Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Hiểu rõ về bệnh tiểu đường để giúp điều trị hiệu quả

Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Bệnh nguy hiểm là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách điều trị khoa học, hiệu quả. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh tiểu đường.

Hiểu biết về bệnh tiểu đường chưa bao giờ là đủ với người đã mắc bệnh, người có nguy cơ cao, thậm chí người thân của họ hoặc những người hoàn toàn khỏe mạnh. Bởi, nếu phát hiện chậm trễ hoặc thiếu hiểu biết trong việc điều trị, cái giá phải trả là quá đắt. Một khi bạn đã hiểu về bệnh tiểu đường, thì việc chung sống với căn bệnh này không còn là đáng sợ.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là bệnh mạn tính, xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh đủ lnsulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả lnsulin (đề kháng lnsulin) hoặc kết hợp cả 2 khiến cho đường huyết luôn ở mức cao.

lnsulin là hormon do tế bào beta của tuyến tụy sản xuất, đóng vai trò vận chuyển đường từ máu vào tế bào, tạo năng lượng cho cơ thể sử dụng và đưa đường dự trữ tại gan dưới dạng glycogen để huy động khi cơ thể cần.

Tiểu đường tuýp 1 khác 2 ở điểm nào?

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ?

Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? So với tiểu đường tuýp 1 thì loại nào nguy hiểm hơn?”. Đây câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thắc mắc nhưng lại hỏi khó có thể tìm được lời giải đáp, bởi mỗi loại lại có những đặc điểm riêng không thể so sánh hơn kém:

– Tiểu đường tuýp 1 luôn luôn phải sử dụng lnsulin, trong khi tuýp 2 thì không nhất thiết, tuy nhiên với trường hợp bệnh tiến triển nặng thì người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phải sử dụng lượng lnsulin lớn hơn so với tiểu đường tuýp 1 rất nhiều.

– Tiểu đường tuýp 2 diễn biến và tiến triển chậm hơn so với tiểu đường tuýp 1 nhưng chúng ta lại thường chỉ phát hiện ra khi mà bệnh đã gây ra biến chứng (khó phát hiện hơn để điều trị sớm hơn so với tiểu đường tuýp 1).

Đồng thời, cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tương đương nhau. Nhìn chung thì bệnh nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào việc điều trị tốt hay không chứ không phải là mắc loại tiểu đường tuýp 2 hay tuýp 1.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Đường huyết tăng cao quá mức có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Không chỉ vậy, đường huyết tăng cao kéo dài cùng với các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể có thể sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm như  biến chứng mắt, biến chứng thần kinh, biến chứng trên thận, biến chứng nhiễm trùng, biến chứng tim mạch … Đặc biệt 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do biến chứng tim mạch.

Nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường chính là biến chứng

Nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường chính là biến chứng

Bệnh tiểu đường có lây nhiễm không?

Tiểu đường không lây nhiễm qua bất cứ con đường nào, nhưng mặt khác yếu tố gia đình ảnh hưởng khá nhiều tới nguy cơ liệu một người có mắc bệnh tiểu đường hay không? (rõ rệt hơn ở tiểu đường tuýp 2).

Trong một nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy rằng 73% người bệnh tiểu đường tuýp 2 có các yếu tố nguy cơ về gia đình từ trung bình tới cao, trong đó có tới 40% liên quan tới béo phì.

Có chữa được không?

Có nhiều cách kiểm soát tiểu đường hiệu quả, nhưng chưa thể chữa dứt điểm bệnh. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể được phòng tránh ở giai đoạn sớm (tiền tiểu đường) hoặc điều trị để trì hoãn biến chứng bằng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và một phần không thể thiếu đó chính là sử dụng thuốc, cũng như các sản phẩm hỗ trợ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Hiện nay, cùng với thuốc thì nhiều loại thảo dược thiên nhiên đã được chứng minh tác dụng qua nhiều nghiên cứu trên thế giới như cao lá Xoài, lá Neem, Mướp đắng, Hoàng bá, Quế chi cũng đã được đưa vào công thức của một số sản phẩm giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, trong khi tính an toàn lại rất cao.

Hãy cùng lắng nghe đánh giá của chuyên gia Đông y Hoàng Khánh Toàn về vai trò của thảo dược trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường sống được bao lâu?

