Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp

90 – 95% số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới là tiểu đường tuýp 2, nhưng lại có khoảng 1/3 trong số đó vẫn chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết sau đây sẽ tập hợp một số sai lầm mà người bệnh thường gặp phải.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 không nguy hiểm

Trên thực tế, tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh tiến triển thầm lặng trong thời gian dài, có thể kéo dài từ 5 – 10 năm trước khi được chẩn đoán. Vì vậy có đến khoảng 50 – 60% người bệnh tiểu đường đã gặp phải 1 hoặc nhiều biến chứng phối hợp ngay tại thời điểm được chẩn đoán. Các biến chứng tiểu đường khá đa dạng, ảnh hưởng trên nhiều cơ quan như tim, mắt, thận, thần kinh… làm tăng nguy cơ tàn phế, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chỉ có ở người bị béo phì

Béo phì là một trong những yếu tố làm tăng tình trạng kháng lnsulin – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, không phải là những người có cân nặng bình thường hoặc gầy là không mắc bệnh. Còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử gia đình, tuổi tác, lối sống, chế độ ăn… Vì vậy phòng tránh tiểu đường tuýp 2 không chỉ dừng ở việc kiểm soát cân nặng mà chúng ta cần kết hợp giữa nhiều giải pháp ví dụ thay đổi chế độ ăn, lối sống.

Cần phải hiểu biết chính xác về bệnh tiểu đường tuýp 2 để trị bệnh hiệu quả

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 rất dễ nhận biết

Không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 tiến triển nhanh, các triệu chứng rầm rộ và đột ngột, tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện các triệu chứng rất kín đáo. Đây cũng là lý do vì sao người bệnh thường bị chẩn đoán muộn trung bình 7 năm.

Các triệu chứng kín đáo của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể là:

  • Da sạm màu vùng nếp gấp: Dấu hiệu của kháng lnsulin
  • Vết thương lâu liền: Do đường huyết tăng cao là môi trường vi khuẩn phát sinh và gây khó khăn cho việc vận chuyển máu đến vị trí tổn thương.
  • Da khô, ngứa: Là dấu hiệu biến chứng thần kinh tự chủ khá phổ biến trong bệnh tiểu đường.
  • Mệt mỏ vô cớ
  • Mắt mờ tạm thời

Hầu hết các triệu chứng này không rõ ràng và có thể nhầm lẫn với nhiều căn bệnh này. Vì vậy để phát hiện sớm bệnh tiểu đường, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra đường huyết khoảng 1 năm 2 lần hoặc nhiều hơn.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nghĩa là nặng hơn tuýp 1

Theo phân loại tiểu đường, bệnh được chia thành 2 tuýp chính là 1 và 2. Và cũng có rất nhiều người bệnh nghĩ rằng tuýp 2 có nghĩa là nặng hơn tuýp 1. Nhưng thực tế cách phân loại này không đánh giá bệnh nào nặng hơn, mà được phân chia dựa theo nguyên nhân gây bệnh. Với tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn, do các tế bào của beta tiết lnsulin đảo tụy bị hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy, vì vậy để điều trị họ phải dùng lnsulin ngoại sinh suốt đời. Còn tiểu đường tuýp 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, tuyến tụy vẫn có khả năng sản xuất lnsulin nhưng có thể số lượng hoặc chất lượng lnsulin bị giảm sút, làm đường huyết tăng cao từ từ.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 không làm tăng nhanh đường huyết

Do sự thiếu hụt số lượng hoặc chất lượng lnsulin diễn ra trong thời gian dài, nên một số người cho rằng căn bệnh này sẽ không gây tăng nhanh đường huyết. Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn chính xác. Một khi tuyến tụy đã bị tổn thương nghiêm trọng, hoạt động của lnsulin không hiệu quả, hoặc một số trường hợp tự ý bỏ hoặc giảm liều thuốc uống có thể bị tăng đường huyết quá mức. Vì vậy bạn cần lưu tâm đến những biểu hiện như đi tiểu liên tục, khát nước thường xuyên, lú lẫn hoặc chóng mặt khi đứng. Đây đều là những dấu hiệu nguy hiểm cho thấy cơ thể đang bị mất nước nặng và đường máu tăng nhanh. Nếu không sớm được xử lý có thể dẫn tới biến chứng nhiễm toan ceton hoặc hôn mê do hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Cả 2 tình trạng này đều đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Chỉ những ai có người thân bị tiểu đường, họ mới mắc bệnh

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có khả năng di truyền. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số rất nhiều yếu tố nguy cơ của căn bệnh này.

