Hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu bệnh tiểu đường
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường “ĐTĐ”) ở mỗi người ở giai đoạn đầu không giống nhau. Các triệu chứng có thể rầm rộ như uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sụt cân, nhưng cũng có những triệu chứng kín đáo, khó nhận biết. Điều đó phụ thuộc vào lượng đường trong máu tăng cao đến mức nào? Hoặc tuýp mắc phải và cả giới tính của người bệnh. Chính vì vậy, học cách để nhận biết các dấu hiệu nhằm thăm khám phát hiện sớm bệnh là một việc làm rất cần thiết.
Dấu hiệu chung ở người mắc bệnh tiểu đường
Nhìn chung, dù là tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, là nam hay nữ thì người bệnh cũng thường xuất hiện một hoặc nhiều các dấu hiệu dưới đây:
- Hay cảm thấy đói và mệt mỏi thường xuyên: Glucose là nguồn năng lượng chính của tế bào. Khi mắc tiểu đường, đường huyết tăng cao trong khi tế bào lại thiếu glucose để tạo ra năng lượng, dẫn tới cơ thể luôn cảm thấy đói và mệt mỏi.
- Đi tiểu nhiều và khát nước nhiều hơn: Trung bình một người sẽ đi tiểu khoảng từ 4-7 lần/ngày nhưng người tiểu đường sẽ đi tiểu nhiều hơn, một số trường hợp có thể đi tiểu trên 20 lần. Đi tiểu nhiều, người bệnh cảm thấy khát nhiều hơn.
- Khô miệng, khô và ngứa da: Người bệnh đi tiểu nhiều nên cơ thể vì thế cũng sẽ bị mất nước. Điều này cũng dẫn đến triệu chứng khô miệng, da khô và ngứa.
- Mờ, nhức mỏi mắt: Nồng độ đường trong máu tăng cao có thể khiến mắt bị phù nề, sung huyết, đồng thời cũng có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc gây ra hiện tượng nhìn mờ, nhức mỏi.
Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 thường rầm rộ
Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện một cách đột ngột, rầm rộ. Ngoài các dấu hiệu chung kể trên thì tiểu đường tuýp 1 còn có những dấu hiệu đặc trưng riêng bao gồm:
– Buồn nôn và nôn mửa: Việc sử dụng năng lượng từ chất béo sẽ sản sinh ra chất ceton trong máu làm xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Những chất này cũng có thể tích tụ trong máu với lượng lớn gây ra một tình trạng nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới tính mạng được gọi là nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Hãy tìm đến sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt nếu bạn thấy các dấu hiệu của nhiễm toan ceton như:
- Đau bụng, mệt mỏi, khát nước nhiều
- Đi tiểu nhiều lần
- Thở sâu và nhanh hơn bình thường
- Hơi thở có mùi ceton (mùi tương tự như chất tẩy sơn móng tay)
Triệu chứng tiểu đường tuýp 2 giai đoạn đầu thường kín đáo
Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 thường có xu hướng phát triển chậm hơn rất nhiều. Chính vì phát triển chậm nên cơ thể có thời gian để thích nghi dần nên triệu chứng bệnh nhiều khi khó có thể nhận biết nếu không chú ý. Nhiều người bệnh bệnh chỉ phát hiện ra mắc tiểu đường tuýp 2 khi tình cờ đi xét nghiệm máu hoặc khi bệnh đã gây ra biến chứng. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có các triệu chứng đặc trưng riêng như:
– Hay bị nhiễm nấm men: Cả nam và nữ mắc mắc tiểu đường tuýp 2 đều dễ mắc bệnh này, nấm thường thường xuất hiện ở các vị trí như:
- Ngón tay và ngón chân
- Dưới vú
- Trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục
– Chậm lành vết thương: Lượng đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển cùng với sự tổn thương các dây thần kinh và mạch máu ở người tiểu đường tuýp 2 sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển khiến cho các vết thương rất lâu lành. Người bệnh cũng thường hay gặp các bệnh do nhiễm khuẩn và điều trị rất lâu khỏi.
– Đau hoặc tê ở bàn chân: Đây là những dấu hiệu đầu tiên của tổn thương dây thần kinh do tiểu đường.
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, trước khi tiến triển tiểu đường tuýp 2 người bệnh thường trải qua giai đoạn tiền tiểu đường trong nhiều năm. Các triệu chứng ở giai đoạn này cũng thường không rõ ràng nhưng ở một số người bệnh thì các dấu hiệu như thường xuyên cảm thấy đói, mệt mỏi, khó tập trung, tăng kích thước vòng bụng, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xuất hiện những vùng da tối màu ở cổ, nách, bẹn…. Ở giai đoạn này, nếu can thiệp kịp thời bằng một lối sống tích cực cũng như các sản phẩm hỗ trợ phù hợp sẽ giảm đáng kể nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ
Ngoài các triệu chứng chung, phụ nữ khi mắc tiểu đường có thể xuất hiện thêm các triệu chứng riêng biệt:
- Nhiễm nấm ở miệng, âm đạo: Tiểu đường sẽ tạo điều kiện để nấm candida phát triển, đặc biệt là ở một số cơ quan như miệng, âm đạo gây ra các triệu chứng như ngứa, đau, xuất hiện khí hư, đau nhiều khi quan hệ tình dục, xuất hiện một lớp rêu lưỡi dày
- Nhiễm trùng đường tiểu: Phụ nữ tiểu đường cũng dễ bị nhiễm khuẩn đường niệu dẫn tới tiểu tiện đau rát, nước tiểu lẫn máu, hoặc có màu trắng đục. Nếu không điều trị tốt có thể dẫn tói nhiễm trùng thận, rất nguy hiểm.
