chẩn đoán tiểu đường là glucose máu lúc đói trên 6,9 mmo/l hoặc HbA1c trên 6,4 %. Điều này có nghĩa, bạn đã bị tiểu đường. Để kiểm soát đường huyết và duy trì sức khỏe, bạn nên sớm tiến hành điều trị bằng các giải pháp sau:
Đầu tiên, bạn hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Những thực phẩm không dễ gây tăng đường huyết như cơm, bún, phở, bánh kẹo ngọt… nên được hạn chế. Thay vào đó, bạn cần tăng cường nhóm thực phẩm có lợi bao gồm, rau xanh, hải sản, thịt nạc, sữa ít béo, ít đường. Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, điều này vừa đảm bảo đường huyết không tăng cao, vừa giúp cơ thể có đủ năng lượng hoạt động cả ngày.
Tập luyện, di chuyển nhiều hơn cũng là 1 giải pháp tự nhiên giúp đường huyết sớm trở về mức bình thường. Để tạo thói quen tập luyện hàng ngày, bạn nên chọn bài tập bản thân yêu thích và thực hiện 30 – 45 phút mỗi ngày.
HbA1c của bạn khá cao, do đó, việc dùng thuốc hạ đường huyết là bắt buộc. Hãy hỏi kỹ bác sĩ và ghi lại liều dùng, cách dùng, thời gian dùng, tránh quên uống thuốc khiến đường huyết tăng cao.
Bên cạnh các giải pháp nêu trên, bạn có thể cân nhắc dùng thêm TPBVSK Glutex để tăng tốc độ giảm đường huyết. Nhờ khả năng tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường trong máu, Glutex vừa giúp giảm đường huyết vừa ổn định chỉ số này trong giới hạn cho phép.
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm, bạn có thể xem thêm chia sẻ của anh Phạm Hoan trong video dưới dây, đường huyết của anh sau khi dùng Glutex giảm từ 8-9 mmol/l xuống 6,2 mmo/l
https://www.youtube.com/watch?v=lm9iKMnEVZM
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi phát hiện mình bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 được 2 năm rồi . Trong 2 năm đó tôi luôn luôn trăn trở cho căn bệnh quái ác này. Tôi tìm hiểu về gia đình có ai bị mắc bệnh này không ? nhưng gia đình tôi không có ai bị mắc bệnh vậy mà sao tôi lại bị mắc bệnh như vậy.Tôi rất buồn luôn mong muốn tìm cách nào để chữa cho khỏi dứt điểm nó để cuộc sống của tôi được ổn định. Ai có thể giúp tôi. Tôi chân thành cảm ơn!
Chào bạn
Chúng tôi rất đồng cảm với những cảm xúc mà bạn đã và đang trải qua. Tâm trạng của bạn cũng là tâm trạng chung mà nhiều người bệnh gặp phải.
Tiểu đường có thể xảy ra với bất kỳ ai. Mặc dù người có gia đình mắc bệnh sẽ có dễ bị tiểu đường hơn nhưng đây chỉ là 1 trong nhiều yếu tố nguy cơ. Quan trọng hơn, chế độ ăn không lành mạnh, tập luyện chưa thường xuyên, béo phì thừa cân mới là những nhân tố chính khiến khiến bạn đến gần hơn với bệnh lý này.
Hiện nay, vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe nếu có lòng tin và kiên trì với một phác đồ điều trị tốt (dùng thuốc, ăn uống lành mạnh, tập luyện, kết hợp các sản phẩm hỗ trợ…). Thực tế cũng chứng minh, nhiều người bệnh áp dụng và có được kết quả tốt.
Mong rằng, bạn sẽ sớm lấy lại tinh thần, thư giãn hơn, hãy coi tiểu đường là động lực để bạn thay đổi lối sống theo hướng tích cực. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ với chúng tôi chỉ số đường huyết, hba1c của bản thân. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!