Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường? Tiêu chuẩn chẩn đoán thế giới
Đường huyết là nồng độ đường (glucose) trong máu. Xét nghiệm chỉ số đường huyết là cơ sở để chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường? luôn là mối quan tâm của nhiều người khi mà tiểu đường – hiện được coi là đại dịch không lây của thế kỷ 21, với tỷ lệ gia tăng không ngừng.
Các xét nghiệm chỉ số đường huyết
Bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy giảm sản xuất lnsulin, hoặc lnsulin hoạt động không hiệu quả (kháng lnsulin), hoặc cả 2, đường (Glucose) trong máu máu tăng cao. Để định lượng nồng độ đường trong máu dựa vào 4 xét nghiệm sau:
- Đường huyết lúc đói: là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán tiểu đường hiện nay. Khi làm xét nghiệm này, người bệnh phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội. Thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ).
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: Xét nghiệm này giúp chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường tốt hơn xét nghiệm đường huyết lúc đói. Tuy nhiên, cách làm phức tạp hơn và chi phí cao hơn. Để làm nghiệm pháp này, bác sỹ sẽ yêu cầu bệnh nhân uống một lượng khoảng 75g glucose được hòa tan trong 200 – 300ml nước và uống trong vòng 5 phút. Xét nghiệm glucose được thực hiện ở thời điểm 2h, kể từ sau khi uống.
- HbA1c: Xét nghiệm HbA1c khác với xét nghiệm đường huyết thông thường. Ví nó không phản ánh mức đường huyết tại thời điểm làm xét nghiệm mà nó giúp đánh giá đường huyết trung bình của một người trong 2 – 3 tháng vừa qua. HbA1c là xét nghiệm quan trọng để xác định hiệu quả điều trị và cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, xét nghiệm này cần phải thực hiện ở các phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế mới đủ độ tin cậy.
- Đường huyết ngẫu nhiên: Là xét nghiệm đường huyết được đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày, không phụ thuộc vào việc đã ăn hay chưa.
Xét nghiệm đường huyết giúp chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường
Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Đơn vị của chỉ số đường huyết có thể được tính theo mg/dL hoặc mmol/L. Để chuyển đổi từ mg/dL –> mmol/L, bạn chia cho 18 và ngược lại.
Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường (theo tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2017) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
- Đường huyết lúc đói: ≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L)
- Nghiệm pháp dung nạp đường huyết lúc đói: ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L)
- HbA1c > 6.5%
- Đường huyết ngẫu nhiên: ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L): Người bệnh sẽ được xác định là bị mắc ĐTĐ, nếu kèm theo các triệu chứng kinh điển như: uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nếu người bệnh không có các triệu chứng kinh điển của tăng tăng đường huyết bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân), các xét nghiệm số 1, 2, 4 ở trên cần được lặp lại lần thứ 2 sau 1 đến 7 ngày để xác định chính xác chẩn đoán bệnh.
Tại Việt Nam, phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán bệnh ĐTĐ là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán được chính xác nhất.
Một số người bệnh thắc mắc đường huyết kiểm tra bằng máy cầm tay có sử dụng để chẩn đoán tiểu đường không? Câu trả lời là không. Bởi máy cầm tay cho giá trị đường huyết mao mạch, khác đường huyết kiểm tra tại viện là đường huyết tĩnh mạch. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường, kiểm tra đường huyết thường xuyên bằng máy cầm tay rất hữu ích.
Những ai nên kiểm tra đường huyết?
Bất cứ ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc nghi ngờ mắc bệnh đều nên kiểm tra đường huyết. Ở những người khỏe mạnh, định kỳ 6 tháng – 1 năm nên đi kiểm tra đường huyết.
- Tuổi trên 45
- Tuổi từ 19 – 44, bị béo phì, thừa cân, ít hoạt động.
- Mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp (≥ 140/90 mmHg)
- Rối loạn mỡ máu (HDL – cholesterol < 35 mg/dl hoặc TG > 250 mg/dl)
- Gia đình có người thân mắc tiểu đường
- Người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ
- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Tất cả phụ nữ mang thai dù không có tiền sử chẩn đoán bệnh tiểu đường cũng cần phải được kiểm tra đường huyết xem có mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Thông thường bạn sẽ được làm xét nghiệm đường huyết trong khoảng thời gian từ 24 – 28 tuần của thai kỳ
Chỉ số đường huyết mục tiêu ở người tiểu đường
Đối với đa số người trưởng thành khỏe mạnh, chỉ số đường huyết bình thường nằm trong khoảng:
- Từ 4.0 – 6.0 mmol/L (72 – 108 mg/dL) khi đói
- Trên 7.8 mmol/L (140 mg/dL) ở thời điểm 2 giờ sau khi ăn
Ngưỡng đường huyết mục tiêu ở người tiểu đường tùy thuộc vào đối tượng cụ thể mà có các giá trị khác nhau.
Bảng: Ngưỡng đường huyết mục tiêu ở người tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ nếu bạn không kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Hãy chủ động đối mặt với căn bệnh này bằng cách hiểu biết về nó, thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý, tập thể dục đều đặn và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp bạn sống khỏe hơn với bệnh tiểu đường. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn về đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường.