Người bệnh tiểu đường sống được bao lâu còn tùy thuộc rất nhiều vào việc đường huyết, biến chứng và các bệnh mắc kèm có được kiểm soát hiệu quả hay không? Có những người chỉ sống được một vài năm từ khi phát hiện, nhưng cũng có những người nhờ thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh, sử dụng thuốc, sản phẩm hỗ trợ… đều đặn mà họ vẫn sống thọ như người khỏe mạnh. Chính vì vậy, việc tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ cũng như áp dụng một lối sống khoa học là yếu tố tối quan trọng đối với người bệnh tiểu đường.

Một số lưu ý về lối sống đối với người bệnh tiểu đường

Tiểu đường ăn gì kiêng gì?

Có thể nói rằng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học quyết định tới 50% tới kết quả điều trị tiểu đường. Các chuyên gia khuyến cáo, nhìn chung người bệnh nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, không cần kiêng khem quá mức, vì điều đó có thể gây thiếu dưỡng chất, ngược lại còn làm tăng gánh nặng trong điều trị. Tuy nhiên, nên ăn giảm chất bột, đường, ăn tăng cường rau xanh, uống nhiều nước; hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo. Trong trường hợp bị cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, suy thận… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chế độ ăn phù hợp. Cùng với chế độ ăn uống, vận động thể chất đều đặn hằng ngày cũng rất quan trọng.

Người tiểu đường nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm

Người tiểu đường nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm

Tiểu đường có ăn được trái cây ngọt không?

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo, người bệnh tiểu đường có thể ăn bất kỳ loại trái cây nào mà họ thích. Nhưng nên lựa chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thực phẩm GI thấp (không làm tăng đường huyết sau ăn) như bưởi, cam, táo, lê, xoài, dâu tây, thanh long, ổi, dưa hấu… Mỗi ngày có thể ăn 2 phần trái cây tương đương khoảng 150g

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý rằng, khi ăn trái cây thì không nên xay nhỏ (làm sinh tố) hay ép lấy nước bởi vì việc này sẽ giảm đáng kể lượng chất xơ khiến cho lượng đường trong trái cây được cơ thể thấp thu nhanh chóng.

Tiểu đường uống thuốc gì?

Đối với người bệnh mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ bắt buộc phải điều trị bằng lnsulin (tiêm) suốt đời để kiểm soát đường huyết.

Đối với tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn đầu, thông thường các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nếu đáp ứng tốt thậm chí có thể không phải dùng thuốc. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc hạ đường huyết.

Tiêm lnsulin có phải là bệnh tiểu đường nặng hơn?

Khá nhiều người thắc mắc rằng, trước đây chỉ dùng thuốc điều trị tiểu đường đơn thuần, nay tiêm lnsulin có phải bệnh tiểu đường nặng hơn? Hiện nay vẫn có nhiều quan điểm trái chiều về việc sử dụng lnsulin với người bệnh tiểu đường tuýp 2. Thông thường lnsulin khi thuốc điều trị tiểu đường ít còn tác dụng (do hiện tượng nhờn thuốc), tuyến tụy bị suy kiệt hoặc trong những lần phẫu thuật, ốm đau, chấn thương phải nằm viện. Nhưng nhiều quan điểm mới lại cho rằng người bệnh đái tháo đường tuýp 2 nên sử dụng lnsulin sớm để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế tác dụng phụ và giảm liều dùng của thuốc. Chính vì vậy, nhiều cơ sở y tế hiện nay cho người bệnh tiêm lnsulin ngay cả khi bệnh ở giai đoạn sớm.

Trên đây là những điều cần biết về bệnh tiểu đường. Hy vọng với bài viết này, người bệnh đã có thêm những kiến thức bổ ích, tích lũy vào vốn kiến thức về tiểu đường, từ đó nâng cao nhận thức trong việc phòng và điều trị bệnh.

Cao Ngọc Hải

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

Nguồn tham khảo:

http://www.nytimes.com/health/guides/disease/diabetes/print.html

http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs312/en/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317468.php

https://www.diabetesdaily.com/blog/2010/10/which-is-worse-type-1-or-type-2-diabetes/

 

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    13 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Đinh Thị Thanh
    20/11/2018

    Tôi năm nay 45 tuổi, tôi được các bác sĩ chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 vào tuần trước. Tôi muốn hỏi là căn bệnh này của tôi có lây được không. Tôi có phải cách li vợ tôi trong cuộc sống vợ chồng không? Xin cho tôi lời khuyên.

