Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ phụ thuộc vào bạn
Nhiều người tiểu đường nhầm lẫn bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hơn tiểu đường tuýp 1. Nhưng thực tế phân loại bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 không phải để đánh giá mức độ nặng hay nhẹ, mà dựa vào nguyên nhân gây bệnh là việc sản xuất và sử dụng lnsulin của cơ thể – hormon vận chuyển đường từ máu vào tế bào. Và khi bị tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ lại phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân người bệnh.
Tiểu đường tuýp 2 không có nghĩa là nặng hơn tuýp 1
Tuýp 1 hay tuýp 2 không đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tiểu đường, nhưng có rất nhiều người nhầm lẫn như vậy. Việc phân loại này dựa trên cơ sở là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2, tuýp 1 và điều đó ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương pháp điều trị. Thực tế cho thấy rằng cả tuýp 1 và tuýp 2 đều có mức độ nguy hiểm như nhau, nếu người bệnh không tích cực trong việc kiểm soát đường huyết.
Một số biến chứng nguy hiểm của tiểu đường tuýp 2
Biến chứng thường phát triển âm thầm trong nhiều năm, ảnh hưởng trực tiếp bởi nồng độ đường huyết. Nếu đường huyết được kiểm soát tốt, biến chứng có thể xuất hiện chậm hơn và ngược lại.
Dưới đây là một số biến chứng phổ biến:
- Biến chứng tim mạch có thể gây bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não: Do thường bị che lấp các triệu chứng đau ngực, nên khi phát hiện bệnh đã muộn. Do đó, hàng năm bạn nên đi kiểm tra tim mạch 1 – 2 lần.
- Biến chứng thận có thể gây suy thận: Không chỉ khiến sức khỏe giảm sút nhanh chóng, suy thận còn rất tốn kém chi phí chữa trị. Một số dấu hiệu sớm khi thận bị tổn thương bạn có thể phát hiện sớm như nước tiểu sủi bọt, có mùi hôi…
- Biến chứng mắt có thể gây mù lòa: Thăm khám định kỳ mắt hàng năm, hoặc khi có những dấu hiệu bất thường như mắt mờ nhòe, nhìn 2 nhìn 3, đau nhức hốc mắt, có ruồi bay trong mắt…
- Biến chứng bàn chân có thể đoạn chi: Đây được xem là một trong những biến chứng nghiêm trọng khi bị tiểu đường tuýp 2. Kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện tổn thương sớm sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ này.
- Bệnh thần kinh do tiểu đường: Tổn thương thần kinh có thể gặp 60 – 70% người bệnh. Những triệu chứng nhẹ có thể tê bì, châm chích, bỏng rát da, giảm hoặc tăng tiết mồ hôi, tiểu tiện không tự chủ, có đợt táo lỏng luân phiên,… nặng có thể dẫn tới các cơn đau đớn rồi đi, hoặc đau dai dẳng, gây suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống. Ở nam giới, tình trạng rối loạn cương khá phổ biến, ở nữ giới có thể là khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục.
Cách hạn chế biến chứng tiểu đường
Bằng cách kiểm soát đường huyết ở khoảng an toàn thông qua chế độ ăn, hoạt động thể chất và dùng thuốc, bạn có thể tránh các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bắt đầu từ chế độ ăn lành mạnh
Bạn nên lưu ý cách chọn thực phẩm và thứ tự ăn uống như sau:
- Ăn đủ chất: Bạn không cần quá kiêng khem bất kỳ nhóm thực phẩm nào, tuy nhiên nên hạn chế ăn nhiều chất béo, ăn thêm nhiều chất xơ, tránh ăn quá mặn,…
- Ăn uống điều độ: Điều cần thiết là phải giữ lịch ăn theo giờ giấc cố định và tránh bỏ bữa ngay cả khi bạn không muốn ăn. Nếu duy trì điều này lâu dài sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tiết và chuyển hóa lnsulin sau khi ăn, nhờ đó giúp ổn định đường máu.
- Ăn theo thứ tự hợp lý: Hãy bắt đầu ăn rau xanh, uống nước canh ngay từ đầu bữa ăn, sau đó mới dùng đến cơm và các loại thức ăn khác. Cách ăn này giúp bạn cảm giác no lâu hơn, giảm thèm ăn vì chất xơ trong rau xanh sẽ làm chậm hấp thu chất đường hay chất béo từ thực phẩm khác.
