Hỏi đáp về xét nghiệm HbA1C trong chẩn đoán, điều trị đái tháo đường
Xét nghiệm HbA1C được tiến hành lần đầu tiên khi người bệnh mới phát hiện mắc đái tháo đường và duy trì kiểm tra 3 tháng/ lần để đánh giá nguy cơ biến chứng bệnh.
Vậy xét nghiệm HbA1C là gì? Người bệnh cần biết những thông tin gì về chỉ số HbA1C, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Xét nghiệm HbA1C là gì?
Xét nghiệm HbA1C là phương pháp định lượng phức hợp HbA1C trong máu bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
Phức hợp HbA1C (Hemoglobin glycosylat) được hình thành do sự gắn kết vĩnh viễn của các phân tử đường (glucose) với tế bào hồng cầu. Nó sẽ tồn tại trong máu cho tới khi hồng cầu chết đi – tức là khoảng 3 tháng.
Lượng đường trong máu càng cao thì càng có nhiều phân tử đường gắn trên tế bào hồng cầu. Chỉ số HbA1C sẽ phản ánh giá trị đường huyết trung bình trong suốt 3 tháng. HbA1C cao chứng tỏ đường huyết của bạn đang không được kiểm soát tốt trong suốt một thời gian dài, và điều này làm tăng nguy cơ biến chứng đái tháo đường.
HbA1C là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Bên cạnh chỉ số đường huyết, giá trị HbA1C cũng là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:
HbA1C | |
Người bình thường | < 5.7% |
Người tiền đái tháo đường | 5.7 – 6.4% |
Người đái tháo đường | ≥ 6.5% |
Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán Đái Tháo Đường dựa trên chỉ số HbA1C
HbA1C khác với đường huyết hàng ngày như thế nào?
So với chỉ số đường huyết, HbA1C có giá trị cao hơn trong việc đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết và dự đoán nguy cơ biến chứng tiểu đường. Bởi chỉ số đường huyết chỉ cho biết nồng độ đường trong máu ngay tại thời điểm lấy máu. Còn HbA1C đánh giá mức đường huyết trung bình trong suốt thời gian 3 tháng gần nhất.
Khi HbA1C tăng 1%, đường huyết trung bình tăng 1.59 mmol/l hoặc 28.7 mg/dl.
Công thức chuyển đổi giữa HbA1C và đường huyết trung bình (viết tắt là eAG):
- eAG = 1.59 * HbA1C – 2.59 (mmol/l)
- eAG = 28.7 * HbA1C – 46.7 (mg/dl)
Ví dụ, một người xét nghiệm HbA1C có kết quả là 7%, tức là mức đường huyết trung bình trong 3 tháng gần nhất sẽ là 1.59 * 7 – 2.59 = 8.54 (mmol/l) hoặc 28.7 * 7 – 46.7 = 154.2 mg/dl.
Kiểm tra chỉ số HbA1C ở đâu? Giá bao nhiêu?
Tại Việt Nam, HbA1C được kiểm tra tại phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy, thường các bệnh viện tuyến huyện ít khi đánh giá HbA1C. Tại các thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng chỉ có những bệnh viện lớn như Bệnh viện 108, bệnh viện Bạch Mai, Xanh Pôn, Chợ Rẫy… mới được cung cấp trang thiết bị để tiến hành phân tích HbA1C.
Chi phí của một xét nghiệm HbA1C trung bình khoảng 200.000 đồng/ một lần xét nghiệm và nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế. Bạn có thể đăng ký khám tại các bệnh viện công lập để được hưởng chi trả từ bảo hiểm, bởi việc xét nghiệm này sẽ theo bạn suốt đời khi bạn mắc đái tháo đường.
Xét nghiệm HbA1C có cần nhịn đói không?
Nhiều người nghĩ rằng xét nghiệm máu thì chắc là phải nhịn đói nên thường đến bệnh viện vào thời điểm sáng sớm khi chưa ăn bữa sáng. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ kiểm tra đơn độc chỉ số HbA1C, việc nhịn đói là không cần thiết, bởi các tế bào hồng cầu sẽ không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong cơ thể. Nếu bạn kiểm tra đồng thời cả đường huyết và HbA1C thì mới cần nhịn đói tối thiểu 8 tiếng.
