Hướng dẫn chăm sóc toàn diện cho người bệnh tiểu đường
Việc chăm sóc người bệnh tiểu đường cần được lên kế hoạch lâu dài và phù hợp trên mỗi giai đoạn. Không giống như những căn bệnh khác, người tiểu đường vẫn có thể đảm bảo sinh hoạt và làm các công việc hàng ngày. Nhưng sự quan tâm của các thành viên trong gia đình không chỉ giúp người bệnh nâng cao thể chất mà còn là nguồn sức mạnh tinh thần giúp họ có thêm hy vọng, lạc quan, từ đó nâng cao hiệu quả trong điều trị.
Có rất nhiều những công việc bạn và người bệnh tiểu đường cần phải làm. Thông tin trong bài viết này sẽ liệt kê và hướng dẫn bạn tỉ mỉ cách thức thực hiện.
Cập nhập kiến thức về bệnh tiểu đường thường xuyên và liên tục
Việc đầu tiên khi mới được chẩn đoán tiểu đường và cũng cần thiết để duy trì tới suốt đời đó là thường xuyên cập nhật kiến thức về bệnh. Công việc này rất quan trọng, bởi đó là nền tảng giúp người tiểu đường hiểu rõ về bệnh, hiểu về những rủi ro họ có thể đối mặt, từ đó thúc đẩy họ trong cuộc chiến với căn bệnh này.
Có rất nhiều địa chỉ chứa nguồn thông tin uy tín về bệnh tiểu đường. Trước tiên phải kể đến chính là bác sĩ điều trị cho bạn – bởi họ không chỉ có vốn kiến thức phong phú mà còn là người hiểu tình trạng bệnh của bạn nhất. Tiếp đó bạn có thể tiếp cận với những thông tin từ trên mạng xã hội, báo đài, ti vi và internet.
Chúng tôi xin giới thiệu bạn một số địa chỉ:
- Tìm kiếm về bệnh, thông tin về cách giảm và ổn định đường huyết (chế độ ăn, tập luyện, điều trị): http://www.giamduonghuyet.vn/
- Tìm kiếm về biến chứng tiểu đường và cách phòng tránh: http://www.bienchungtieuduong.vn/
- Tham gia cộng động dành cho những người tiểu đường để được chia sẻ kinh nghiệm điều trị: Cộng đồng người tiểu đường Việt Nam
- Fanpage có đội ngũ chuyên gia thường xuyên tư vấn về bệnh tiểu đường: Tư vấn trị bệnh tiểu đường Typ 2 – Glutex
Chăm sóc người bệnh tiểu đường cần chú ý đến chế độ ăn
Phụ thuộc vào thể chất, công việc và mỗi một giai đoạn bệnh mà người tiểu đường sẽ cần những chế độ ăn khác nhau. Điều này vô cùng quan trọng để giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và các bệnh mắc kèm như mỡ máu, huyết áp…
Dưới đây là một số lời khuyênchung về chế độ ăn uống cho người tiểu đường:
- Giảm các thực phẩm có chứa nhiều chất bột, đường như cơm, cháo, gạo, bánh mì, bánh quy, bún, miến, đồ ngọt; nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, khoai lang…
- Lựa chọn các thực phẩm chứa chất đạm lành mạnh như cá, đậu đỗ, thịt nạc.
- Chọn thực phẩm giàu chất béo có lợi như dầu đậu nành, đầu oliu và các loại dầu thực vật khác, hạn chế sử dụng dầu mỡ từ nguồn động vật.
- Ăn chậm, nhai kỹ, dừng lại khi cảm thấy vừa đủ, không ăn quá no trong một bữa mà nên xen 2bữa nhỏ giữa 3 bữa chính.
Chế độ sinh hoạt và luyện tập cho người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần từ bỏ các thói quen không tốt gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc kiểm soát đường huyết như:
- Bỏ hút thuốc lào, thuốc lá.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
- Ăn ngủ, nghỉ ngơi điều độ, tránh việc thức khuya dậy sớm.
Cùng với đó thì cũng cần tăng cường thực hiện các hoạt động thể chất như tập thể dục, chơi thể thao, làm vườn… để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Người bệnh cần duy trì tối thiểu 30 phút tới 1 giờ dành cho các hoạt động thể chất mỗi ngày và một tuần cần thực hiện tối thiểu 5 ngày.
Trong trường hợp có biến chứng thần kinh ngoại biên, viêm đa rễ thần kinh, biến chứng xương khớp… thì nên hạn chế việc đi lại, bởi sẽ khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. Khi đó nên lựa chọn các bài tập như đi xe đạp hay đạp xe đạp trên không hoặc hít sâu thở chậm.
Giám sát sử dụng thuốc điều trị tiểu đường
Tất cả các loại thuốc điều trị tiểu đường muốn phát huy hiệu quả thì cần phải sử dụng thường xuyên, đều đặn. Do đó, bạn cần nhắc nhở người bệnhtuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian. Nên uống thuốc vào những thời điểm giống nhau trong ngày, có thể đặt báo thức bằng điện thoại hoặc đồng hồ để nhắc nhở việc uống thuốc nhằm tránh quên thuốc.