Tập thể dục thường xuyên
Tập luyện là liều thuốc tự nhiên duy nhất giúp làm giảm kháng lnsulin, thúc đẩy việc sử dụng đường ở các cơ bắp, dự trữ đường đúng cách, nhờ đó làm giảm đường huyết hiệu quả. Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn các bài tập luyện phù hợp, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, bóng bàn, cầu lông,…
Giải tỏa căng thẳng
Bạn cần tránh tâm trạng bi quan, căng thẳng hay thiếu ngủ thường xuyên do đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Điều quan trọng là bạn cần lên một thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách ngủ sớm và đủ giấc, đồng thời tránh căng thẳng quá mức.
Kiểm soát HbA1c trong mức cho phép
Chỉ số HbA1c đánh giá nguy cơ biến chứng tiểu đường. Tăng 1% HbA1c cũng làm gia tăng nguy cơ tử vong, giảm tuổi thọ do bệnh tim mạch, suy thận, mù lòa, đoạn chi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…. Do đó, kiểm soát HbA1c là một phần không thể thiếu trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường.
Với người tiểu đường mới mắc, HbA1c nên dưới 6.5%. Với người tiểu đường lâu năm hoặc đã bị biến chứng, giá trị này có thể dưới 8%.
Ngoài chế độ ăn, tập luyện, giảm căng thẳng, sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe GLUTEX sẽ giúp bạn kiểm soát HbA1c dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự phối hợp của các thảo dược lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi trong Glutex sẽ tạo ra tác động mạnh mẽ trong việc làm giảm kháng lnsulin và phục hồi chức năng tuyến tụy. Từ đó giúp cơ thể phân bổ và dự trữ chất béo đúng cách, làm giảm cholesterol máu, gan nhiễm mỡ, ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường gây ra.
Dưới đây là chia sẻ của ông Đào Xuân Hạnh về hiệu quả của sản phẩm Glutex, bạn chớ nên bỏ qua:
Thực tế, bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ phụ thuộc rất lớn vào bạn. Chỉ cần lạc quan vui sống, điều trị kiên trì, kết hợp dùng thêm sản phẩm hỗ trợ Glutex, chắc chắn bạn sẽ có cuộc sống khỏe mạnh dài lâu.
NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM BÍ QUYẾT GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI TỪ 10.8 MMOL/L CÒN MỘT NỬA SAU 5 TUẦN
Lê Hoa
Nguồn:
https://www.endocrineweb.com/conditions/type-2-diabetes/type-2-diabetes-complications
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Glutex có tốt k ạ, uống ngày mấy viên?
Chào bạn
Mỗi ngày bạn nên dùng 4 – 6 viên Glutex chia 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và cách thuốc Tây khoảng 1 giờ để đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhất.
Sản phẩm Glutex đã được nhiều người bệnh sử dụng và cho phản hồi rất tốt. Với ưu thế tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, Glutex sẽ giúp bạn giảm và ổn định đường huyết trong giới hạn cho phép sau khoảng 2 – 4 tuần sử dụng. Về lâu dài, việc sử dụng thêm Glutex bên cạnh các giải pháp điều trị khác có tác dụng trì hoãn tăng liều thuốc Tây và phòng ngừa biến chứng do tiểu đường.
Chia sẻ của người dùng và đánh giá của chuyên gia về Glutex, bạn có thể xem thêm trong các link sau:
https://www.youtube.com/watch?v=lm9iKMnEVZM
https://www.youtube.com/watch?v=4FVnLUhZwZ4
Chúc bạn sức khỏe!
Nghe nhiều bac sĩ nói tiểu đường là căn bệnh sẽ theo bệnh nhân suốt đời khhông bao giờ chũa khỏi. Đúng không ạ?
Chào bạn,
Đúng như bác sĩ trao đổi thông tin mà bạn đã nghe được. Hiện nay, bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính đến nay vẫn chưa thể chữa trị khỏi hẳn. Mục tiêu điều trị là kiểm soát đường huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng bệnh xuất hiện sớm. Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có cuộc sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường khi kiểm soát đường huyết ổn định bằng nhiều cách như thuốc, thực phẩm hỗ trợ, chế độ dinh dưỡng khoa học và tập luyện thể dục.