Tại sao cần giảm HbA1C và làm cách nào để giảm?
Chỉ số HbA1C tăng 1% sẽ làm tăng 21% tỷ lệ tử vong do đái tháo đường, 19% mổ đục thủy tinh thể, 16% suy tim, 12% đột quỵ, 14% nhồi máu cơ tim, 43% nguy cơ cắt cụt chi và 37% biến chứng thận. Bởi vậy, mục tiêu điều trị của bệnh đái tháo đường ở mọi giai đoạn đều là giảm HbA1C.
Thực tế cho thấy việc kiểm soát HbA1C không hề đơn giản. Bởi vì bạn cần duy trì chỉ số đường huyết của mình ổn định cả ngày, đặc biệt là đường huyết sau ăn, bởi vì đây là thời điểm đường trong máu tăng cao và dễ làm tăng HbA1C nhất.
Theo Hướng dẫn điều trị Đái Tháo Đường của Bộ Y Tế, người bệnh tiểu đường nên duy trì đường huyết lúc đói dưới 7 mmol/l, đường huyết sau ăn dưới 10 mmol/l và chỉ số HbA1C dưới 7%. Để đạt được điều đó, bạn phải dùng thuốc, tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện khắt khe:
- Thuốc điều trị: Sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều lượng, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
- Ăn uống: Bổ sung nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu phụ, khoai lang, súp lơ xanh, các loại rau khác… Hạn chế thực phẩm có nhiều chất bột đường như cơm trắng, bánh mì, mì sợi, bún, bánh quy…
- Tập luyện: có thể thực hiện bằng cách làm vườn, tập thể dục, chơi thể thao… nhưng không nên tập quá sức và điều quan trọng nhất là duy trì đều đặn hằng ngày.
- Giảm cân: Cố gắng giảm cân bằng việc tập luyện tích cực và chế độ ăn uống giảm calo (năng lượng) nếu người bệnh thừa cân hoặc có vòng eo lớn.
Glutex – Sản phẩm hỗ trợ giảm HbA1C tốt nhất hiện nay
Bên cạnh dùng thuốc tây và thay đổi lối sống, nhiều người bệnh tìm kiếm giải pháp giảm HbA1C từ những loại thực phẩm chức năng. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm khác nhau, nhưng nếu nói về công dụng ổn định đường huyết, giảm HbA1C tốt nhất hiện nay, chúng ta phải nhắc đến TPBVSK Glutex.
Glutex có thành phần là các dược liệu tự nhiên như lá Xoài Ấn Độ, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá. Sự kết hợp tinh tế của 5 loại thảo dược này mang đến tác dụng ưu việt trong việc giảm đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn, từ đó giúp giảm HbA1C và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường trên thận, mắt, thần kinh. tim mạch…
Lắng nghe chia sẻ của ThS. BS Hoàng Khánh Toàn – Trưởng Khoa Y Học Cổ Truyền, bệnh viện 108 nói về công dụng của các thảo dược trong TPBVSK Glutex tại video dưới đây:
Chuyên gia giải đáp về công dụng của các thảo dược hạ đường huyết tự nhiên
TPBVSK Gltex đã giúp nhiều người bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao trong điều trị, tiêu biểu như ông Đào Xuân Hạnh (71 tuổi, Hưng Yên) trong phóng sự dưới đây. Sau 4 tháng kiên trì sử dụng Glutex, chỉ số HbA1C giảm từ 8.5 % xuống còn 5%, huyết áp từ 170/110 mmHg giảm xuống còn 140/90 mmHg.
Ông Hạnh đã ổn định đường huyết, giảm HbA1C xuống còn 5% nhờ sử dụng TPBVSK Glutex
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm HbA1C cũng như là cách hạ HbA1C, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường.
Nguyễn Ngọc Ánh
Tài liệu tham khảo: Diabetes.co.uk, WebMD.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Xin chào ad
Dạ….Cho e hỏi…Tuần trước e có làm xét nghiệm HbA1C 8,1; lúc đó cũng làm glucose máu bình thường. Như vậy nói lên điều gì ạ ?
Chào bạn,
HbA1c là chỉ số phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong vòng từ 2 – 3 tháng. Nếu bạn đã bị tiểu đường và đang được điều trị bằng thuốc, thì giá trị HbA1c hiện nay của bạn đang cao hơn rất nhiều so mức bình thường (5,7% – 6,4%). Điều này cho thấy bạn kiểm soát đường máu kém, sẽ có nguy cơ cao phát triển các biến chứng của tiểu đường. Còn chỉ số đường huyết chỉ phản ánh nồng độ đường máu trong ngày, ngay tại thời điểm đo, thay đổi tùy thuộc vào thuốc uống, thức ăn, no hay đói… Tại thời điểm đó, đường huyết có thể bình thường, thậm chí thấp hơn bình thường (do tình trạng hạ đường huyết ở người tiểu đường). Trường hợp này bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện xem đã phù hợp chưa, đồng thời đi khám lại để bác sĩ có những điều chỉnh về thuốc, nhằm kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Nếu bạn không bị tiểu đường, thì chỉ số HbA1c tăng có thể gặp trong một số bệnh lý như: nhiễm độc niệu, hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng triglycerid, sử dụng thuốc corticoid, nghiện rượu mãn tính… Do đó, bạn nên đi khám nội khoa tổng quát, xét nghiệm lại chỉ số HbA1c để có thể chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh.
Thân mến,
Chỉ số Glucose của tôi khi nào cũng ko vượt qua 6.0, nhưng chỉ số HbA1c 6.3 thì biểu hiện cái gì, có nên đi khám tiểu đường ko?
Chào bạn,
Chỉ số HbA1c phản ánh một cách chân thực và chính xác hơn chỉ số đường huyết đo tại một thời điểm. Chu kỳ sống bình thường của hồng cầu là 120 ngày, sau đó chúng sẽ chết đi và được thay thế bằng một đợt hồng cầu mới. Chỉ số HbA1c cho biết chính xác mức đường huyết trung bình trong khoảng thời gian này, vì chỉ số này không thay đổi kể cả khi đường huyết tăng cao sau khi ăn hoặc đường huyết giảm khi đói. Bên cạnh đó, chỉ số HbA1c còn phản ánh xu hướng thay đổi đường huyết, từ đó bác sĩ có những điều chỉnh thích hợp hay can thiệp sâu hơn vào quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Vì HbA1c phản ánh quá trình kiểm soát đường huyết trong 2 – 3 tháng trước đó, còn đường huyết lại là giá trị thay đổi phụ thuộc vào thời điểm đo, nên sẽ xuất hiện trường hợp đường huyết hoàn toàn bình thường nhưng HbA1c vẫn cao. Lấy ví dụ khoảng vài ngày gần đây bạn ăn uống rất kiểm soát, ngủ ngon, uống thuốc đều đặn thì dĩ nhiên đường huyết sẽ giảm.
Xét trên trường hợp của bạn thì có thể thấy ngay cả chỉ số đường huyết của bạn vẫn cao hơn người bình thường (từ 4.0 – 5.5mmol/l) + HBa1c của bạn cũng cao hơn bình thường, do đó, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra lại và nhận thêm lời khuyên của bác sĩ.
Trước mắt, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn, hạn chế đồ ngọt, ăn nhiều rau xanh và tích cực luyện tập để hỗ trợ giảm đường huyết. Nếu có thắc mắc khác hay muốn tư vấn trực tiếp, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số 0985 877 724- 0962 326 300 nhé!
Thân mến !
Xet nghien đường huyết 106,4, HbA1e 11,89. Nhu vay bi tieu duong tuy may
Chào bạn,
Tiểu đường hay đái tháo đường có 2 loại chính là type 1 (đái tháo đường phụ thuộc lnsulin) và type 2 (đái tháo đường không phụ thuộc lnsulin). Để phân biệt 2 type này, bác sĩ thường dựa vào độ tuổi, triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm định lượng lnsulin, Cpeptid hay tự kháng thể. Vì vậy, với những thông tin được cung cấp, chúng tôi khó có thể chắc chắn bạn đang mắc loại tiểu đường nào. Nhưng khả năng cao, bạn thuộc nhóm tiểu đường type 2 – nhóm chiếm tỷ lệ 90% tổng số trường hợp mắc tiểu đường.