Có người thân bị tiểu đường không có nghĩa là bạn mắc bệnh và ngược lại, bạn mắc bệnh không có nghĩa là người thân của bạn đã bị bệnh. Vì lý do đó mà việc luôn nâng cao ý thức trong vấn đề phòng tránh tiểu đường tuýp 2 như chế độ ăn uống, tập luyện, giải tỏa tâm lý sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Nếu bạn mới phát hiện tiểu đường tuýp 2 và vẫn còn rất nhiều điều chưa hiểu rõ về căn bệnh này, đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi để được giải đáp.

Ds. Lê Hoa

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    4 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Vũ Xuân Hoà
    21/07/2018

    Em năm nay 36 tuổi mấy tuần trước em có dấu hiệu bị tiểu đường như uống nước nhiều nên em đi kiểm tra và kết quả đường huyết em là 12.59 thì em bị tiểu đường tuýp mấy và sống được bao lâu

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Vũ Xuân Hoà

    Chào bạn
    Tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải bó tay với căn bệnh này. Có rất nhiều cách giúp bạn sống lâu sống khỏe với tiểu đường. Và trên thực tế, hàng ngàn người bệnh tiểu đường đang có cuộc sống bình thường.
    Với mức đường huyết 12.59 mmol/l, mặc dù chúng tôi không thể chắc chắn hoàn toàn bạn đang bị tiểu đường tuýp nào, nhưng khả năng cao là tiểu đường tuýp 2. Đây là tuýp chiếm 90% số trường hợp mắc tiểu đường hiện nay. Điều bạn cần làm là biến sự lo lắng thành động lực và ngay từ bây giờ, hãy áp dụng các biện pháp giảm đường huyết sau:
    – Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Lượng đường của bạn đang rất cao, do đó những giải pháp có tác dụng nhanh như thuốc điều trị sẽ mang lại nhiều lợi ích. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc và liều dùng phù hợp với mức đường huyết của bạn sau đó thực hiện đúng theo hướng dẫn.
    – Điều chỉnh chế độ ăn: Đường trong máu xuất phát từ chế độ ăn, đặc biệt là các thực phẩm chứa tinh bột trắng như cơm, bún, miến, phở, bánh, kẹo… Bạn nên giảm bớt số lượng các thực phẩm này trong mỗi bữa. Và để tránh cơ thể cảm thấy đói khi cắt giảm cơm, bún…, bạn ăn tăng rau xanh vào đầu bữa và ăn thêm những bữa phụ với trái cây, sữa chua ít đường giữa các bữa chính.
    – Điều chỉnh lối sống: Bạn cần bỏ hút thuốc, hạn chế chất kích thích và tạo thói quen thể dục thể thao 30 phút hàng ngày.
    Ngoài những biện pháp này, bạn có thể cân nhắc dùng thêm Glutex. Nhiều người bệnh đã sử dụng sản phẩm và thấy đường huyết giảm tốt. Nguyên nhân là do Glutex có tác động toàn diện lên quá trình đường từ thức ăn vào máu và từ máu đến các cơ quan, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết. Dưới đây là 1 minh chứng điển hình cho tác dụng của Glutex, bạn có thể tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE
    Chúng tôi gửi thêm bạn các bài viết về chế độ ăn và tập luyện, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát đường huyết hơn:
    https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/tieu-duong-nen-an-gi-che-do-an-chuan-cho-nguoi-tieu-duong.html
    https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/8-bai-tap-the-duc-cho-nguoi-benh-tieu-duong-de-tap-hieu-qua-cao.html
    Chúc bạn sức khỏe!

    Nguyễn Hiền
    13/04/2018

    cần được tư vấn

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Nguyễn Hiền

    Chào bạn
    Ban tư vấn đã nhận được thông tin của bạn. Bạn vui lòng để ý điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay.
    Thân mến!