- Rối loạn chức năng tình dục: Tổn thương thần kinh ở bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng tới nhiều phần khác nhau của cơ thể trong đó có bộ phận sinh dục làm giảm tiết chất nhờn, mất cảm giác khi quan hệ tình dục.
- Dấu hiệu của hội chứng buồn chứng đa nang: Một rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận tiết ra một loại hormon nam cao hơn bình thường và làm tăng nguy cơ vô sinh. Các dấu hiệu của hội chứng này có thể là tăng cân, mụn trứng cá, trầm cảm…
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới
Nam giới khi mắc tiểu đường thường chỉ có nồng độ của hormon sinh dục nam testosterone bằng một nửa so với nam giới bình thường, kết hợp với tổn thương hệ thống thần kinh và mạch máu chi phối cơ quan sinh dục có thể gây ra nhiều vấn đề như rối loạn cương dương, liệt dương, giảm ham muốn tình dục, xuất tinh ngược…
Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, thông thường sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ làm tăng cao nguy cơ sinh non, đa ối, sảy thai, thai chết lưu, tiền sản giật, hạ đường huyết, kích thước thai quá to… Khoảng 10% phụ nữ mang thai sẽ gặp phải tiểu đường thai kỳ.
Nhìn chung, các dấu hiệu tiểu đường ở phụ nữ mang thai cũng giống như triệu chứng ở phụ nữ bình thường như khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi, sụt cân, vùng kín có thể bị nhiễm nhấm gây ngứa ngáy, khó chịu… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các triệu chứng ở tiểu đường thai kỳ rất dễ lầm tưởng là những bất thường khi mang thai.
Nếu bạn hay người thân trong gia đình nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ mình đã mắc tiểu đường thì nên tới các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra được huyết trong thời gian gần nhất nhằm tránh tình trạng
Cao Ngọc Hải
Nguồn:
https://www.drugs.com/diabetes.html
https://www.healthline.com/health/diabetes/symptoms-in-women
https://www.medicinenet.com/diabetes_symptoms_in_men/article.htm
https://www.webmd.com/diabetes/guide/understanding-diabetes-symptoms#1
https://www.webmd.com/baby/symptoms-of-gestational-diabetes
Thời gian gần đây tôi hay cảm thấy đói, thèm đồ ngọt mặc dù tôi ăn nhiều hơn trước, kèm theo đó là khát nước cũng nhiều hơn. Vài người nói tôi có lẽ bị tiểu đường giống họ. Xin hỏi bác sĩ tôi như vậy có phải bị tiểu đường không và phải dùng thuốc gì? Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Các triệu chứng mà bạn gặp phải khá giống với bệnh tiểu đường, đó là cảm thấy đói nhiều, thèm đồ ngọt, khát nước nhiều… Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của các căn bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ bạn nên đến bệnh viện kiểm tra đường huyết để có kết luận chính xác. Phát hiện sớm bệnh tiểu đường cũng là một may mắn để bạn sớm biết cách đối phó lại.
Sau khi có kết quả thăm khám, nếu chẳng may mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể trao đổi để chúng tôi tư vấn cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Cho tôi xin một vài địa chỉ khám tiểu đường uy tín ở Thanh Hóa.
Chào bạn,
Ở Thanh Hóa, bạn có thể khám bệnh tiểu đường ở khá nhiều bệnh viện, chẳng hạn như viện Đa khoa tỉnh, Đa khoa Hợp Lực, Đa khoa Thanh Hà… Hoặc bạn cũng có thể thăm khám và điều trị bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện.
Bởi bạn không cho chúng tôi thêm thông tin về tình trạng bệnh hiện tại, nên chúng tôi không giúp đỡ được bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, có một số thông tin hữu ích mà chúng tôi nghĩ bạn sẽ cần dùng đến trong quá trình điều trị căn bệnh này:
https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/kham-pha-5-cach-dieu-tri-benh-tieu-duong-tai-nha-hieu-qua-nhat.html
https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/tong-hop-cac-cach-on-dinh-duong-huyet-hieu-qua-bat-ngo.html
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh.html
Nếu cần thêm thông tin hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số liên lạc 0985 877 724.
Chúc bạn sức khỏe!
[…] triệu chứng rầm rộ và đột ngột, tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện các triệu chứng rất kín đáo. Đây cũng là lý do vì sao người bệnh thường bị chẩn đoán […]
[…] dấu hiệu mà bạn mô tả khá chung chung, đó có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường, nhưng cũng có thể là do một căn bệnh nào khác. Vì vậy, bạn nên đến bệnh […]