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Đinh Thị Thanh

    Chào bạn,
    Bạn yên tâm rằng tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, và nó không hề lây qua đường không khí, tình dục hay là đường máu. Vì vậy, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường như những thành viên khác trong gia đình và không cần cách ly với vợ của bạn.
    Tuy nhiên, khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 càng lâu, hoặc nếu bạn không kiểm soát tốt chỉ số đường máu, bạn có thể mắc phải biến chứng rối loạn cương dương. Tình trạng này giống như trên bảo dưới không nghe, hoặc dễ xuất tinh hoặc khó cương cứng, khó đạt khoái cảm khi quan hệ. Do đó, để hạn chế tối đa loại biến chứng này, cũng như các biến chứng khác, bạn cần phải có mục tiêu rõ ràng trong việc kiểm soát đường máu. Bởi tuổi bạn còn rất trẻ, đường huyết lúc đói nên dưới 7mmol/l, thậm chí dưới 6.5mmol/l và HbA1c dưới 6%.
    Có nhiều cách giúp bạn đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết. Một trong số đó là sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe GLUTEX mỗi ngày 4 viên, chia 2 lần. Đã có nhiều người bệnh đạt hiệu quả cao khi sử dụng sản phẩm, bạn có thể xem thêm tại đây:
    https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/chia-se/toi-da-on-dinh-duoc-duong-huyet-giam-hba1c-bang-cach-rat-don-gian.html
    Chúc bạn sức khỏe!

    Lê Mỹ Hạnh
    05/11/2018

    Người nhà tôi 75 tuổi, bị cao huyết áp hơn 5 năm nay. Gần đây đi xét nghiệm thấy đường máu lúc đói là 10 mmol/l, bác sĩ chẩn đoán là đái tháo đường tuýp 2. Cho tôi hỏi bệnh này có nguy hiểm không và người nhà tôi cần phải kiêng khem gì không? Tôi cảm ơn.

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Lê Mỹ Hạnh

    Chào bạn,
    Đái tháo đường tuýp 2 là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiều biến chứng làm tăng nguy cơ mù lòa, tử vong, suy thận, đoạn chi… Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không có cách nào chữa trị. Vẫn có nhiều giải pháp giúp bạn giảm và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
    Cụ thể những thông tin này đã được giải đáp chi tiết trong các bài viết sau:
    https://giamduonghuyet.online/kinh-nghiem-hay/kham-pha-che-do-an-khoa-hoc-cho-nguoi-tieu-duong-de-ap-dung-nhat.html
    https://giamduonghuyet.online/benh-tieu-duong/bien-chung-tieu-duong/benh-tieu-duong-type-2-co-nguy-hiem-khong.html
    Chúc bạn sức khỏe!

    trackback

    […] Kỳ cho thấy, phụ nữ sau khi sinh con nếu cho con bú bằng sữa mẹ thì nguy cơ bị tiểu đường sẽ ít hơn so với người không nuôi con bằng sữa […]

    trackback

    […] soát tốt hay chưa? Nhưng chúng tôi muốn làm rõ với bạn rằng, tiểu đường (http://www.giamduonghuyet.online/benh-tieu-duong/tieu-duong-type-2/hieu-ro-ve-benh-tieu-duong-de-giup-di&#8230😉 là bệnh mạn tính, bắt buộc phải dùng thuốc kéo dài, thậm chí đến hết […]

    trackback

    […] đã được kiểm soát tốt hay chưa? Nhưng chúng tôi muốn làm rõ với bạn rằng, tiểu đường là bệnh mạn tính, bắt buộc phải dùng thuốc kéo dài, thậm chí đến hết […]

    trackback

    […] của dòng máu, do lòng mạch nhớt hơn vì có nhiều đường. Vì vậy, khi đã bị tiểu đường dù là mùa đông hay mùa hè thì bạn cũng nên uống đủ nước, tối thiểu 2 […]

    trackback

    […] mà không bị chán ăn. Nếu có thêm kinh nghiệm về việc lựa chọn rau khi mắc bệnh tiểu đường, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết bằng cách comment ngay dưới bài viết này […]

    trackback

    […] thần kinh do tiểu đường: Tổn thương thần kinh có thể gặp 60 – 70% người bệnh. Những triệu chứng […]

    trackback

    […] nhiên, những người bị bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất được lnsulin (tiểu đường tuýp 1) hoặc lnsulin hoạt […]

    trackback

    […] đường Hoa Kỳ – ADA, một người sẽ được chẩn đoán xác định là mắc tiểu đường nếu có 1 trong 4 tiêu chuẩn dưới […]

    trackback

    […] cả người bệnh tiểu đường nên xét nghiệm HbA1c thường xuyên. Một số đối tượng không nên thực hiện […]