Chăm sóc người bệnh tiểu đường trong những ngày ốm bệnh
Tiểu đường ảnh hưởng tới cơ thể theo nhiều cách khác nhau và một trong số những ảnh hưởng đó là khiến người bệnh thường xuyên bị ốm hơn và ốm cũng sẽ lâu khỏi hơn. Mặt khác, do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà đường huyết trong thời gian ốm cũng dễ thay đổi một cách thất thường. Chính vì vậy, việc chăm sóc người tiểu đường trong nhưng ngày ốm cũng cần có một số lưu ý nhất định như:
- Cố gắng duy trì chế độ ăn khoảng 4 – 5 bữa mỗi ngày để tránh hạ đường huyết.
- Uống đầy đủ khoảng 2-2.5 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là khi sốt cao, nôn mửa hay tiêu chảy.
- Tránh sử dụng các loại thuốc siro chứa nhiều đường.
- Theo dõi chặt chẽ các bất thường của cơ thể sau khi sử dụng thuốc và cần nhờ sự trợ giúp y tế ngay nếu phát hiện các bất thường có liên quan tới việc sử dụng thuốc điều trị tại nhà.
- Không dừng thuốc điều trị tiểu đường trong những ngày ốm mà cần tiếp tục duy trì đều đặn. Nếu đường huyết tăng cao nên liên hệ với bác sĩ để được tăng liều thuốc hoặc liều tiêm insulin.
- Trong trườn hợp sốt cao, tiêu chảy kéo dài (trên 6 giờ), đường huyết tăng cao 14mmol/l hoặc thấp hơn 3.4mmol/l, có dấu hiệu của nhiễm toan ceton (đau bụng, nôn mửa, thở nông, buồn ngủ, hơi thở có mùi tương tự như chất tẩy sơn móng tay…) thì cần nhập viện để điều trị.
Chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường
Chân là cơ quan xa tim nhất, vì vậy bàn chân người tiểu đường rất dễ bị tổn thương. Có thể chỉ cần một vết xước nhỏ, cũng có thể đánh đổi bằng việc “đoạn chi”. Vì vậy chăm sóc người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ đôi chân:
- Lựa chọn loại dày mềm, vừa với chân, có thể chọn loại giày dành riêng cho người tiểu đường.
- Vệ sinh bàn chân sạch sẽ mỗi ngày, cắt móng chân thường xuyên.
- Tránh cho để bàn chân tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh và thường xuyên đi bộ để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên bàn chân.
- Vào thời tiết mùa đông hoặc khi da khô, nên dưỡng ẩm bàn chân bằng các loại kem ẩm. Tuy nhiên, tránh kẽ chân vì có thể gây nấm kẽ.
Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường
Bàn chân là vị trí rất dễ bị tổn thương khi bị tiểu đường. Nếu chẳng may người tiểu đường bị vết thương nhỏ, bạn cần phải xử lý qua các bước sau đây:
- Kê cao chân: Sẽ giúp giảm áp lực lên vết loét, khiến vị trí tổn thương được thông thoáng vết thương sẽ lành nhanh hơn.
- Chăm sóc vết thương: Nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, loại bỏ các mô và tế bào chết thường xuyện. Xung quanh vết loét cũng cần phải rửa sạch sẽ.
- Băng vết thương: Nếu băng bằng gạc việc thay gạc thường xuyên cũng khá khó khăn và vết thương sẽ bị bí. Bạn có thể mua tại hiệu quả dạng xịt tạo màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide để giúp ngừa nhiễm khuẩn, ngăn thấm nước và thúc đẩy nhanh hơn quá trình lành vết thường.
- Dùng kháng sinh: Khi nghi ngờ có dấu hiệu nhiễm trùng, để ngăn ngừa lây nhiễm, nên đi khám để được bác sĩ cân nhắc dùng kháng sinh.
Chăm sóc người bệnh tiểu đường để phòng ngừa biến chứng
Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới nhiều cơ quan.Nhưng nếu biết chăm sóc cơ thể đúng cách có thể giúp hạn chế đáng kể nguy cơ xuất hiện biến chứng.
- Vệ sinh răng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng răng miệng.Nên tiêm vắc xin phòng cúm để giảm nguy cơ bị ốm khi bị tiểu đường.
- Vệ sinh cá nhân, bộ phận sinh dục sạch sẽ, giữ cho da được khô ráo để hạn chế các biến chứng nhiễm nấm, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và các biến chứng khác trên da.
- Khám mắt, tim, thận định kỳ 1 năm nếu bị tiểu đường dưới 5 năm và từ 6 tháng – 1 năm nếu bị tiểu đường trên 5 năm.
Chăm sóc người bệnh tiểu đường là cả một quá trình lâu dài, không chỉ là sự giúp đỡ về vật chất mà còn là tinh thần để giúp sức khỏe nhanh hồi phục. Nếu gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện, đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Ds. Cao Ngọc Hải
Nguồn:
http://care.diabetesjournals.org/content/26/suppl_1/s33
https://health.howstuffworks.com/diseases-conditions/diabetes/care-for-diabetes-mellitus2.htm
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook