Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Bệnh tiểu đường có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bệnh tiểu đường có lây không – đó là trăn trở của không chỉ người mắc bệnh tiểu đường mà còn của cả những người khỏe mạnh. Vậy, quan niệm bệnh tiểu đường có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường ăn uống, đường máu, đường tình dục liệu có đúng hay không? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Tiểu đường là một bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi đường huyết tăng cao mạn tính. Bệnh có thể tiến triển cấp tính (tiểu đường type 1) hoặc tiến triển âm thầm trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán (tiểu đường type 2).

Bệnh tiểu đường có lây không?

Câu trả lời là “không”! Bệnh tiểu đường không phải do virus, vi khuẩn hay nấm gây ra nên không thể lây truyền từ người này sang người khác.

Tuy nhiên, nếu bạn có anh/chị em ruột hoặc bố mẹ mắc tiểu đường, nguy cơ của bạn sẽ cao hơn. Có ba lý do để giải thích cho điều này:

  • Bệnh tiểu đường có thể di truyền: Theo nghiên cứu của Trung tâm sức khỏe Cộng đồng Harvard, nguy cơ mắc tiểu đường type 1 của con cái khi có cha hoặc mẹ mắc tiểu đường lần lượt là 10% và 4%. Đối với bệnh tiểu đường type 2, nguy cơ này cao hơn nhiều. Nếu cha/mẹ mắc tiểu bệnh trước tuổi 50, thì nguy cơ mắc bệnh của con là trên 14%; Nguy cơ này là 7,7% trong trường hợp cha/mẹ được chẩn đoán mắc bệnh sau 50 tuổi và đạt mức 50% nếu cả bố và mẹ đều bị tiểu đường.
Bệnh tiểu đường xảy ra do rối loạn chuyển hóa đường nên không lây

Bệnh tiểu đường xảy ra do rối loạn chuyển hóa đường nên không lây

  • Bệnh tiểu đường, đặc biệt là type 2, ảnh hưởng rất nhiều từ lối sống. Những người mắc bệnh tiểu đường thường có những thói quen bất lợi cho sức khỏe, và người trong một nhà lại thường có những thói quen giống nhau. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Sự căng thẳng: Nếu có người thân mắc tiểu đường, bạn sẽ dễ bị căng thẳng hơn. Căng thẳng làm tăng đề kháng lnsulin và thúc đẩy bạn ăn đồ ngọt, đồ béo để trấn an. Nguy cơ mắc béo phì, bệnh tiểu đường type 2 cũng từ đó tăng lên.

Hóa giải những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường

Thay vì lo lắng bệnh tiểu đường có lây không, bạn nên chủ động phòng bệnh

Thay vì lo lắng bệnh tiểu đường có lây không, bạn nên chủ động phòng bệnh

Có người cho rằng, bệnh tiểu đường liên quan đến máu nên có thể truyền qua đường máu. Nhưng thực sự bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không? Xin trả lời rằng, kể cả bạn nhận máu của một người mắc bệnh tiểu đường, bạn cũng không thể mắc căn bệnh này, miễn là họ kiểm soát đường huyết tốt.

Tương tự như vậy, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Tiểu đường có lây qua đường sinh dục không?”, “bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống không?” và có một cái nhìn đúng đắn hơn về căn bệnh này.

Thay vì lo lắng bệnh tiểu đường có lây không, bạn nên có kế hoạch phòng ngừa bệnh hiệu quả, bao gồm ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động và khám sức khỏe định kỳ.

Ds. Kim Chi

Nguồn:

https://www.diabetesselfmanagement.com/blog/is-diabetes-communicable/

https://www.glucosetracker.net/blog/5-diabetes-myths/

http://www.diethealthclub.com/askquestion/400/diabetes-health-advice-karthik-aged-28-yrs-diabeti.html

 

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    4 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Trần Thanh Hà
    20/11/2018

    Làm thế nào để biết mình có bị tiểu đường không?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Trần Thanh Hà

    Chào bạn,
    Đi kiểm tra đường máu là phương pháp xác định bệnh tiểu đường tuýp 2 chính xác nhất bạn nhé. Bạn đến bệnh viện, yêu cầu xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau để chẩn đoán:
    – Chỉ số đường huyết lúc đói > 7mmol.l tối thiểu qua 2 lần đo: Đo lúc sáng sớm, chưa ăn gì, nhịn ăn trên 8 tiếng.
    – Chỉ số đường huyết bất kỳ > 11.1mmol/l, kèm theo các triệu chứng tăng đường huyết rõ ràng như ăn nhiều, uống nhiều, gầy sút nhanh…
    – Chỉ số đường huyết sau nghiệm pháp glucose > 11.1mmol/l.
    – Chỉ số HbA1c > 6.5%.
    Thân mến!

    Nông Thảo
    17/06/2018

    Tôi 46t nữ bị tiểu đường típ 2 , 6.18 vậy có cao không ?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Nông Thảo

    Chào bạn
    Đường huyết của bạn đang nằm trong giới hạn cho phép (đường huyết lúc đói < 7 mmol/l, đường huyết sau ăn < 10 mmol/l). Do đó, bạn không cần quá lo lắng. Bạn nên duy trì kế hoạch điều trị hiện tại và sau mỗi 3 tháng, bạn tới bệnh viện kiểm tra thêm HbA1c. Chỉ số này sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn rằng đường huyết của mình có ổn định trong 2 - 3 tháng qua không. Yêu cầu: HbA1c < 6.5%. Ngoài ra, ngay khi có thắc mắc về bệnh tiểu đường, hãy nhấc máy gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 0985877724 để được tư vấn. Chúc bạn sức khỏe!