Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Mướp đắng hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường

Không ngờ thứ quả có hình dáng xù xì, vị đắng như Mướp đắng (Momordica charantia) lại có nhiều tác dụng đến vậy. Đáng chú ý nhất là công dụng hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường.

Hiện nay, trên thế giới có không dưới 140 nghiên cứu đánh giá tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết và thành phần khác nhau của Mướp đắng, hứa hẹn loại quả này sẽ trở thành một loại thuốc điều trị tiểu đường trong tương lai không xa.

Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết

Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết

Mướp đắng – loại quả nhiều tác dụng

Với vị đắng, tính mát, Mướp đắng là loại trái cây được sử dụng từ hàng nghìn năm trước bằng nhiều cách chế biến khác nhau, có thể làm thực phẩm hoặc thái nhỏ, phơi khô dùng thay trà hàng ngày cho người trung niên, cao tuổi. Theo số liệu mới nhất, có khoảng 228 hợp chất khác nhau có khả năng chữa bệnh đã được phân lập từ các bộ phận của Mướp đắng, đặc biệt là quả. Một trong số các tác dụng nổi bật nhất của loại quả này chính là chống bệnh tiểu đường thông qua nhiều con đường khác nhau.

Tác dụng hạ đường huyết của Mướp đắng

Charantin trong Mướp đắng có cấu trúc hóa học giống Insulin (một hormon do tế bào beta tuyến tụy tiết ra, có chức năng vận chuyển đường vào tế bào, nhờ đó làm giảm đường huyết), vì vậy có tác dụng hạ đường huyết trực tiếp. Thậm chí các nghiên cứu trước đó đã chứng minh rằng hợp chất này có hiệu quả hơn thuốc hạ đường huyết đường uống tolbutamide.

Tác dụng giảm đề kháng insulin

Một nghiên cứu khác tại Đài Loan đăng tải trên Tạp chí dinh dưỡng và vitamin của Nhật Bản cho thấy tác dụng tăng cường độ nhạy cảm của insulin bằng cách tăng biểu hiện của các kênh vận chuyển glucose vào cơ xương và kênh đưa glucose vào dự trữ trong gan.

Phục hồi chức năng tuyến tụy, kích thích tiết insulin

Nghiên cứu tại Ả rập cho thấy, sử dụng dịch chiết Mướp đắng thường xuyên giúp tái tạo và bảo vệ tế bào beta của tuyến tụy, từ đó hồi phục chức năng tuyến tụy, kích thích tiết insulin, giúp hạ đường huyết nhanh.

Giảm hấp thu glucose sau ăn

Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy chiết xuất quả Mướp đắng có tác dụng ức chế 2 enzym α-amylase và α-glucosidase, từ đó ngăn ngừa tăng đường máu sau ăn tương đương Acarbose – nhóm thuốc chính điều trị tiểu đường. Tăng đường máu sau ăn làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.

Tăng chuyển hóa glucose

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh, Mướp đắng có tác dụng kích thích tế bào cơ và xương tăng sử dụng glucose, đồng thời ức chế quá trình phân giải glycogen thành glucose tại gan.

Quả mướp đắng hạ đường huyết thông qua cơ chế giảm đề kháng insulin

Quả mướp đắng hạ đường huyết thông qua cơ chế giảm đề kháng insulin

Mướp đắng và tác dụng phòng ngừa, cải thiện biến chứng tiểu đường

Đường huyết tăng cao kéo dài cùng với quá trình stress oxy hóa gây ra bởi các chất độc hại là nguyên nhân gây tổn thương thần kinh và mạch máu, tạo tiền đề cho biến chứng tiểu đường xảy ra. Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong Mướp đắng có tác dụng chống oxy hóa, giảm stress oxy hóa, giảm huyết áp, cholesterol toàn phần, từ đó bảo vệ mạch máu, điều chỉnh các bất thường trong cấu trúc của dây thần kinh ngoại vi, từ đó ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường xảy ra.

Nghiên cứu thự hiện bởi Czompa A và cộng sự tiến hành tại khoa Dược, Đại học Debrecen, Hungary cho thấy dịch chiết Mướp đắng có tác dụng tăng cường chức năng tim, ngăn ngừa tái nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân tim mạch, điều chỉnh cholesterol huyết thanh và là giải pháp hữu ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 cùng với biến chứng tim mạch hoặc những người mắc đồng thời cả tim mạch và tiểu đường.

Mướp đắng – thực phẩm tiềm năng trong điều trị bệnh tiểu đường

Mướp đắng đã từng đóng vai trò thực phẩm điều trị bệnh trong nhiều thế kỷ trước để làm giảm triệu chứng và điều trị bệnh tiểu đường, và đó cũng là tiền đề cho nhiều nghiên cứu của y học hiện đại nhằm làm sáng tỏ tác dụng của loại quả này trên một số bệnh. Liên quan đến bệnh tiểu đường, nổi bật nhất là hoạt chất charantin với tác dụng tương tự insulin và các chất khác trong Mướp đắng cũng mang đặc tính hạ đường huyết.

Mướp đắng kết hợp lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Hoàng bá trong sản phẩm hạ nhanh và ổn định đường huyết

Vì vậy, sự có mặt của loại quả này trong nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là điều dễ hiểu. Đặc biệt, nếu kết hợp Mướp đắng với các thành phần cũng có tác dụng hạ đường huyết trong dân gian như lá Xoài, lá Neem, Quế chi… sẽ tạo nên giải pháp toàn diện giúp hạ nhanh và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Bởi các thảo dược này đều có tác dụng tăng cường chức năng tuyến tụy, giảm đề kháng insulin, chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ mạch máu – những yếu tố tiên quyết giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng tiểu đường.

Ds Lê Giang

Theo nguồn:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4959359/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3174519/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9716917/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6765165/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24751968

 

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    4 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    trackback

    […] chất charantin trong mướp đắng có tác dụng hạ đường máu, giúp làm chậm hấp thu đường sau khi ăn. Đặc […]

    trackback

    […] tốt cho người tiểu đường phải kể đến lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Quế chi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng các thảo mộc trên rất an toàn, không hại […]

    trackback

    […] chứng minh tác dụng qua nhiều nghiên cứu trên thế giới như cao lá Xoài, lá Neem, Mướp đắng, Hoàng bá, Quế chi (dẫn bài cây trị bệnh tiểu đường) cũng đã được đưa […]

    trackback

    […] Vỏ thân Hoàng bá (tên khoa học […]