Làm cách nào để hạ đường huyết khi mới phát hiện bệnh tiểu đường?
Kiểm soát chế độ ăn, tăng cường vận động thể chất, giữ tâm lý thoải mái, tránh xa stress và dùng thuốc tây hạ đường huyết là những phương pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả, khó có thể thay thế. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dễ dàng kiểm soát đường huyết ngay ở giai đoạn bắt đầu, do bản chất quá trình tăng đường huyết đã kéo dài quá nhiều năm khiến cho cơ thể đã quen với mức đường huyết cao. Vì vậy nóng vội trong việc tìm cách hạ nhanh đường huyết có thể làm người bệnh đối diện với tình trạng hạ đường huyết quá mức sẽ rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp.
Chính vì lẽ đó mà các chuyên gia Y học cổ truyền khuyến cáo người bệnh ở giai đoạn đầu có thể sử dụng thêm những thảo dược đã được chứng minh có khả năng hạ đường huyết hiệu quả, điển hình trong số đó như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng. Các nghiên cứu y học hiện đại đã làm sáng tỏ cơ chế tác động toàn diện của chúng lên chu trình chuyển hóa đường, giúp thúc đẩy dự trữ đường tại gan, tăng sử dụng mô cơ, đồng thời phục hồi chức năng tuyến tụy, tăng hiệu quả hoạt động của lnsulin, nhờ đó làm giảm đường huyết lúc đói, không gây tăng đường huyết sau ăn, lâu dài giảm chỉ số HbA1c.
Xem thêm chia sẻ của người mới phát hiện đường huyết cao sử dụng sản phẩm giảm và ổn định đường huyết GLUTEX với thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng cho hiệu quả tốt:
Phương Linh
Tham khảo:
https://www.webmd.com/diabetes/type-2-diabetes-guide/diagnosing-type-2-diabetes#1
http://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html
http://www.ndei.org/ADA-diabetes-management-guidelines-diagnosis-A1C-testing.aspx.html
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/basics/tests-diagnosis/con-20033091
Bố tôi 55 tuổi vừa đi khám đường huyết là 11,46 mmol/l, như vậy có phải bố tôi bị tiểu đường rất nghiêm trọng không ạ?
Chào bạn,
Chỉ số đường huyết của bố bạn như vậy là khá cao và điều đó là không tốt. Còn nói nghiêm trọng hay không thì còn cần thêm nhiều yếu tố khác, chẳng hạn bố bạn có bị thêm các bệnh nào khác không, đã xuất hiện biến chứng hay chưa… Để biết chính xác, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị để họ tư vấn cho bố bạn và gia đình.
Với mức đường huyết cao như hiện nay, mục tiêu trước mắt của bố bạn là giảm đường máu. Để làm được điều này, bố bạn cần tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ, kiểm soát chế độ ăn và duy trì thói quan tập thể dục. Song song với đó, bố bạn có thể dùng thêm 4 viên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để hỗ trợ hạ và ổn định đường máu nhanh hơn.
Bạn có thể cho bố theo dõi thêm về câu chuyện của một người đàn ông cũng bị đường huyết cao như vậy nhưng nay đã tìm được cách để kiểm soát:
https://giamduonghuyet.online/benh-tieu-duong/tieu-duong-type-2/duong-huyet-10-8-mmol-l-da-giam-con-mot-nua.html
Chúc bố bạn sớm khỏe!
Sản phẩm được sản xuất ở đâu ? Giá cả thế nào?
Chào bạn,
Glutex là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất bởi công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế IMC.
1 hộp Glutex có 30 viên, giá dao động từ 200.000 – 210.000đ tùy theo số lượng hộp mà bạn mua. Hiện nay để hỗ trợ người bệnh, chúng tôi đang có chương trình ưu đãi mua 2 hộp Glutex sẽ được miễn toàn bộ cước giao hàng, mua từ 5 hộp trở lên, giá ưu đãi chỉ 200.000đ/1 hộp.
Gửi bạn tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=GQ5vvVgAplY&index=11&list=PLqVEVkl06Aj5mWGQzvh6DDSrUmDSRBdei
Chúc bạn sức khỏe!
[…] trao đổi đã bị tiểu đường nhiều năm, nhưng hiện nay chỉ cần dùng Glucophage mà đường huyết đã khá ổn […]
[…] sữa chua, còn có rất nhiều thực phẩm có lợi cho người tiểu đường, bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết sau để xây dựng chế độ ăn hợp […]
[…] lưu ý thêm, sữa dành riêng cho người tiểu đường, nhưng nếu dùng nhiều chúng vẫn có chứa khá nhiều năng lượng và có thể làm […]
[…] tây là cần thiết để giúp kiểm soát đường huyết. Bạn cũng cần xác định tiểu đường là bệnh mạn tính, chưa thể chữa khỏi và việc điều trị cần duy trì suốt […]
[…] Cách phòng chống bệnh tiểu đường đang […]