Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Những điều bạn cần biết về chỉ số đường huyết

Tất cả chúng ta luôn cần duy trì chỉ số đường huyết ở một mức độ nhất định để có thể có một cơ thể khỏe mạnh. Đánh giá chỉ số đường huyết giúp xác định một người có mắc bệnh tiểu đường hay không? Hơn nữa, đối với người tiểu đường thì chỉ số đường huyết lại càng đóng vai trò quan trọng hơn còn là một chỉ số không thể thiếu để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

Chỉ số đường huyết là gì?

Các tế bào bên trong cơ thể luôn cần tới năng lượng để thực hiện chức năng của chúng và nguồn năng lượng này chủ yếu là từ đường glucose. Đường glucose được sản xuất chủ yếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là tiêu hóa các thực phẩm giàu carbohydrate như cơm, mì, bún, bánh mì, bánh quy… và một phần nhỏ glucose được sản xuất bởi gan. Sau đó glucose được đưa vào máu và vận chuyển tới khắp các tế bào tại mô, cơ quan khác trong cơ thể. Chỉ số đường huyết chính là giá trị để đánh giá mức nồng độ của glucose trong máu.

Những nguyên nhân làm thay đổi chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết ở mỗi người không phải là một giá trị cố định mà sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Chế độ ăn uống
  • Các hoạt động thể chất
  • Hormon
  • Một số loại thuốc
  • Cảm xúc

Trong đó, yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số đường huyết là chế độ ăn. Thông thường chỉ số đường huyết thường thấp nhất vào buổi sáng, trước bữa ăn đầu tiên trong ngày và tăng lên cao nhất trong khoảng từ 1-2 giờ sau khi ăn. Chỉ số đường trong máu vượt ra khỏi phạm vi bình thường có thể là dấu hiệu bệnh lý.

Khi chỉ số đường huyết ở mức thấp được gọi là hạ đường huyết, ngược lại nếu đường huyết ở mức cao hơn bình thường gọi là tăng đường huyết. Tiểu đường là tình trạng bệnh lý xảy ra khi mức đường huyết tăng cao vượt ngưỡng bình thường, kéo dài và có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chỉ số đường huyết bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chế độ ăn uống

Chỉ số đường huyết bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chế độ ăn uống

 

Các xét nghiệm đường huyết thường được sử dụng hiện nay

Hiện nay, để xác định chỉ số đường huyết thường sử dụng một số xét nghiệm dưới đây:

  • Glucose huyết tương lúc đói (Test FPG): Người bệnh phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ (chỉ được uống nước lọc, nước đun sôi để nguội). Thông thường người bệnh sẽ nhịn đói qua đêm và làm xét nghiệm máu vào sáng hôm sau khi chưa ăn gì (vẫn được ăn bữa tối hôm trước).
  • Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (test OGTT):  Phải nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, sáng hôm sau người bệnh được dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước sau đó uống hết trong 5 phút, chờ 2 giờ sau đó lấy máu làm xét nghiệm.
  • HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol): Xét nghiệm giúp đánh giá chỉ số đường huyết trung bình trong khoảng 2-3 tháng gần nhất. Người bệnh có thể lấy máu để thực hiện xét nghiệm này vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý để thu được kết quả chính xác thì xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Xét nghiệm glucose huyết bất kỳ: Xét nghiệm này chủ yếu sử dụng nếu nghi ngờ người bệnh bị đái tháo đường khi có xuất hiện các triệu chứng điển hình của tiểu đường như ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sút cân không rõ nguyên nhân, mờ mắt.

Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay thì test Glucose huyết tương lúc đói (Test FPG) là xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất.

Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường mới nhất của Bộ y tế – năm 2017, chỉ số đường huyết của một người sẽ được đánh giá là bình thường, tiền tiểu đường hoặc mắc bệnh tiểu đường theo các mức như sau:

Lưu ý: Để chẩn đoán xác định đái tháo đường khi không có các triệu chứng điển hình của bệnh thì các xét nghiệm trên cần thực hiện ít nhất 2 lần.

Chỉ số đường huyết an toàn bạn cần biết

Kiểm soát chỉ số đường huyết ở ngưỡng mục tiêu là một việc làm rất quan trọng đối với tất cả mọi người để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Đối với người bệnh tiểu đường nó lại càng trở nên quan trọng hơn bởi vì đường huyết tăng cao hay hạ xuống thấp quá mức (do vận động quá sức, do tác dụng phụ của thuốc điều trị…) đều có thể dẫn tới những tình trạng nguy hiểm.

Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị của Anh Quốc (NICE-UK) khuyến cáo chỉ số đường huyết mục tiêu nên được kiểm soát ở mức như sau:

Cách giúp giảm và ổn định chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Có thể nói rằng, giảm và ổn định đường huyết là việc làm mang tính “sống còn” đối với người bệnh tiểu đường để có thể sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Nếu muốn đạt được mức chỉ số đường huyết mục tiêu thì người bệnh cần thực hiện một cách tích cực theo những lời khuyên dưới đây:

  • Hãy vận động thể chất đều đặn mỗi ngày: Cần dành ra ít nhất 30 phút tới 1 giờ để tập thể dục, chơi thể thao hay thực hiện các hoạt động thể chất khác. Vận động thể chất thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp giảm và ổn định chỉ số đường huyết.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học bằng cách ăn giảm chất bột, đường và tăng cường các loại rau xanh, chất xơ.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Sử dụng kết hợp thêm các thảo dược có tác dụng giảm và ổn định đường huyết như Tinh chất lá xoài, Mướp đắng, Hoàng bá, Quế chi, lá Neem… cũng là một lựa chọn phù hợp với phần lớn người bệnh tiểu đường tuýp 2. Sự kết hợp của những thảo dược này giúp giảm đường huyết an toàn, hiệu quả nhờ tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Hơn nữa, dùng các thảo dược tự nhiên kết hợp cùng với thuốc điều trị, chế độ ăn uống và tập luyện hợp lí không chỉ góp phần làm tăng hiệu quả điều trị mà còn giúp người bệnh sống lâu hơn với bệnh tiểu đường.

Mới nhất đài truyền hình Việt Nam VTV2 cũng đã thực hiện phóng sự với chuyên gia Y học cổ truyền Dương Trọng Hiếu để cùng tìm hiểu về việc sử dụng thảo dược trong vấn đề hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2. Bạn có thể xem tại đây:

Ds.Cao Ngọc Hải

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/diabetes/qa/what-causes-blood-sugar-levels-to-change

http://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html

https://www.diabetesselfmanagement.com/blog/what-is-a-normal-blood-sugar-level/

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    4 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Lê Trang
    20/11/2018

    Tôi ở Hà Giang, muốn mua sản phẩm thì tới đâu để mua?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Lê Trang

    Chào bạn,
    Chúng tôi hiện nay đã hỗ trợ giao sản phẩm Glutex về Hà Giang theo địa chỉ mà bạn yêu cầu. Cách thức giao hàng qua đường bưu điện, bạn nhận sản phẩm của người chuyển phát, sau đó mới cần thanh toán chi phí (gồm tiền sản phẩm và tiền vận chuyển). Để hỗ trợ cho bạn phần nào về chi phí, bạn chỉ cần mua 02 hộp Glutex trở lên sẽ được miễn toàn bộ cước vận chuyển trị giá 30.000đ.
    Để đặt hàng, bạn có thể điền thông tin của mình + số hộp hàng bạn muốn mua trong đường link sau đây:
    https://giamduonghuyet.online/dat-hang
    Chúc bạn sức khỏe!

    Hà Văn Hải
    05/11/2018

    Cho tôi hỏi, đường máu lúc đói của tôi là 6.8mmol/l, HbA1C là 6,4% thì tôi có sử dụng được sản phẩm này không?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Hà Văn Hải

    Chào bạn,
    Với mức đường huyết lúc đói và HbA1c như hiện tại, bạn nên kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp giảm đường huyết xuống dưới 6.5 mmol/l.
    Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 4 viên Glutex, chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 h và cách các thuốc khác từ 1 – 2 giờ. Khi sử dụng, Glutex sẽ giúp giảm đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn, tiến tới giảm chỉ số HbA1c. Tuy nhiên, hiệu quả của sản phẩm chỉ đạt được khi bạn kiên trì dùng đúng liệu trình từ 2 – 4 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập đúng cách.
    Gửi bạn xem thêm thông tin hữu ích trong bài viết sau:
    https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/tong-hop-cac-cach-on-dinh-duong-huyet-hieu-qua-bat-ngo.html
    Gửi bạn xem thêm thông tin về sản phẩm Glutex:
    https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE&list=PLqVEVkl06Aj6aq_8vqeNJOXSTvVOxKwzs
    Chúc bạn sức khỏe!