Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Thông tin toàn diện về xét nghiệm tiểu đường

Để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường các bác sĩ sẽ dựa vào rất nhiều các thông tin như tiền sử gia đình, tuổi tác, yếu tố lối sống, triệu chứng người bệnh mô tả và một phần không thể thiếu đó là kết quả của các xét nghiệm tiểu đường. Vậy các xét nghiệm này là gì và chúng được thực hiện như thế nào và cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cho mình câu trả lời.

Các xét nghiệm tiểu đường thường được áp dụng hiện nay

Để chẩn đoán bệnh tiểu đường, hiện nay tại Việt Nam cũng  như các nước trên thế giới sử dụng chủ yếu 4 loại xét nghiệm đó là:

  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (FPG): Người bệnh phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm sau đó làm xét nghiệm vào sáng hôm sau khi chưa ăn sáng). Đây là xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT): Xét nghiệm Glucose huyết tương tại thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g.
  • Xét nghiệm định lượng HbA1c trong máu (HbA1c): Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Xét nghiệm đường huyết tại thời điểm bất kỳ: Thực hiện ở bệnh nhân có triệu chứng điển hình của tăng glucose huyết.
Xét nghiệm glucose huyết lúc đói dùng phổ biến nhất để chẩn đoán tiểu đường

Xét nghiệm glucose huyết lúc đói dùng phổ biến nhất để chẩn đoán tiểu đường

Lưu ý rằng: trước khi tiến triển thành bệnh tiểu đường thực sự người bệnh thường trải qua một giai đoạn được gọi là “tiền tiểu đường” kéo dài trong nhiều năm. Ở giai đoạn này đường huyết đã bắt đầu tăng cao tuy nhiên chưa tới ngưỡng của bệnh tiểu đường, tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời bằng cách thay đổi lối sống cũng như áp dụng các giải pháp hỗ trợ thì nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường sẽ rất cao.

Kết quả xét nghiệm tiểu đường

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường đường hoặc đang trong giai đoạn tiền tiểu đường khi một trong các xét nghiệm cho kết quả như sau:

Lưu ý: Nếu người bệnh không có các triệu chứng điển hình của của bệnh tiểu đường như ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều lần, sút cân nhanh, mờ mắt… thì để chẩn đoán chính xác, các xét nghiệm cần lặp lại ít nhất 2 lần cách nhau không quá 7 ngày.

Tìm hiểu về giải pháp giảm và ổn định đường huyết dành cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường TẠI ĐÂY

Những ai cần làm xét nghiệm tiểu đường?

Bất kỳ ai có các triệu chứng của bệnh tiểu đường đều cần được thực hiện các xét nghiệm tiểu đường. Một số người không có các triệu chứng của bệnh nhưng có các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường như: trung hoặc cao tuổi, thừa cân béo phì, có tiền sử gia đình mắc tiểu đường, lối sống ít vận động…  thì bắt đầu từ khi 45 tuổi cần xét nghiệm tiểu đường định kỳ.

Ngoài ra tất cả phụ nữ mang thai cần được thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ trong khoảng tuần thai từ 24 – 28.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ giúp điều trị bệnh hiểu quả hơn và giảm thiểu nguy cơ về biến chứng bệnh.

Xét nghiệm tiểu đường ở đâu?

Để xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường người bệnh bắt buộc phải tới các cơ sở y tế uy tín với sự hướng dẫn, thực hiện và giám sát bởi các y bác sỹ. Tuyệt đối không nên tự chẩn đoán cho bản thân tại nhà bằng các thiết bị mua tại các cửa hàng vật tư y tế như máy đo đường huyết bởi rất có thể sẽ không cho kết quả chính xác.

Xét nghiệm tiểu đường hết bao nhiêu tiền?

Ở thời điểm hiện tại, chi phí cho các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường tại các cơ sở y tế công lập được Bộ Y tế quy định như sau:

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các xét nghiệm này nếu bạn có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ có thể bạn mắc tiểu đường. Trong trường hợp này bạn sẽ được hưởng bảo hiểm y tế (nếu có thể bảo hiểm) với mức hỗ trợ 80% – 100%.Còn trong trường hợp bạn muốn yêu cầu kiểm thực hiện các xét nghiệm này bạn sẽ phải tự túc hoàn toàn về chi phí.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân thì giá của các xét nghiệm trên sẽ tùy thuộc vào từng đơn vị.

XEM CHIA SẺ NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĐÃ GIẢM VÀ ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT

Ds.Cao Ngọc Hải

Nguồn: https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/tests-diagnosis

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận