Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường – Cần biết sớm để phòng tránh

Bệnh tiểu đường là hậu quả từ sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của lnsulin – hormon được sản sinh bởi các tế bào beta của tuyến tụy. Bệnh đặc trưng bởi nồng độ đường trong máu tăng cao mạn tính, rối loạn quá trình chuyển hóa đường có thể gây ảnh hưởng xấu tới mạch máu và làm tổn thương nhiều cơ quan. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường có thể được phân loại theo các loại bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 được tạo thành bởi sự tương tác phức tạp giữa gen và môi trường – đó là nhận định của các chuyên gia Hoa Kỳ.

Tiểu đường tuýp 2 có yếu tố di truyền rất lớn. Một người có quan hệ họ hàng (bố mẹ, anh chị em trong gia đình) với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, thì nguy cơ mắc bệnh của họ cao hơn 5 – 10 lần so với người cùng tuổi, cùng cân nặng mà không có tiền sử gia đình.

Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh tiểu đường

Khi bị bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu kháng lnsulin, có nghĩa là lnsulin làm việc kém hiệu quả. Bình thường lnsulin sẽ giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, từ đó duy trì nồng độ đường huyết ở mức cho phép. Khi kháng lnsulin ngày càng nhiều hơn, tuyến tụy không “theo kịp” tiến độ tiết lnsulin theo nhu cầu cơ thể, khiến đường máu tăng cao. Kháng lnsulin đang dần trở nên phổ biến, chiếm ưu thế lớn nhất trong các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở xã hội ngày nay, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi có vòng bụng lớn, dư cân, béo phì, ít vận động. Đặc biệt là stress, nhiễm trùng và bất kỳ yếu tố nào khiến con người căng thẳng sẽ gây ra tình trạng kháng lnsulin và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nhận biết kháng lnsulin bằng các dấu hiệu sau:

  • Nam có vòng bụng > 100 cm, nữ > 90 cm
  • Mệt mỏi vô cớ, chậm chạp
  • Thay đổi màu da, đặc biệt là các vùng nếp gấp (khủy tay chân, nách, bẹn, da vùng cổ) trở nên sậm màu
  • Đường huyết lúc đói trên 5.6 mmol/l (100 mg/dl)
  • Vết thương vết loét lâu lành
  • Tay chân tê bì, châm chích như kiến bò
  • Da khô, ngứa

Thay đổi lối sống dẫn tới thừa cân, ít vận động là yếu tố nguy cơ chính gây kháng lnsulin, điều này lý giải vì sao bệnh tiểu đường tuýp 2 đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, có thể bắt gặp ngay cả trẻ em – trước kia nghĩ rằng là do tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, không có nghĩa là tất cả người thừa cân đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngược lại.

Hút thuốc lá là một trong số những nguy cơ gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và ảnh hưởng tiêu cực nếu bạn đang điều trị căn bệnh này.

Khác với tiểu đường tuýp 1 không thể phòng tránh, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 phát triển. Thậm chí khi ở giai đoạn tiền tiểu đường (hay rối loạn dung nạp glucose) bạn vẫn có 70% cơ hội không mắc bệnh nếu như kiểm soát tốt đường huyết bằng chế độ ăn khoa học và tăng cường luyện tập thể chất tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Ở những người dư cân, khuyến cáo nên giảm 5 – 20% trọng lượng của cơ thể.

Giảm kháng lnsulin – Bí quyết ngăn ngừa và kiểm soát tiểu đường tuýp 2 hiệu quả

Mặc dù không thể đánh bại hoàn toàn kháng lnsulin, nhưng có nhiều cách để giúp cơ thể tiếp nhận lnsulin dễ dàng hơn. Hoạt động có lẽ là cách tốt nhất, bởi điều đó khiến cơ thể nhạy cảm hơn với lnsulin. Giảm cân thông qua việc lựa chọn thực phẩm cũng có thể làm giảm kháng lnsulin. Với Tây y, hiện chưa có bất kỳ loại thuốc nào được chấp nhận để điều trị kháng lnsulin mà chỉ giúp làm tăng tính nhạy cảm của lnsulin, nhờ đó làm giảm đường máu. Mặt khác, có những yếu tố thuộc về cơ địa làm gia tăng tình trạng kháng lnsulin như di truyền học, quá trình lão hóa của cơ thể và sắc tộc rất khó có thể tác động.

