Hỏi đáp bác sĩ về bệnh tiểu đường tuýp 2: Tất cả thông tin cần biết
Quá trình sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2, chúng tôi thấu hiểu rằng bạn phải đối diện với nhiều nỗi lo lắng, như cách phát hiện sớm bệnh, nguyên nhân, chế độ ăn uống và luyện tập, cách chữa trị để kiểm soát tốt đường huyết…
Nhằm chung tay kiểm soát tốt bệnh tiểu đường tuýp 2, hạn chế những gánh nặng lên sức khỏe, thực phẩm bảo vệ sức khỏe GLUTEX đã thực hiện chương trình độc quyền phỏng vấn Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội để giải đáp cho bạn toàn bộ những thông tin cần biết về căn bệnh này.
Bác sĩ Thúy Hằng trong buổi trả lời phỏng vấn Bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là bệnh gì?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 còn được biết đến với tên gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 2 hoặc đái tháo đường không phụ thuộc lnsulin. Đây là bệnh mạn tính, xảy ra do lượng đường (glucose) tăng cao vượt ngưỡng cho phép trong máu.
Phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2?
Tiểu đường tuýp 1 xảy ra do do sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy – nơi sản xuất lnsulin từ rất sớm nên người bệnh tiêm lnsulin hàng ngày để làm giảm đường huyết. Tiểu đường tuýp 2 là do quá trình cạn kiệt tế bào beta và sau này dẫn tới giảm sản xuất lnsulin, khiến đường huyết tăng cao từ từ trong máu.
Người bệnh tiểu đường tuýp 1 có tuổi khởi phát sớm, có yếu tố gia đình. Còn tiểu đường tuýp 2 tuổi khởi phát muộn hơn có thể sau 35 tuổi, cách điều trị ban đầu là uống thuốc viên và sử dụng thuốc tiêm ở giai đoạn sau.
Tiểu đường tuýp 2 là bệnh nặng hơn tiểu đường tuýp 1?
Quan niệm này chưa chính xác. Bởi tiểu đường nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi người bệnh. Không phải tuýp nào nặng hơn, tuýp nào nhẹ hơn. Mục tiêu của bác sĩ lâm sàng và người bệnh là làm sao để giảm đường huyết về mức cho phép, từ đó giảm các biến chứng do bệnh gây ra.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể sống được bao nhiêu năm?
Không có một con số cụ thể về số năm mà một người có thể sống với bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo một nghiên cứu tại Anh Quốc thì người tiểu đường tuýp 2 có tuổi thọ giảm trung bình 10 năm so với người bình thường. Phụ nữ phát hiện tiểu đường trên 55 tuổi giảm ít nhất 6 năm tuổi thọ, con số này ở nam giới là 5 năm.
Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng về vấn đề này, bởi lẽ ngày này đã có rất nhiều những giải pháp giúp kéo dài thời gian sống. Ngoài thuốc, chế độ ăn, luyện tập bạn cũng cần phải phối hợp tốt với bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết, tăng khả năng làm giảm kháng lnsulin, đồng thời bảo tồn chức năng của tuyến tụy.
Mời quý vị xem đầy đủ chia sẻ của bác sĩ Hằng trong video sau:
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?
Tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên thế giới. Thống kê của Tổ chức Y tế năm 2017 cho thấy, bệnh nhân tử vong do HIV, lao và sốt rét không bằng 1/3 so với số người tử vong do tiểu đường. Mỗi giây qua đi có một trường hợp người tiểu đường bị mất thị lực. Đây cũng là nguyên nhân khiến hàng triệu người phải chạy thận hay cắt cụt chi ở các nước đang phát triển. Bệnh tiểu đường sẽ âm thầm tiến triển, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, loét chân, đột quỵ,….
Tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Có một điều mà mọi người tiểu đường tuýp 2 cần hiểu rõ là bệnh không chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được. Ở giai đoạn đầu, nếu tuân thủ theo chế độ điều trị của bác sĩ đúng cách, đường huyết của người bệnh sẽ về giá trị bình thường và bệnh được giảm nhẹ. Nhưng về lâu dài, người bệnh dễ mắc các biến chứng tiểu đường do đường huyết tăng thất thường. Sử dụng thêm các sản phẩm chức năng có tác dụng cân bằng đường huyết như Tpcn GLUTEX từ tinh chất lá Xoài sẽ giúp người bệnh an tâm sống khoẻ với tiểu đường.
Tiểu đường tuýp 2 có mấy giai đoạn?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chia thành giai đoạn sớm (tiền tiểu đường), giai đoạn tiểu đường và giai đoạn bệnh nặng (có biến chứng).
