HbA1c là gì? Tại sao đường máu ổn định nhưng HbA1c vẫn cao?
HbA1c là chỉ số Hemoglobin của hồng cầu gắn đường ở trong máu – theo Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Bình thường chu kỳ sống của hồng cầu là 120 ngày, sau đó sẽ bị chết đi. Chỉ số HbA1c phản ánh một cách chân thực hơn chỉ số đường huyết. Thường thì chúng ta chỉ đo đường huyết tại 1 thời điểm có thể là lúc đói hoặc sau khi ăn, trong khi chỉ số HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình trong cả 3 tháng vừa qua.
Bạn có thể xem chia sẻ trực tiếp của Ths.Bs Thúy Hằng trong video sau:
Vì sao người tiểu đường phải kiểm tra HbA1c?
Một trong những mục tiêu quan trọng khi điều trị bệnh tiểu đường là giữ đường máu trong giới hạn ổn định ở ngưỡng an toàn lâu dài và để đánh giá được mục tiêu này, ngoài việc kiểm tra đường huyết lúc đói, đường máu sau ăn thì xét nghiệm HbA1c đóng một vai trò quan trọng.
Nếu như đường huyết hàng ngày cho bạn giá trị đường trong máu ngay tại thời điểm lấy máu, thì HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 3 tháng gần đây nhất. Đây là xét nghiệm tốt nhất để theo dõi quá trình kiểm soát đường huyết trong suốt cả 24 giờ mỗi ngày, giúp bác sĩ và bản thân người bệnh tự nhận định được quá trình điều trị của mình có đang hiệu quả hay không.
Các chuyên gia khuyến cáo, với người có chỉ số đường huyết ổn định, 1 năm nên lấy máu làm xét nghiệm HbA1c tối thiểu 2 lần. Riêng với người đường huyết không ổn định hoặc đã mắc tiểu đường lâu năm, nên đo thường xuyên hơn, mỗi quý một lần.
Tại sao đường huyết ổn định nhưng HbA1c vẫn cao?
Nhiều người tiểu đường có đường máu hàng ngày ổn định nhưng HbA1c vẫn cao
Đại đa số người tiểu đường khi đi khám chỉ kiểm tra đường huyết lúc đói, một số ít người bệnh có thể tự trang bị máy cầm tay để đo đường máu tại nhà. Giá trị này sẽ thay đổi phụ thuộc vào thuốc, thức ăn, tâm lý, trạng thái cơ thể, bệnh mắc kèm… của người bệnh. Vì vậy trong nhiều trường hợp, có thể đường huyết lúc đói nhiều ngày hoặc nhiều tháng không thay đổi quá nhiều, thậm chí là thấp hơn bình thường nhưng kiểm tra HbA1c vẫn cao. Nguyên nhân có thể đến từ việc người bệnh bị tăng đường huyết sau ăn nhưng không biết hoặc bị tăng đường huyết trong lúc ngủ.
Chính vì những điều này mà Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng cho biết: Đường huyết hàng ngày hay test HbA1c đều quan trọng với người tiểu đường và đều cần thực hiện. Tuy nhiên, việc biết cả HbA1c và đường huyết sẽ giúp bác sĩ có kế hoạch thay đổi trong điều trị sao cho thích hợp hơn.
HbA1c cao có nguy hiểm không?
Bình thường, chỉ số HbA1c luôn giao động ở mức 4 – 6%. Khi HbA1c tăng lên 1%, tương ứng đường huyết của bạn tăng lên 30mmd/dl hoặc 1.7mmoll. Giá trị HbA1c được gọi là cao khi vượt ngưỡng giá trị bình thường. Với người tiểu đường, HbA1c cao là trên 6.5% với người mới mắc, chưa có biến chứng hoặc trên 8.5% với người lâu năm hoặc đã có những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt nếu HbA1c lên tới 10%, cho thấy mức đường trong máu của bạn trong thời gian qua rất tệ, các bác sĩ có thể điều chỉnh bằng cách chuyển từ thuốc uống sang tiêm insulin.
Giảm HbA1c giúp giảm các tỷ lệ mắc các biến chứng tiểu đường như ảnh
Các chuyên gia cho biết, ngoài việc được sử dụng như là một tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thì xét nghiệm HbA1c thường quy còn có ý nghĩa để tiên lượng nguy cơ biến chứng.
Chỉ số HbA1c cao, hiểu đơn giản nghĩa là “máu bẩn”, người bệnh tiểu đường khi đó có nguy cơ mắc các biến chứng về mạch máu như biến chứng mắt, biến chứng thận, biến chứng tim mạch, bệnh lý bàn chân… Vì vậy, kiểm soát HbA1c ở mức độ cho phép sẽ giúp làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển của các biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
Những cách làm giảm HbA1c hiệu quả bạn cần biết
Ths.Bs Thúy Hằng có chia sẻ: Có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn đưa HbA1c về ngưỡng an toàn, nhưng quan trọng nhất vẫn là bạn cần dùng thuốc đúng giờ, đúng loại, đúng thời gian, kết hợp với chế độ ăn hợp lý và tập luyện thể dục thường xuyên. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, để giảm HbA1c, bạn cần phải kiểm soát mức đường huyết ổn định liên tục trong suốt 24 giờ.
