Tăng đường huyết lúc đói & Những thông tin bạn cần biết
Tăng đường huyết lúc đói trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe – tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, bệnh thận, tổn thương mắt, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Vì vậy, khi được bác sĩ cảnh báo bị tăng đường huyết lúc đói, bạn cần chủ động hơn trong việc kiểm soát đường huyết.
Tăng đường huyết lúc đói là gì?
Đường huyết lúc đói có nghĩa là nồng độ đường ở trong máu tại thời điểm không ăn hoặc uống thứ gì ít nhất trong vòng 8 tiếng (có thể uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội). Kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
Tăng đường huyết lúc đói là khi mức đường huyết cao hơn 126 mg/dl hoặc 7 mmol/l. Một số trường hợp bị rối loạn đường huyết lúc đói (hay tiền tiểu đường) khi chỉ số này từ 100 – 125 mg/dl (5.6 – 6.9 mmol/l). Đường huyết lúc đói ở người bình thường từ 70 – 100 mg/dl (4.0 – 5.5 mmol/l).
Triệu chứng tăng đường huyết lúc đói có thể bao gồm
- Thường xuyên cảm thấy khát nước và khô miệng.
- Thường cảm thấy rất đói (kể cả khi vừa ăn xong), nhưng không có cảm giác ngon miệng.
- Lúc nào cũng mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
- Tính khí thất thường, dễ nổi cáu
- Mắt mờ.
- Vết thương ngoài da lâu lành, dễ bị nhiễm trùng.
- Thay đổi cân nặng đột ngột (tăng hoặc giảm cân) dù chế độ ăn uống, sinh hoạt không có gì thay đổi.
- Ngứa ran hoặc cảm giác đau và tê ở bàn tay, bàn chân, cánh tay.
Nguyên nhân gây tăng đường huyết lúc đói?
Ở người bình thường, sau khi ăn thức ăn có chứa chất bột, đường, tuyến tụy của cơ thể sẽ sản xuất lnsulin để vận chuyển đường từ máu vào tế bào, tái cân bằng lại nồng độ glucose trong máu.
Tuy nhiên, những người bị bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất được lnsulin (tiểu đường tuýp 1) hoặc lnsulin hoạt động không hiệu quả (tiểu đường tuýp 2), khiến đường huyết ở “giữ” lại trong máu, gây tăng đường huyết.
Tuy nhiên, một số trường hợp đường huyết lúc đói cũng tăng do hội chứng cushing hoặc bệnh thận, chứng sản giật và viêm tụy. Khi đó, bác sĩ cần làm thêm các xét nghiệm khác và hỏi triệu chứng bệnh để chẩn đoán chính xác bệnh.
Ở người đã mắc bệnh tiểu đường, cũng có thể bị tăng đường huyết lúc đói. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Hiện tượng bình minh do nhịp sinh học bình thường của cơ thể. Các hormon tăng trưởng và cortisol được tiết ra khoảng 4 – 5 giờ sáng để “đánh thức” cơ thể chuẩn bị cho ngày mới làm tăng đường huyết. Nếu như không có bệnh tiểu đường, cơ thể chỉ đơn giản đối phó lại với tình trạng này bằng cách tăng tiết hormon lnsulin. Nhưng điều này đã bị giảm khi mắc bệnh tiểu đường.
- Hiệu quả Somogyi thường xuất hiện ở những người dùng lnsulin có tác dụng kéo dài hoặc thường bị hạ đường huyết vào ban đêm. Khi đường huyết ban đêm xuống thấp, cơ thể kích thích gan tăng cường giải phóng glycogen thành glucose, hậu quả là làm đường huyết tăng vào sáng sớm ngày hôm sau.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối: Người Việt Nam thường có xu hướng ăn nhiều vào buổi tối, do buổi tối thường tập trung đông đủ các thành viên của gia đình. Nhưng sau khi ăn tối, thường ít đi lại mà thường đi ngủ luôn, sẽ không tốt với những người có bệnh tiểu đường.
Tăng đường huyết lúc đói có nguy hiểm không?
Nếu không kiểm soát tốt, tăng đường huyết lúc đói làm tăng chỉ số HbA1c – đánh giá đường huyết trung bình trong vòng 2 – 3 tháng gần nhất, từ đó làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
Các biến chứng tiểu đường rất đa dạng, bao gồm nhiều tổn thương trên mắt, thận, thần kinh, mạch máu… làm tăng nguy cơ tàn phế, mù lòa và tử vong. Vì vậy, kiểm soát đường huyết lúc đói trong phạm vi an toàn là mục tiêu quan trọng trong điều trị bệnh.
Hướng dẫn cách xử lý khi bị tăng đường huyết lúc đói
Khi mắc bệnh tiểu đường, đồng nghĩa là toàn bộ chu trình chuyển hóa đường của cơ thể bị rối loạn. Nhiều nghiên cứu chứng minh, các thảo mộc như Tinh chất lá Xoài, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng có cơ chế tác động toàn diện lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, từ đó giúp cân bằng và thiết lập lại các rối loạn chuyển hóa, giúp giảm và ổn định đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1c lâu dài, bền vững.
Đánh giá của chuyên gia Đông y Hoàng Khánh Toàn về giải pháp giảm và ổn định đường huyết an toàn, hiệu quả
Lê Hoa
Nguồn: http://www.diabeticlivingonline.com/monitoring/blood-sugar/why-are-fasting-blood-glucose-numbers-high?page=0%2C2
Ở Hà Nội có được miễn phí vận chuyển không?
Chào bạn,
Tại Hà Nội, nếu bạn mua từ 2 hộp trở lên, bạn sẽ được miễn cước vận chuyển. Nếu mua từ 5 hộp trở lên, giá ưu đãi nhất sẽ là 200.000đ/1 hộp.
Không biết bạn đã bị bệnh tiểu đường lâu chưa, hiện nay chỉ số đường huyết như thế nào, bạn đang gặp phải những triệu chứng gì… Bạn có thể chia sẻ cho chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn về cách dùng Glutex sao cho hiệu quả nhất, cũng như hướng dẫn thêm các lưu ý về việc ăn uống, tập thể dục…
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị rối loạn dung nạp đường huyết lúc đói, tôi có sử dụng sản phẩm này được không và cách uống như thế nào?
Chào bạn,
Rối loạn dung nạp đường huyết lúc đói hay còn gọi là tiền tiểu đường. Ở giai đoạn này, bạn có cơ may chữa khỏi, đưa đường máu về ngưỡng bình thường của cơ thể, nhờ đó ngăn chặn tiền tiểu đường trở thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
Một trong những cách có thể giúp bạn đạt được mục tiêu này là sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 4 viên, chia làm 2 lần uống, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, kết hợp thêm chế độ ăn uống và luyện tập đúng cách, sau 1 – 2 tháng bạn đã thấy hiệu quả thực sự. Kiên trì dùng hết liệu trình 2 – 4 tháng sẽ có kết quả tốt nhất.
Gửi bạn xem thêm chia sẻ của người bệnh sau khi dùng Glutex trong video:
https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE&list=PLqVEVkl06Aj6aq_8vqeNJOXSTvVOxKwzs
Bài viết sau đây có khá nhiều thông tin hữu ích về cách làm giảm đường huyết, bạn có thể tìm hiểu thêm:
https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/kham-pha-5-cach-dieu-tri-benh-tieu-duong-tai-nha-hieu-qua-nhat.html
Chúc bạn nhiều sức khỏe!