Giai đoạn đầu chính là khoảng thời gian mới phát hiện ra tiểu đường. Tuy nhiên người Việt thường phát hiện bệnh muộn khoảng vài năm, do đó, khi được chẩn đoán 50% trường hợp đã có biến chứng kèm theo. Giai đoạn nguy hiểm là khi có những biến chứng cấp tính đó là bị nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu hoặc nhiễm trùng…
Triệu chứng tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn đầu?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường âm thầm xuất hiện, không có triệu chứng cảnh báo rõ rệt trong giai đoạn đầu. Đôi khi bệnh nhân có đường huyết 10 – 12 mmol/l nhưng vẫn không có dấu hiệu gì. Có chăng chỉ thấy biểu hiện nhanh mệt hơn, tự nhiên mắt nhìn không được rõ, bị sâu răng lâu ngày không đỡ, hoặc có vết thương mãi không lành. Trong giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ gặp nhiều triệu chứng đặc trưng cho bệnh hơn, như khát nước, đi tiểu nhiều hoặc bị gầy sút cân.
Nhìn chung, triệu chứng tiểu đường tuýp 2 ở người trẻ, người già, nam và nữ giới khác biệt không quá lớn. Với người già, thường thấy nhất là dấu hiệu mắt nhìn kém đi, nhìn nhòe và mờ hơn. Phụ nữ thì hay có biểu hiện viêm nhiễm vùng âm đạo, tiết niệu.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2?
Giảm nhạy cảm lnsulin là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Đồng thời còn có các yếu tố khác như tăng yếu tố kích thích thần kinh, giảm đào thải đường qua nước tiểu, giảm lợi khuẩn đường ruột, tuổi, gen di truyền, yếu tố môi trường…
Kháng lnsulin là như thế nào? Có nghĩa lnsulin không giúp cho đường chuyển hóa được vào trong cơ bắp, thường xảy đến do ít vận động, dư cân và béo phì. Điều này giải thích tại sao hiện nay số người mắc tiểu đường tăng lên rất nhanh. Việc điều trị phải hướng đến giảm kháng lnsulin, từ đó mới có thể kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu và giảm thiểu biến chứng tiểu đường.
Giảm kháng lnsulin là chìa khóa vàng giúp kiểm soát tiểu đường tuýp 2 hiệu quả. Tại Việt Nam, GLUTEX là thực phẩm đầu tiên dành riêng cho người tiểu đường tuýp 2 có công dụng giảm và ổn định đường huyết nhờ giảm kháng lnsulin.
Xem thêm:
- Bài thuốc giảm đường huyết hiệu quả từ Tinh chất lá Xoài
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền và có lây không?
Tiểu đường là bệnh mãn tính, không lây nhưng có yếu tố di truyền. Các nhà khoa học thấy rằng những gia đình có người mắc tiểu đường thì nguy cơ các thành viên còn lại bị bệnh sẽ cao hơn. Tỷ lệ di truyền sẽ thay đổi tùy theo đối tượng bị tiểu đường là ai, bố mẹ hay anh chị em.
Điều trị tiểu đường giai đoạn đầu và giai đoạn cuối
Điều trị tiểu đường giai đoạn đầu sẽ khác giai đoạn cuối. Giai đoạn đầu, người bệnh thường chỉ sử dụng 1 – 2 loại thuốc nhưng giai đoạn cuối thì phải dùng rất nhiều loại, và đặc biệt có thể cần tiêm hàng chục đơn vị lnsulin một ngày, kết hợp với thuốc uống để giảm được đường huyết. Ngoài ra, mức độ bệnh trong giai đoạn cuối cũng nặng hơn, nhiều biến chứng càng khiến kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn.
Xem thêm: Kinh nghiệm giảm và ổn định đường huyết ở người tiểu đường tuýp 2
Khi nào người tiểu đường phải uống thuốc, khi nào tiêm lnsulin?
Việc dùng thuốc sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa vào chỉ số đường huyết của người bệnh. Nếu đường huyết lúc đói trên 7 mmol/l là cần dùng thuốc uống và nếu trên 16 mmol/l nên tiêm lnsulin.
Với những người đang dùng thuốc uống, nhưng vẫn không kiểm soát tốt đường huyết thì chuyển sang dùng lnsulin. Tiêm lnsulin cũng được chỉ định khi bị nhiễm trùng, sốt, giai đoạn đường huyết rất cao do không tập thể dục, do ăn quá nhiều… Những trường hợp đặc biệt này, sau một thời gian tiêm lnsulin tuyến tụy được nghỉ ngơi, hồi phục trở lại, cân nặng kiểm soát tốt thì bác sĩ có thể cân nhắc chuyển về thuốc uống được.
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 hiện nay, không cần kiêng khem tuyệt đối bất cứ thực phẩm nào mà phải ăn theo chế độ cho người tiểu đường.