Thế nhưng gần đây, các nhà điều trị trên thế giới rất bất ngờ với việc một loại lá rất dân dã là lá Xoài lại có khả năng giảm kháng lnsulin hiệu quả. Với cơ chế tác động toàn diện lên quá trình chuyển hóa đường, từ việc tăng tái tạo tế bào sản xuất lnsulin, làm chậm hấp thu đường tại ruột, ức chế chuyển hóa đường tại gan, đặc biệt là khả năng làm giảm kháng lnsulin hiệu quả, Tinh chất lá Xoài hứa hẹn sẽ là giải pháp đột phá trong năm 2018 để giúp kiểm soát tiểu đường tuýp 2.

Chuyên gia Đông y Hoàng Khánh Toàn trao đổi về công dụng của Tinh chất lá Xoài với tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1

Chỉ có khoảng 5 – 10% số người mắc bệnh tiểu đường thuộc tuýp 1. Đây được xem là bệnh tự miễn dịch, do hệ miễn dịch – đáng lẽ giúp bạn khỏe mạnh – tấn công các tế bào beta của tuyến tụy sản xuất lnsulin, khiến đường máu tăng rất nhanh.

Tiểu đường tuýp 1 được cho rằng có liên quan đến yếu tố gen, nhưng không có nghĩa là bố mẹ mắc bệnh con sẽ bị. Các chuyên gia cho biết, khả năng cao tiểu đường tuýp 1 phát triển là do tiếp tục với yếu tố môi trường kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể để phá hủy tế bào beta. Nguyên nhân sâu xa hơn, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu.

Tiểu đường thai kỳ – nguyên nhân gây bệnh?

Phụ nữ mang thai nhưng chưa mắc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nhu cầu sử dụng lnsulin trong thai kỳ. Điều này làm cho cơ thể không kịp đáp ứng với sự tăng tiết lnsulin, ảnh hưởng đến khoảng 4 – 5% phụ nữ mang thai.

Kháng lnsulin cũng là một nguyên nhân phổ biến gây tiểu đường thai kỳ. Bởi trong thời kỳ này, phụ nữ mang thai thường có xu hướng ăn bù sau thời kỳ thai nghén, họ dễ bị tăng cân và béo phì.

Cho con bú sau khi sinh làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Đa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai và nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ ở những lần sinh nở tiếp theo.

Nghiên cứu tại Anh và Hoa Kỳ cho thấy, phụ nữ sau khi sinh con nếu cho con bú bằng sữa mẹ thì nguy cơ bị tiểu đường sẽ ít hơn so với người không nuôi con bằng sữa mẹ.

Chiếm khoảng 1 – 2% các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường có thể tổn thương tuyến tụy như viêm tụy mạn tính, sau phẫu thuật cắt bỏ u tuyến tụy, bệnh nội tiết (hội chứng cushing), sử dụng thuốc corticoitd trong thời gian dài…

Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh, đừng chần chừ mà hãy bắt tay ngay vào việc điều trị, phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh, để không mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Ds. Lê Hoa

Nguồn:

https://health.usnews.com/health-care/patient-advice/articles/2017-04-11/what-are-the-causes-of-diabetes

https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/symptoms-causes

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    3 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Lý Ngọc Anh
    20/11/2018

    Bố em đi khám được chẩn đoán là mắc đái tháo đường tuýp 2. Xin bác sĩ cho em biết căn bệnh này có nguy hiểm không và có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Em cảm ơn.

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Lý Ngọc Anh

    Chào bạn,
    Bạn đừng quá lo lắng. Mặc dù đái tháo đường tuýp 2 là một căn bệnh nguy hiểm, hiện vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn còn nhiều giải pháp giúp bạn kiểm soát để sống chung với bệnh. Trên thực tế, vẫn có rất nhiều người mắc bệnh lâu năm nhưng sức khỏe vẫn tốt như người khỏe mạnh bình thường bạn nhé.
    Để tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn có thể đọc thêm thông tin trong các bài viết sau:
    https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/benh-tieu-duong-co-chua-duoc-khong-cach-chua-tieu-duong-moi-nhat-2018.html
    https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/chia-se/toi-da-on-dinh-duoc-duong-huyet-giam-hba1c-bang-cach-rat-don-gian.html
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!

    trackback

    […] Việc chăm sóc người bệnh tiểu đường […]