Hãy chia sẻ thêm cho chúng tôi về chỉ số đường huyết lúc đói, sau ăn và HbA1c của bạn. Chúng tôi sẽ dựa vào các thông tin này để đưa ra cho bạn những giải pháp điều trị hiệu quả nhất với bạn. Hoặc bạn có thể để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi và tư vấn trực tiếp cho bạn.
Thân mến !
Xin hoi benh tieu duong song duoc nhieu nam voi bien chung nhung gi ha bac si? Vay tieu duong an gi va kieng nhung gi bac si?
Chào bạn,
Chúng tôi xin giải đáp những băn khoăn của bạn như sau :
– Thực tế thì không có câu trả lời nào chính xác tuổi thọ của người bệnh tiểu đường, bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuối thọ của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn kiểm soát tốt đường huyết và phòng biến chứng bệnh xuất hiện sớm thì bạn hoàn toàn sống khỏe mạng kéo dài tuổi thọ khoảng 60-70 tuổi và có thể là lâu hơn nữa.
– Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như :
+ Trên mắt : Giảm thị lực, có thể gây mù lòa
+ Trên tim : Gây xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ có thể dẫn đến tử vong.
+ Trên thận : Làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận.
+ Biến chứng thần kinh : N ếu tổn thương dây thần kinh ngoại biên gây tê bì, tay chân, mất cảm giác. Nặng hơn có thể dẫn đến hoại tử , cắt cụ chi.
– Nếu tổn thương dây thần kinh tự chủ gây rối loạn nhịp tim, hơi thở, tăng giảm tiết mồ hôi..
– Về chế độ dinh dưỡng bạn nên ăn giảm lượng tinh bột, chất béo, đồ ngọt. Đồng thời nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả nhiều chất xơ . Cụ thể bạn tham khảo qua bài viết sau : https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-do-an-tieu-duong/benh-tieu-duong-tuyp-2-kieng-an-gi-de-khong-bi-tang-duong-huyet.html
– Mặt khác bạn có thể chia sẻ với chúng tôi về chỉ số đường huyết lúc đói, sau ăn 2h, HbA1c và phương pháp đang điều trị ( nếu có) hiện tại của mình. Qua đó chúng tôi có căn cứ tư vấn cho bạn được đầy đủ thông tin nhất cũng như đưa ra cho bạn những giải pháp khác để kiểm soát đường huyết được ổn định hơn nhé.
– Gửi bạn tham khảo thêm những biến chứng bệnh tiểu đường qua bài viết sau : https://giamduonghuyet.online/benh-tieu-duong/bien-chung-tieu-duong/bien-chung-tieu-duong-type-2-cach-phat-hien-som-va-tri-hieu-qua.html
Nếu có băn khoăn khác, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ cho chúng tôi theo số 0985.877.724 để được tư vấn trực tiếp.
Thân mến !
Tôi 47 tuổi, chiều cao và cân nặng của tôi là 1m78/78kg, cách đây 6 tháng tôi khám tổng quát đo dưởng huyết lần đầu tiên là 8.1 mmol/l, Bs kết luận tôi bị tăng dường huyết và yếu cầu tôi có chế độ ăn kiêng, tôi đã thực hiện chế độ ăn kiêng như vậy. Bs không cho tôi dùng thuốc, hiện tôi đo lại liên tiếp 3 ngày liền sáng sớm là 6.9 ; 7.4 mmol/l và 6.8 mmol/l, HbA1c cách đây 6 tháng là 6.6%, HbA1c cách đây 1 tháng là 4,5% .Mong Bs tư vấn ạ. Cảm ơn BS
Chào bạn,
Có thể nói việc điều trị của bạn đang có xu hướng rất tốt. Có thể do bạn đã rất nghiêm túc trong việc thực hiện chế độ ăn kiêng + tăng cường luyện tập thể dục.
Tuy HbA1c hiện nay đã khá tốt, nhưng đường huyết lúc đói 3 ngày liên tiếp của bạn lai có xu hướng không ổn định và vẫn còn khá cao. Vì vậy bạn theo dõi lại xem mấy ngày hôm nay có bị mất ngủ, căng thẳng hoặc thay đổi chế độ ăn hay không, nếu có bạn nên điều chỉnh lại.
Để duy trì đường huyết ổn định trong mức cho phép, giảm cả đường huyết lúc đói + HbA1c bền vững bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm Glutex – Giải pháp đầu tiên có thành phần chính là Tinh chất lá Xoài kết hợp lá Neem, Hoàng bá, Quế chi…
Chúc bạn sức khỏe!