Nguyên tắc ăn uống cần ghi nhớ là ăn nhiều rau (chiếm 50% trong mỗi bữa), ăn giảm đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều năng lượng rỗng; chia bữa ăn thành 5 – 6 bữa và ăn nhiều vào bữa trưa, bữa sáng, ăn ít hơn vào bữa tối.
Về các loại trái cây, sữa không cần kiêng khem gì cả. Bạn có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng khi đã ăn cần giảm bớt các thực phẩm có chứa tinh bột hoặc đường khác. Về sữa nên chọn sữa dành riêng cho người tiểu đường, hoặc các loại sữa tươi không đường, đã tách béo.
Khi có biến chứng về thận, tim mạch, hoặc bị huyết áp cao, mỡ máu cao, chế độ ăn nên thêm nhiều thực phẩm chống viêm (rau có màu xanh thẫm, các loại quả hạch, cá biển, ngũ cốc nguyên vỏ), ăn giảm chất béo từ động vật, hạn chế chất đạm động vật, cắt giảm muối bằng cách ăn món luộc, hấp…
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì để không bị tăng đường huyết
Trên đây chỉ là những kiến thức căn bản nhất về bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào khi điều trị, hoặc có thắc mắc nào cần giải đáp, hãy luôn nhớ tới Giamduonghuyet.vn và gọi về cho chúng tôi qua số 0985 877 724.
Hoa Lê – Tổng hợp nội dung tư vấn của Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng
Xem thêm kinh nghiệm ổn định đường huyết, giảm HbA1c ở người tiểu đường tuýp 2:
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Chào Bác Sĩ, Tôi có xét nghiệm đường huyết và chỉ số như sau : HbA1C = 5.7, Glucose = 5.7. Xin Bác Sĩ cho biết chỉ số như vậy phản ánh như thế nào ạ. Có cần làm gì để tốt hơn cho sức khỏe . Cám ơn Bác Sĩ
Chào bạn,
Chúng tôi có liên hệ với bạn theo số điện thoại bạn để lại nhưng bạn chưa nghe máy nên chúng tôi xin giải đáp về tình trạng sức khỏe của bạn như sau:
Trong trường hợp bạn khám lần đầu, với chỉ số Glucose khi đói 5,7 mmol/l và HbA1c của bạn 5,7% có hơi cao so ngưỡng cho phép ( ngưỡng cho phép của Glucose khi đói 4 -5,6mmol/l và Hba1c 4-5.6%), chứng tỏ bạn đang bị rối loạn đường huyết hay tiền tiểu đường chưa hẳn là bị tiểu đường type 2. Đôi khi các bác sĩ sẽ làm thêm test đường huyết sau uống 75 gam đường huyết để khẳng định chắc chắn hơn.
Thực tế, nếu ở giai đoạn này bạn kiểm soát đường huyết không tốt thì trong tương lai có thể bạn bị bệnh tiểu đường typ 2. Vì vậy, bạn nên dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ có thể kiểm soát giảm đường huyết tốt hơn chẳng hạn như sản phẩm Glutex từ lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi, mướp đắng mỗi ngày 4 viên. Với điểm mạnh là giúp kiểm soát tình trạng kháng in.sulin – nguyên nhân chính gây tăng đường huyết ở những người mới mắc tiểu đường.
Thông tin về sản phẩm, bạn có thể tham khảo qua chia sẻ của một người bệnh cũng bị đường huyết cao sau: Đường huyết 10.8 mmol/l giảm còn một nửa, người nhẹ tênh như trút bớt gánh nặng
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng bạn cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn. Trước mắt bạn nên áp dụng 1 số mẹo trong chế độ ăn hằng ngày như sau :
– Giảm bớt một phần lượng cơm, bún, miến, phở… trong mỗi bữa và không ăn 2 loại tinh bột trong cùng 1 bữa. Nên ăn rau xanh, thức ăn trước rồi ăn cơm sau.
– Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn 5 – 6 bữa nhỏ/ngày thay vì 3 bữa chính.
– Giảm đồ dầu mỡ, chế biến sẵn hay chiên rán nhiều lần.
– Ăn nhiều loại rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều chất xơ. Hoa quả nên ăn vào những bữa phụ.
– Ưu tiên chọn sữa ít đường, hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, các chất kích thích ( bia, rượu, cà phê, thuốc lá).
Nếu có bất kỳ băn khoăn khác, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 0985 877 724 – 0962 326 300.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ đường huyết của em là 7.4 khi đói ( buổi sáng) là tiểu đường type mấy. Có thuốc gì hỗ trợ không và liên hệ mua thuốc như nào.
