Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường?
Trong máu luôn có sự hiện diện của đường (glucose) ở ngưỡng hằng định. Tuy nhiên lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường ở người chưa bị tiểu đường, tiền tiểu đường, tiểu đường type 2 không giống nhau. Nhưng vẫn có những mốc giới hạn cho phép được coi nó là bình thường, tùy thuộc vào từng thời điểm đo trước ăn, sau ăn.
Chỉ số đường huyết là công cụ để chẩn đoán tiểu đường và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh. Chỉ số này phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm:
- Tuổi tác
- Điều kiện sức khỏe/bệnh tật của người bệnh
- Thời gian mắc bệnh tiểu đường đến nay
Bạn có thể đo đường huyết bằng máy đo cầm tay (máu ngón tay cho chỉ số đường huyết mao mạch) tại nhà hoặc xét nghiệm máu tại bệnh viện để lấy chỉ số đường huyết tĩnh mạch. Kết quả đo đường huyết mao mạch có thể sẽ chênh cao hơn khoảng 10% so với đường huyết tĩnh mạch. Nếu kết quả chênh nhau trên 15%, cần phải đo lại để đảm bảo độ chính xác.
Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Lượng đường trong máu thấp nhất vào thời điểm trước bữa ăn sáng, đây là chỉ số đường huyết khi đói. Đường huyết cao nhất sau mỗi bữa ăn chính, là chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ.
Vậy lượng đường trong máu bao nhiêu là đã bị tiểu đường? Theo tiêu chuẩn mới nhất năm 2017 của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi có 1 trong 4 tiêu chí sau đây:
Chỉ số đường huyết mục tiêu cho người tiểu đường
Mục tiêu đường huyết cần đạt được của mỗi người bệnh là khác nhau. Một chỉ số đường huyết có thể tốt cho người này nhưng lại là quá cao hoặc quá thấp với người khác. Tuy nhiên, vẫn có một số phạm vi chỉ số tiểu đường nhất định cho những người bệnh mắc tiểu đường được liệt kê trong bảng sau.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) và Trung tâm Tiểu đường Joslin (JDC) đưa ra bản hướng dẫn chỉ số đường huyết mục tiêu mà người bệnh tiểu đường cần đạt được.
Nếu đường huyết cao vượt qua ngưỡng an toàn, những cách sau đây có thể giúp ổn định lượng đường trong máu:
- Hạn chế lượng tinh bột và đường ăn vào mỗi ngày
- Tăng cường uống nước thường xuyên để làm loãng lượng đường trong máu
- Tăng cường các hoạt động thể chất để đốt cháy năng lượng và lượng đường dư thừa trong máu
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ để làm chậm tiêu hoá và làm chậm quá trình phóng thích đường vào máu
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Mặc dù những phương pháp này không phải là cách điều trị thay thế cho bệnh tiểu đường nhưng đây là các liệu pháp bổ sung giúp cho việc điều trị đặc hiệu quả cao.
Phấn đấu đạt mục tiêu chỉ số đường huyết bình thường là cách đơn giản và hiệu quả nhất cho người bệnh tiểu đường kiểm soát và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do đường huyết cao gây ra. Người bệnh nên hỏi bác sỹ để biết trong trường hợp của mình, lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường để có một kế hoạch điều trị cho phù hợp.
NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM BÍ QUYẾT GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI TỪ 10.8 MMOL/L CÒN MỘT NỬA SAU 5 TUẦN
Xuân Thủy
Nguồn: http://www.medicalnewstoday.com/articles/317536.php
tôi xét nghiệm đường huyết sau ăn 11.7 có bị tiểu đường ko
Chào bạn
Hiện nay tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường sẽ yêu cầu kiểm tra đường huyết 2 lần cách nhau từ 1 – 7 ngày. Do đó với kết quả của bạn chúng tôi chưa thể khẳng định chắc chắn bạn có mắc bệnh hay không. Tuy nhiên với con số này, có một số vấn đề mà bạn nên cân nhắc.
Đầu tiên, 11.7 mmol/l đo sau ăn là khá cao, đã vượt ngưỡng tiểu đường. Do đó bạn nên chủ động tới viện thăm khám lại, bạn có thể lựa chọn làm nghiệm pháp dung nạp glucose hoặc đo đường huyết khi đói (sau khi nhịn ăn 8h qua đêm) để xác định chính xác bạn bị tiểu đường hay không. Điều này rất quan trọng, bởi nếu bị tiểu đường bạn sẽ cần dùng thuốc nhưng nếu bị tiền tiểu đường, bạn chưa cần dùng thuốc.
Đường huyết của bạn đang cao nên điều thứ 2 bạn nên thực hiện sớm là điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tập luyện của mình. Bạn không cần nhịn ăn hay kiêng tuyệt đối thực phẩm nào nhưng nên hạn chế hơn so với trước. Đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu đường, tinh bột như bánh kẹo, cơm, bún, miến, phở, bạn ăn giảm bớt và thay bằng rau xanh.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như TPBVSK Glutex trong thời gian này. Cùng với những thay đổi trong ăn uống, việc dùng Glutex sẽ giúp bạn giảm đường huyết tốt hơn. Thông tin cụ thể về sản phẩm, bạn có thể tham khảo trong video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE
Chúng tôi gửi thêm bạn các bài viết về chế độ ăn và tập luyện, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát đường huyết hơn:
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/tieu-duong-nen-an-gi-che-do-an-chuan-cho-nguoi-tieu-duong.html
https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/8-bai-tap-the-duc-cho-nguoi-benh-tieu-duong-de-tap-hieu-qua-cao.html
Chúc bạn sức khỏe!