Bên cạnh việc phân loại bệnh, có 1 vấn đề mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây, HbA1c của bạn đang ở mức báo động. Bạn cần sớm điều trị để giảm các chỉ số này.
Những biện pháp giảm đường huyết và HbA1c bạn nên áp dụng bao gồm:
– Dùng thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ.
– Điều chỉnh chế độ ăn: ăn giảm lượng cơm, bún, phiến, phở… trong mỗi bữa, ăn tăng rau xanh, giảm đồ ngọt và chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
– Tăng cường tập luyện 30 phút mỗi ngày.
Ngoài ra, HbA1c cao luôn đi kèm với nguy cơ biến chứng lớn. (1 % HbA1c tăng, nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ tăng 37%). Vì vậy bạn cân nhắc sử dụng sớm sản phẩm Glutex – với thành phần chính là tinh chất Lá xoài, Glutex sẽ giúp bạn kiểm soát toàn bộ quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể và giảm chỉ số HbA1c sau 3 tháng. Rất nhiều người bệnh đã sử dụng Glutex và thấy kết quả tốt. Bạn có thể tham khảo chia sẻ của họ tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE
Ngoài ra, nếu có băn khoăn khác, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 (Di động/Zalo) để được giải đáp.
Chúc bạn sức khỏe!
Tuần trước thấy người mệt mệt, hay khát nước. Tôi có ra một phòng khám ở gần nhà để kiểm tra thì được chẩn đoán là đái tháo đường tuýp 2 vì đường máu khi đó của tôi là 11,5 mmol/l. Xin hỏi chẩn đoán đó đã đúng chưa và tôi có cần đến bệnh viện để kiểm tra chỉ số HbA1C này nữa không. Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Nếu bạn đã được kết luận mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 thì trước mắt bạn cứ an tâm điều trị và tin tưởng vào kết luận của bác sĩ. Tuy nhiên bạn vẫn nên đến các bệnh viện có khoa Nội tiết riêng để điều trị, tại đó có các bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi được quá trình điều trị bệnh của bạn tốt hơn.
Về chỉ số HbA1c bạn có thể chưa cần đo, vì hiện nay bạn đã được chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, những lần thăm khám tiếp theo, cứ 3 tháng 1 lần, bạn nên kiểm tra chỉ số này để đánh giá toàn bộ quá trình kiểm soát đường máu của cơ thể.
Hiện tại, bạn sẽ có rất nhiều việc cần làm, cần thay đổi, cần tìm hiểu để giúp việc điều trị bệnh tiểu đường được hiệu quả, để giúp bạn chúng tôi xin gửi tới bạn các thông tin hữu ích trong những bài viết dưới đây:
https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/kham-pha-5-cach-dieu-tri-benh-tieu-duong-tai-nha-hieu-qua-nhat.html
https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/tong-hop-cac-cach-on-dinh-duong-huyet-hieu-qua-bat-ngo.html
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh.html
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin gửi cho bạn chia sẻ của một người bệnh có mức đường huyết cao sử dụng thêm một sản phẩm hỗ trợ, hiện nay mức đường huyết đã được kiểm soát rất tốt trong bài viết sau:
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/chia-se/duong-huyet-10-8-mmol-l-giam-con-mot-nua-day-la-bi-quyet-cua-toi.html
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Xin hỏi tôi có thể xét nghiệm Hpa1c ở những bệnh viện nào trong TP HCM . Xin cảm ơn .
Chào bạn,
Ở Hồ Chí Minh có rất nhiều cơ sở kiểm tra được chỉ số HbA1c, ví dụ như bệnh viện 115, Hòa Hảo, Đại học Y dược HCM, Chợ Rẫy, Bình Dân… Hiện tại bạn đang điều trị tại bệnh viện, bạn nên quay lại bệnh viện đó hỏi về xét nghiệm HbA1c, nếu tại bệnh viện đó kiểm tra được thì bạn nên kiểm tra tại đó. Lý do là các bác sĩ đang theo dõi mức đường huyết của bạn sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp.
Thân mến!
[…] mẹ bạn HbA1c đang rất tốt và mẹ bạn cần tích cực duy trì việc điều trị như hiện tại. […]
[…] Lo lắng, băn khoăn khi lần đầu […]