Thay đổi phong cách ăn uống
Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm trái cây tươi ít ngọt và rau củ quả, nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên vỏ, thịt nạc và các chất béo tốt có nguồn gốc từ cá và thực vật. Để tránh tăng đường huyết, bạn nên ăn nhiều các loại rau không tinh bột như bông cải xanh, cà rốt, rau diếp cá, các thực phẩm có ít tinh bột hơn như thịt và các sản phẩm từ sữa. Hạn chế thức ăn nhanh vì dễ làm tăng đường huyết, tăng nguy cơ xơ vữa mạch.
Tập thể dục đều đặn
Tập luyện là một “vũ khí sắc bén” giúp làm giảm kháng insulin, nhờ đó giúp giảm đường huyết nhanh chỉ sau việc sử dụng thuốc. Nếu bạn đang mắc các bệnh xương khớp ở chân hay các biến chứng về thần kinh, nên hạn chế các bài tập dồn sức nặng lên đôi chân như đi bộ, chạy bộ. Khi đó bạn nên lựa chọn đạp xe, bơi lội hoặc tập các động tác phía thân trên nhiều hơn.
Giảm căng thẳng
Lo lắng, căng thẳng gây ra khá nhiều “phiền toái” cho sức khỏe và trong đó có việc làm tăng đường huyết. Chính vì lẽ đó mà các “liều thuốc” giúp bạn làm giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon và sâu hơn sẽ rất có ích như yoga, thiền, massage hoặc thư giãn với âm nhạc…
Duy trì cân nặng
Có một cân nặng hợp lý sẽ giúp kiểm soát đường huyết trong máu tốt hơn. Với người bệnh tiểu đường nếu bị thừa cân hoặc béo phì nên giảm tối thiểu 5 – 10% trọng lượng của cơ thể. Nếu bạn có vùng bụng lớn, mỡ tạng nhiều, cần tăng cường tập luyện để đốt năng lượng, giảm mỡ tạng sẽ giúp giảm kháng lnsulin.
Sử dụng thuốc
Bạn không thể quyết định loại thuốc mà mình sử dụng, nhưng bạn sẽ kiểm soát được cách dùng sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Nên uống thuốc theo đơn, uống đúng loại, liều lượng và đúng giờ. Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường, nên báo sớm với bác sĩ để được làm rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Hạ HbA1c hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên
Sử dụng các thảo dược tự nhiên hứa hẹn là cách hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các thảo dược dân gian như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng… sẽ mang tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, nhờ đó giúp kiểm soát đường trong máu suốt 24 giờ.
Ngày nay bạn đã có thể tìm thấy những thảo dược này trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có khả năng giảm và ổn định đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn, tiến tới giảm HbA1c, giảm mỡ máu xấu, ngăn chặn tình trạng mệt mỏi do viêm mạn tính ở người tiểu đường.
Xem thêm: Chia sẻ của người bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm HbA1c từ 8.5 xuống 5% trong 4 tháng dùng thêm sản phẩm Glutex TẠI ĐÂY.
Không dễ dàng khi giảm HbA1c, thế nhưng chỉ cần bạn kiên trì và kết hợp với các phương pháp kể trên, một ngày không xa chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Lê Hoa
Nguồn:
https://www.diabetes.co.uk/what-is-hba1c.html
https://www.medicinenet.com/hemoglobin_a1c_test/index.htm
toi nam nay 66 tuoi .moi xet nghiem lai 5/3/2019.= 6.3 cao hon muc binh thuong. toi xin cam on bai viet nay đa giup toi hieu ro ve đuong đuong huyet. va biet cach kiem soat đuong huyet cua minh co hieu qua tot hon xin com on bai viet nay nhieu
Chào bác
Chúng tôi rất vui khi đã giúp ích cho bác trong việc hiểu rõ về ý nghĩa của các chỉ số đường huyết và biết cách kiểm soát đường huyết.
Hiện tại đường huyết của bác đang nằm trong giới hạn tiền tiểu đường. Vì vậy, bác cố gắng kiên trì thực hiện các các hạ đường huyết để sớm giảm chỉ số này. Khi bác giảm được chỉ số này xuống bình thường, bạn sẽ đẩy lùi được nguy cơ bị tiểu đường type 2.
Các giải pháp cụ thể bao gồm:
– Tập thể dục: Bác lưu ý bác nên tập thường xuyên, không cần tập các bài tập quá nặng nhưng phải duy trì tối thiểu 5 buổi/tuần, tổng thời gian tập là > 150 phút/tuần
– Ăn uống lành mạnh: Bên cạnh việc giảm thực phẩm giàu tinh bột, đường, bác nên ăn 50% bữa ăn là rau xanh, ăn rau đầu bữa và ăn chậm rãi để giảm đường huyết tốt hơn.
Khá nhiều người bệnh áp dụng các giải pháp này kết hợp thêm việc dùng TPBVSK Glutex đã giảm được đường huyết về mức bình thường. Bác có thể tham khảo để sử dụng thêm. Với khả năng tác động toàn diện lên quá trình hấp thu, chuyển hóa và đào thải đường ra khỏi cơ thể, Glutex sẽ giúp bác tăng cao hiệu quả giảm đường huyết. Kiên trì sử dụng, bác sẽ thấy cải thiện rõ rệt như trường hợp bác Đào Xuân Hạnh sau đây:
https://www.youtube.com/watch?v=hMnAVe21V0I
Nếu có bất kỳ băn khoăn nào khác, bác có thể để lại số điện thoại hoặc gọi điện đến số tư vấn 0985.877.724 (Di động/Zalo). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bác bất cứ khi nào.
Chúc bác nhiều sức khỏe!