Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không? [Chuyên gia giải đáp]

Lượng đường trong máu cao rất nguy hiểm bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể như thận, mắt, tim mạch, thần kinh… Vậy lượng đường trong máu cao bao nhiêu thì sẽ nguy hiểm và chúng ta nên làm thế nào để hạ đường huyết? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây!

Lượng đường trong máu cao kéo theo nhiều tổn thương trên thận, mắt, tim mạch, thần kinh...

Lượng đường trong máu cao kéo theo nhiều tổn thương trên thận, mắt, tim mạch, thần kinh…

Lượng đường trong máu bao nhiêu là cao?

Đường huyết cao là khi một trong ba chỉ số sau đây vượt tiêu chuẩn của người bình thường:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 5.6 mmol/l (hoặc 100 mg/dl). Đây là chỉ số đường huyết đo vào sáng sớm, sau khi nhịn đói ít nhất 8 tiếng
  • Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75 gam đường ≥ 7.8mmol/l (hoặc 140 mg/dl).
  • HbA1C ≥7%. HbA1c là chỉ số phản ánh việc kiểm soát đường huyết trong vòng 3 tháng gần nhất, được đo tại bệnh viện bằng máu tĩnh mạch.

95% nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao chủ yếu do tình trạng kháng ln-su-lin. Đây là một hormone do tụy tiết ra để chuyển hóa đường hành năng lượng, giúp cân bằng lượng đường trong máu. Tình trạng kháng ln-su-lin này được thúc đẩy bởi lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không khoa học căng thẳng, stress kéo dài…

Những dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng cao

Khi đường huyết tăng cao, bạn sẽ có một số triệu chứng như:

  • Nhìn mờ
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Chân tê hoặc ngứa ran
  • Nhanh đói dù đã ăn nhiều
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Dễ bị nhiễm trùng trên da
  • Vết thương, vết loét khó lành
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy khát hơn bình thường
  • Xuất hiện các vết sạm bất thường tại nách, sau gáy…
Nhìn mờ là một triệu chứng thường gặp của tăng đường huyết

Nhìn mờ là một triệu chứng thường gặp của tăng đường huyết

Đường máu cao kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm

Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài sẽ gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng thông qua các biến chứng trên toàn bộ cơ quan trong cơ thể:

  • Biến chứng cấp tính: Mặc dù hiếm khi đường huyết tăng cao đột ngột, nhưng nếu đường trong máu lên 14mmol/l (hoặc 250mg/dl) có thể gây biến chứng cấp tính là nhiễm toan ceton. Đường huyết cao trên 33.3 mmol/l (hoặc 600 mg/dl), bạn có thể bị hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
  • Tổn thương thần kinh: Tê bì, nóng rát chân tay, khô ngứa da,…
  • Tổn thương mắt: Nhìn mờ, đau nhức hốc mắt, chảy nước mắt, mù lòa
  • Tổn thương tim mạch: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ
  • Tổn thương thận: Xơ hóa thận, suy thận
  • Tổn thương bàn chân: Loét chân, cắt cụt chân
  • Biến chứng nhiễm trùng: Dễ mắc các bệnh răng miệng, nhiễm nấm, vết thương lâu lành,…

Ngoài ra, còn có rất nhiều biến chứng “khó nói” khác như: Rối loạn cương, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm nấm…

Cách hạ đường huyết an toàn để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Hạ đường huyết nhanh không khó, nhưng hạ đường huyết một cách an toàn và giữ được chỉ số này luôn nằm trong giới hạn cho phép thì không hề đơn giản. Bạn cần kết hợp cả chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao và nhiều biện pháp khác theo hướng dẫn sau đây:

Ăn đúng cách và chọn đúng thực phẩm

Các loại rau xanh, đậu, ngũ cốc, trái cây mọng, sữa tách béo… là những thực phẩm nên ăn thường xuyên, vì chúng ít làm tăng đường huyết, có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bạn cũng nên tránh các thức ăn, thức uống chứa nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ lợn, thịt bò, thức ăn chế biến sẵn…

Cách ăn cũng rất quan trọng, bạn nên ăn rau xanh, uống nước canh trước sau đó là thức ăn khác để tránh làm tăng đường huyết sau ăn.

Tập thể dục đều đặn

Bạn có thể tập nhẹ nhàng các bài tập như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, đạp xe, cầu lông, bóng chuyền… trong  khoảng 30 phút mỗi ngày. Bởi vì đây là cách làm giảm kháng lnsulin, giúp cơ thể sử dụng đường đúng cách hơn, nhờ đó giúp đường máu ổn định lâu dài.

Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng

Khi thiếu ngủ bạn có thể dễ dàng bị căng thẳng, mệt mỏi và gây tăng đường huyết. Vì thế bạn nên ngủ ít nhất 6 tiếng một ngày.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên và thăm khám định kỳ

Hãy đo đường huyết hàng ngày bằng máy đo cá nhân và thông báo cho bác sĩ nếu đường huyết tăng giảm thất thường. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị bệnh.

Nếu bạn không có dụng cụ đo đường huyết tại nhà, bạn có thể ra nhà thuốc để kiểm tra. Hiện nay hầu hết các nhà thuốc đều có dịch vụ đo đường huyết này.

Dùng tinh chất lá xoài Ấn Độ để giảm và ổn định đường huyết

Có rất nhiều thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết, nhưng rất khó để tìm được loại thảo dược nào đã được chứng minh hiệu quả qua nghiên cứu khoa học như lá Xoài Ấn Độ. Hai hoạt chất quý là Mangiferin và 3beta-taraxerol trong lá Xoài Ấn Độ giúp ổn định đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn, từ đó ngăn ngừa hiệu quả biến chứng tiểu đường trên thận, mắt, tim mạch, thần kinh…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex (*) là sản phẩm đầu tiên chứa tinh chất lá Xoài Ấn Độ cô đặc, kết hợp các thảo dược khác như Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, lá Neem. Nhờ công thức đột phá này, Glutex giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả gấp 10 lần, giảm chỉ số HbA1C và ngăn ngừa biến chứng của tăng đường huyết.

Là một người sử dụng Glutex lâu năm, ông Đào Xuân Hạnh (71 tuổi, Hưng Yên) cho biết: “Từ khi sử dụng thêm Glutex, tất cả các chỉ số đường huyết, huyết áp của tôi đã về ổn định, đặc biệt HbA1C giảm từ 8.5 xuống còn 5%, huyết áp từ 170/110 giảm còn 130/90 mmHg”.

Ông Hạnh đã giảm được đường huyết, huyết áp và HbA1C nhờ áp dụng đúng cách

Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài sẽ gây nên những rủi ro nghiêm trọng. Vì thế, nhanh chóng kết hợp các phương pháp hạ đường huyết an toàn cùng sử dụng sản phẩm thảo dược sẽ giúp bạn duy trì mức đường huyết luôn trong giới hạn bình thường.

Ngọc Ánh

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận