Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới, cùng chỉ ra 9 sai lầm người bệnh thường mắc phải
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 năm nay, nhiều bệnh viện địa phương, trung ương đã tổ chức mít tinh, diễu hành nhằm mục đích nâng cao nhận thức và kêu gọi cộng đồng hạnh động tích cực phòng tránh và điều trị đái tháo đường.
Trong bối cảnh bệnh ĐTĐ không ngừng gia tăng và ngày càng trẻ hóa, song song với công tác phòng bệnh, việc khám chữa bệnh cũng ngày càng được nâng cao. Thế nhưng, thực tế nhìn nhận thấy vẫn còn rất nhiều người bệnh ĐTĐ tại Việt Nam gặp nhiều sai lầm khi không hiểu rõ về bệnh, không tuân thủ theo điều trị của bác sĩ mà dẫn tới những hệ quả đau lòng.
Không ăn cơm, tinh bột hoặc đường
Với quan niệm, ĐTĐ là do ăn nhiều cơm, đường, tinh bột mà ra,, nhiều bệnh nhân ĐTĐ đã bỏ hoàn toàn những thực phẩm này ra khỏi bữa ăn hàng ngày. Họ cũng nghĩ rằng việc ăn uống như vậy sẽ giúp giảm nhanh đường máu. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn trái với khoa học, thậm chí kiêng khem quá mức có thể khiến đường huyết ngày càng khó kiểm soát hơn.
Ngoại trừ những người ăn chay trường, một bữa ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng là khi đủ tinh bột, chất đạm, chất béo. Cụ thể về cách lựa chọn thực phẩm sao cho khoa học vẫn đủ dinh dưỡng mà không làm tăng đường huyết, bạn có thể xem chia sẻ của Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội trong bài viết sau đây.
Thuốc của ai tốt…. thì dùng theo
Điều trị ĐTĐ phải cá thể hóa trên từng trường hợp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chỉ số đường huyết, thời gian mắc bệnh, biến chứng, các bệnh mắc kèm… Mỗi người sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc hoặc liều lượng không hoàn toàn giống nhau. Thế nhưng nhiều trường hợp có suy nghĩ là dùng thuốc của người quen cho, giới thiệu vì họ đang dùng thuốc đó tốt. Đây là một sai lầm chết người, bởi điều này có thể dẫn tới những tác dụng phụ như tăng hoặc hạ đường huyết quá mức, thậm chí là tăng nguy cơ suy gan, suy thận.
Xem thêm: Bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc tiểu đường đúng cách
Ngoài đường máu, không để ý thêm chỉ số nào khác
ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa, thời gian đầu có thể chỉ mình rối loạn chuyển hóa chất đường, nhưng sau đó sẽ kéo theo cả rối loạn chuyển hóa chất đạm, chất béo. Chính vì lý do đó mà song song với việc kiểm soát tốt đường huyết, bạn còn cần lưu ý thêm về chỉ số mỡ máu huyết áp.
Không mang theo đơn thuốc cũ khi tái khám
Nhiều loại thuốc tuy có cùng tên gốc, nhưng các dạng bào chế khác nhau, nên khi không có đơn cũ, các bác sĩ rất khó có thể kê một đơn mới. Do đó, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý đem theo đơn thuốc cũ hoặc các xét nghiệm cũ cho mỗi lần tái khám. Hiện nay, bạn có thể chụp ảnh để lưu trữ, thay vì việc là phải mang các cuốn sổ vào bệnh viện.
Tự ý ngưng dừng thuốc vì thấy đường huyết đã giảm
Với bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 sử dụng insulin là bắt buộc vì cơ thể không còn khả năng tiết insulin. Thế nhưng người ĐTĐ tuýp 2 có thể chỉ cần dùng thuốc uống, bởi lúc đó cơ thể vẫn còn khả năng sản xuất insulin. Sau một thời gian dùng thuốc, nhiều người bệnh vì thấy đường máu giảm nghĩ bệnh đỡ hoặc đã khỏi, vô tư ngưng thuốc đột ngột. Thực tế bệnh viện đã tiếp nhận không ít các trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì đường huyết tăng cao quá mức do bỏ thuốc điều trị.
Khi có vết loét chân, tự đắp vết thương bằng thuốc lá
Các bác sĩ ĐTĐ khuyến cáo, biến chứng bàn chân là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất của ĐTĐ, khi có những dấu hiệu như thấy vết thương mãi chưa lành, tuyệt đối không dùng thuốc lá, thuốc nam đắp vào vết thương mà cần nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.
Không dùng thuốc đái tháo đường khi bị ốm
Khi bị ốm, sốt hoặc nhiễm trùng theo phản ứng tự nhiên của cơ thể, đường trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân thường được khuyến cáo tăng liều thuốc hoặc tiêm thêm insulin để giúp kiểm soát đường huyết.
Tốt nhất với người ĐTĐ khi ốm bệnh, nên kiểm tra đường huyết thường xuyên sau mỗi 3 – 4 giờ. Nếu đường máu tăng cao bất thường, cần thông báo với bác sĩ ngay để được hướng dẫn.
Nếu có sốt, tiêu chảy, cần uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng mất nước. Không nên bỏ qua bữa ăn, chia nhỏ thành nhiều lần ăn trong ngày và có thể uống thêm sữa cho người tiểu đường.
Chỉ uống thuốc đông y mà không dùng thuốc tây
Vì lo sợ tác dụng phụ của thuốc Tây y, kèm theo đó là các lời quảng cáo hoa mỹ của các cơ sở sản xuất thuốc Đông y chữa khỏi bệnh, bỏ hoàn toàn thuốc tây mà nhiều trường hợp đã tự bỏ thuốc Tây chỉ dùng Đông y trị bệnh.
Đầu tháng 11 vừa qua, bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 3 trường hợp cấp cứu nghiêm trọng do sử dụng viên tiểu đường hoàn Đông y không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trong đó 2 trường hợp đã tử vong.
Trên thực tế, Việt Nam có nhiều bài thuốc Đông y, các loại thuốc nam cho hiệu quả cao với người ĐTĐ. Tuy nhiên, trong việc điều trị, cần biết kết hợp Đông Tây y chặt chẽ thì hiệu quả mới cao. Đồng thời nên chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được Bộ y tế công nhận để sử dụng.
Xem thêm: Bài thuốc trị tiểu đường hiệu quả cho người mới mắc bệnh
Chỉ chăm chăm đường huyết cao, không để ý hạ đường huyết
Cũng giống như tăng đường huyết cấp tính, hạ đường huyết cấp tính nếu không biết cách cấp cứu và xử lý kịp thời có thể dẫn tới co giật, hôn mê sâu thậm chí là tử vong.
Vì vậy, ở người bệnh ĐTĐ, ngoài việc chú ý chỉ số đường huyết cao còn cần biết khi nào có dấu hiệu hạ đường huyết. Các biểu hiện hạ đường huyết bao gồm tay chân run rẩy, choáng váng, đói cồn cào, vã mồ hôi… Khi đó, người bệnh nên nhanh chóng ăn một hoặc vài chiếc bánh ngọt, hoặc uống một cốc nước đường, một cốc nước ép trái cây để làm tăng đường huyết. Nếu sau 15 phút vẫn không thấy đỡ, nếu gọi bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.
Điều trị đái tháo đường muốn có hiệu quả không chỉ là nhờ vào bác sĩ. Chính bạn cũng sẽ phải trở thành bác sĩ cho chính mình, am hiểu về bệnh, về cơ thể của mình thì mới có hiệu quả cao.
Lê Hoa
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook