Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Tiểu đường tuýp 2: Bạn hỏi, chuyên gia trả lời

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh mạn tính do cơ thể bị rối loạn trong quá trình chuyển hóa và sử dụng đường. Thay vì chuyển hóa đường thành năng lượng trong các tế bào, đường bị giữ lại trong máu. Khi đó, cơ thể thiếu năng lượng vì không có đường để sử dụng và đường tăng cao trong máu sẽ gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh mạn tính chưa có cách điều trị hoàn toàn

Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường tuýp 2?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán khi có 1 trong 4 tiêu chí sau đây:

  1. Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L), hoặc
  2. Đường huyết sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L), hoặc
  3. HbA1c ≥ 6.5%, hoặc
  4. Đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L). Ở bệnh nhân có triệu chứng điển hình của tăng glucose huyết bao gồm: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sút cân nhanh…

Lưu ý:

  • Nếu không có triệu chứng tiểu đường điển hình, xét nghiệm 1, 2 và 4  cần thực hiện ít nhất 2 lần (mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày).
  • HbA1c là chỉ số giúp đánh giá đường huyết trung bình trong 90 ngày, không phụ thuộc vào thời điểm đo. Nhưng xét nghiệm này chỉ được thực hiện tại phòng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ lại thể hiện rất rõ ở nhóm bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bao gồm: Thừa cân, béo phì, ít vận động, chế độ ăn uống kém lành mạnh, di truyền và tuổi tác.

Có các yếu tố nguy cơ kể trên, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng không có nghĩa là chắc chắn mắc căn bệnh này trong tương lai.

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển âm thầm trung bình 7 năm cho đến khi được chẩn đoán (giai đoạn tiền tiểu đường). Ở giai đoạn sớm này, một số người bệnh xuất hiện các triệu chứng mơ hồ như mệt mỏi vô cớ, người lúc nào cũng thiếu năng lượng, da ở các vùng có nếp gấp (bẹn, nách, khuỷu tay chân, cổ) sậm màu, da khô ngứa, tê bì châm chích như kiến bò, vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng…

Giai đoạn bùng phát, các triệu chứng điển hình hơn gồm:

  • Cảm giác khát nước dù vừa được uống nước xong
  • Đi tiểu thường xuyên, tiểu đêm
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Ăn nhiều
  • Thị lực suy giảm
  • Tâm tính thay đổi, hay cáu gắt, lo âu căng thẳng

Một số trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không có triệu chứng và rất khó phát hiện. Do đó, những người có nguy cơ cao nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?

Bệnh tiểu đường được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Tiền tiểu đường (hay rối loạn dung nạp glucose) với nguyên nhân là do đề kháng hormon chuyển hóa đường, khiến đường máu bắt đầu tăng cao.
  • Giai đoạn 2: Bệnh tiểu đường tiến triển tăng đường huyết lúc đói trên 7 mmol/l. Thời điểm này, cơ thể không còn đáp ứng được với tình trạng kháng hormon chuyển hóa đường.
  • Giai đoạn 3: Đường huyết lúc đói, sau ăn không ổn định, HbA1c tăng cao không hạ.
  • Giai đoạn 4: Bệnh tiểu đường nặng hơn khi có một trong nhiều biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh… Giai đoạn này thường xuất hiện ở người bệnh tiểu đường lâu năm, hoặc kiểm soát đường huyết không hiệu quả.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có trị khỏi được không?

Cho đến nay, chưa có một phương pháp nào được công nhận là có thể trị khỏi hoàn toàn tiểu đường tuýp 2. Việc điều trị tập trung vào quản lý đường huyết và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Có rất nhiều phương pháp trị bệnh tiểu đường. Trong đó, chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc là nền tảng trong điều trị không thể thay thế. Tùy thuộc vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh, mức đường huyết hiện tại, mà bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn không sử dụng thuốc, cho dùng đơn thuốc hoặc phối hợp thuốc.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 được điều trị như thế nào?

Điều trị tiểu đường tuýp 2 là cả đời. Tất cả người bệnh bắt buộc cần kiểm soát chế độ ăn và tập luyện thể dục thường xuyên khi mới được phát hiện bệnh và trong suốt quá trình điều trị. Trong trường hợp, chế độ ăn và tập luyện chưa đủ để kiểm soát đường huyết, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp, có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp giữa 2 hay 3 nhóm thuốc.

Thường xuyên kiểm tra bàn chân để phòng ngừa biến chứng tiểu đường tuýp

Khi nào chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm?

Trái với tiểu đường tuýp 1 cần sử dụng thuốc tiêm ngay từ khi bắt đầu, người bệnh tiểu đường tuýp 2 chỉ sử dụng thuốc tiêm trong các trường hợp bắt buộc:

  • Sử dụng thuốc uống kém hiệu quả
  • Men gan tăng cao
  • Chức năng thận suy giảm (suy thận do tiểu đường)
  • Tuyến tụy bị suy kiệt nặng
  • Phẫu thuật, chấn thương phải nằm viện hoặc trong các đợt sốt, nhiễm trùng

Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người tiểu đường tuýp 2 có thể chuyển sớm từ thuốc uống sang thuốc tiêm nhằm kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, tránh suy kiệt tuyến tụy.

Giải pháp từ Tinh chất lá Xoài giúp giảm và ổn định đường huyết hiệu quả

Không thể phủ nhận vai trò của việc kiểm soát chế độ ăn, tăng cường vận động và sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường. Thế nhưng ở nhiều người tình trạng kháng hormon chuyển hóa đường diễn ra mạnh mẽ, chức năng tuyến tụy bị suy kiệt khiến cho việc kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường trở nên khó khăn hơn.

Lá Xoài từ xưa đã được sử dụng với mục đích hạ đường huyết, đặc biệt hiệu quả cho người mới bị. Kế thừa kinh nghiệm quý báu này, ngày nay các công ty dược đã làm giàu hóa Tinh chất lá Xoài trong sản phẩm hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết mang tên TPBVSK Glutex. Đây là sản phẩm đầu tiên dành riêng cho người tiểu đường tuýp 2 nhận được nhiều sự khen gợi của các chuyên gia Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Bạn có thể xem thêm tại đây:

Tiểu đường tuýp 2 có lây không?

Không giống như bệnh truyền nhiễm, tiểu đường tuýp 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, không lây qua đường máu, sinh dục, tiết niệu, hô hấp… Tuy nhiên, bệnh chịu sự ảnh hưởng khá nhiều bởi yếu tố gia đình.

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm đau tim, đột quỵ, biến chứng võng mạc gây mù lòa, biến chứng thận gây suy thận, biến chứng mạch máu, biến chứng loét bàn chân khiến người bệnh phải cưa chân, biến chứng thần kinh gây ra tình trạng liệt dương ở nam giới.

Người bệnh có thể phòng ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 2 khoảng cách duy trì nồng độ đường trong máu ở mức ổn định và an toàn. Tuy nhiên, với nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 đó thực sự là một thách thức lớn.

Tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của người tiểu đường tuýp 2. Thông thường, tuổi thọ trung bình của người tiểu đường tuýp 2 sẽ giảm 5 – 10 năm so với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, duy trì đường huyết mục tiêu, kiểm soát tốt bệnh mắc kèm và biến chứng có thể giúp kéo dài tuổi thọ ở người bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ?

Tiểu đường tuýp 2 không đáng sợ, bởi người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát. Tuy nhiên, những biến chứng do tiểu đường gây ra mới là mối hiểm họa, dẫn tới tàn tật, tử vong hàng đầu trong các bệnh mạn tính hiện nay. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh được đánh giá thông qua cả quá trình điều trị dựa trên giá trị đường huyết, các biến chứng và bệnh mắc kèm.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy, có một số cách để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và làm chậm quá trình khởi phát bệnh.

Những người có nguy cơ cao mắc căn bệnh này cần thay đổi một lối sống tích cực hơn. Người bệnh cần tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, đảm bảo cân nặng phải phù hợp với chiều cao công thức tính chỉ số khối cơ thể BMI.

Ds. Xuân Thủy

Tham khảo: http://www.joslin.org/info/common_questions_about_type_2_diabetes.html

Lưu ý: Tpbvsk Glutex không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc trị bệnh tiểu đường.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và vào việc kiểm soát đường huyết, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    11 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Đào Văn Lâm
    20/11/2018

    Qua bài viết tôi thấy lá xoài có tác dụng hạ đường huyết. Nếu tôi dùng lá xoài để hãm nước uống thì có giúp hạ đường huyết không?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Đào Văn Lâm

    Chào bạn,
    Lá Xoài mà chúng tôi đề cập đến trong bài là lá Xoài Ấn Độ và các nghiên cứu được chứng minh cũng là lá Xoài này. Do đó, chúng tôi không dám chắc rằng bạn dùng lá Xoài ở Việt Nam có thể đạt được hiệu quả tương tự.
    Mặt khác, cơ chế sinh bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày nay rất phức tạp, chủ yếu là cơ chế kháng lnsulin, vì vậy việc dùng mình một loại thảo mộc sẽ khó đạt được kết quả cao. Do đó, thường thì loại lá Xoài này sẽ được phối trộn cùng lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng để giúp nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị. Bạn có thể xem thêm thông tin về sản phẩm hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết có đầy đủ các thành phần này tại đây:
    https://giamduonghuyet.online/glutex/glutex-tu-tinh-chat-la-xoai-danh-rieng-cho-dieu-tri-tieu-duong-tuyp-2.html
    Chúc bạn sức khỏe!

    Nguyễn Thị Thơ
    05/11/2018

    Chào bác sĩ, tôi 35 tuổi, là một nhân viên văn phòng. Vừa rồi trong đợt khám sức khỏe định kì của công ty, tôi vô tình phát hiện mình bị rối loạn dung nạp đường huyết. Trong gia đình có cả 2 bố mẹ tôi đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Hiện tại, tôi rất hoang mang về tình trạng của tôi. Bác sĩ cho tôi hỏi, rối loạn dung nạp

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Nguyễn Thị Thơ

    Chào bạn.
    Gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện nay bạn đang bị rối loạn dung nạp đường huyết, thì khả năng rất cao sau 3 -5 năm sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
    Mục tiêu điều trị hiện nay là giúp kéo dài thời gian tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2, ngăn ngừa việc dùng thuốc tây từ sớm. Muốn làm được điều này, bạn cần kiểm soát tốt cả chế độ ăn, tăng cường luyện tập, hạn chế ngồi quá lâu, tránh căng thẳng…
    Cụ thể những lời khuyên này đã có trong bài viết sau, bạn nên dành thời gian để đọc kỹ hơn:
    https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/kham-pha-5-cach-dieu-tri-benh-tieu-duong-tai-nha-hieu-qua-nhat.html

    trackback

    […] tế không có một chế độ ăn chung cho tất cả người bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi điều này còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân, nhu cầu năng lượng và […]

    trackback

    […] những yếu tố làm tăng tình trạng kháng lnsulin – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, không phải là những người có cân nặng bình thường hoặc gầy là […]

    trackback

    […] Gửi bạn chia sẻ của chuyên gia Y học cổ truyền Dương Trọng Hiếu về việc sử dụng Tinh chất lá Xoài trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2: […]

    trackback

    […] chưa đủ tiêu chuẩn để kết luận tiểu đường tuýp 2, mức 110 mg/dl phản ánh bạn đang bị rối loạn đường huyết khi đói, hoặc […]

    trackback

    […] bạn đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 rất lâu năm, nên ở mức HbA1c như vậy là chấp nhận được. Tuy nhiên, hiện nay […]

    trackback

    […] Bệnh tiểu đường tuýp 2 được tạo thành bởi sự tương tác phức tạp giữa gen và môi trường – đó là nhận định của các chuyên gia Hoa Kỳ. […]

    trackback

    […] Bằng cách kiểm soát đường huyết ở khoảng an toàn thông qua chế độ ăn, hoạt động thể chất và dùng thuốc, bạn có thể tránh các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường tuýp 2. […]