Chào bạn,
Chỉ số đường huyết không được sử dụng để chẩn đoán bạn mắc tiểu đường tuýp 1 hay là tuýp 2. Mà điều này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố, chẳng hạn như độ tuổi, tình trạng bệnh, nguyên nhân….
Dù ở tuýt nào thì hiện chỉ số đường huyết khi đói của bạn khá cao. Điều bạn cần làm là áp dụng các biện pháp sau để giảm đường huyết sau:
– Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc và liều dùng phù hợp với mức đường huyết của bạn sau đó thực hiện đúng theo hướng dẫn.
– Sử dụng kết hợp thêm sản phẩm Glutex. Nhiều người bệnh đã sử dụng sản phẩm và thấy đường huyết giảm tốt. Nguyên nhân là do Glutex có tác động toàn diện lên quá trình đường từ thức ăn vào máu và từ máu đến các cơ quan, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết. Dưới đây là 1 minh chứng điển hình cho tác dụng của Glutex, bạn có thể tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE
Để mua hàng bạn để lại thông tin địa chỉ đặt hàng tại đây hoặc liên hệ số hotline 0962 326 300 để được giải đáp nhanh nhất.
– Điều chỉnh chế độ ăn: Đường trong máu xuất phát từ chế độ ăn, đặc biệt là các thực phẩm chứa tinh bột trắng như cơm, bún, miến, phở, bánh, kẹo… Bạn nên giảm bớt số lượng các thực phẩm này trong mỗi bữa. Và để tránh cơ thể cảm thấy đói khi cắt giảm cơm, bún…, bạn ăn tăng rau xanh vào đầu bữa và ăn thêm những bữa phụ với trái cây, sữa chua ít đường giữa các bữa chính.
– Điều chỉnh lối sống: Bạn cần bỏ hút thuốc, hạn chế chất kích thích và tạo thói quen thể dục thể thao 30 phút hàng ngày.
Chúng tôi gửi thêm bạn các bài viết về chế độ ăn và tập luyện, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát đường huyết hơn:
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/tieu-duong-nen-an-gi-che-do-an-chuan-cho-nguoi-tieu-duong.html
https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/8-bai-tap-the-duc-cho-nguoi-benh-tieu-duong-de-tap-hieu-qua-cao.html
Bạn có thể xem thêm phân loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 trong bài viết sau:
https://giamduonghuyet.online/benh-tieu-duong/tieu-duong-type-2/5-tieu-chi-so-sanh-dai-thao-duong-type-1-va-type-2-day-du-nhat.html
Chúc bạn sức khỏe!
xin tư vấn
Chào bạn
Không biết bạn đang băn khoăn điều gì? Bạn có thể chia sẻ cụ thể hơn để chúng tôi tư vấn cho bạn nhé.
Thân mến!
Dạ bsy cho em hỏi em bị tiểu đường type 2 và bị cao huyết áp , và em cũng có tiền sử bị viêm loét dạ dày thì ăn uống như thế nào là hợp lý ạ Bác sỹ giúp em xây dựng chế độ ăn hợp lý với ạ Em cảm ơn nhiều ạ
Chào bạn,
Tiểu đường kèm huyết áp cao sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch… Chính vì vậy, thực đơn dành cho người tiểu đường cũng cần phải có một số sự thay đổi để tránh các biến chứng này như:
– Hạn chế món ăn nhiều muối ở người cao huyết áp: “Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo nên ăn dưới 6g muối/ngày”. Tuy nhiên lượng muối ăn vào hàng ngày khó có thể cân đo đong đếm chính xác, vì vậy để đơn giản, bạn nên giảm các đồ ăn chế biến sẵn như giò, chả thịt nguội, xúc xích, cà, dưa muối và các món kho, xào. Bạn cũng nên hạn chế dùng muối, mắm và mì chính ( bột ngọt) khi nấu ăn hoặc dùng làm nước chấm.
– Tăng cường thực phẩm chống viêm để làm hạn chế được các tổn thương do tiểu đường gây ra như:
+ Rau: Các loại rau họ cải, cải xoăn, bắp cải đỏ, rau mùi tây, đậu xanh, hành tây, khoai lang…
+ Trái cây: bơ, lựu, nho, chanh, chanh, cam, mận, dứa, quả kiwi, bưởi…
+ Các loại đậu nguyên vỏ
+ Các loại hạt: quả óc chó, hạt lạc, hạt hướng dương…
+ Các loại thảo mộc và gia vị: đinh hương, quế, rau mùi tây, tỏi, húng tây, nghệ, gừng…
+ Đồ uống: trà xanh, trà hoa cúc, trà quế…
– Tuy nhiên, vì bạn đang có tiền sử đau dạ dày nên bạn cũng hạn chế sử dụng gia vị có vị cay, nồng như tiêu, ớt..
Ngoài ra, bạn cũng nên giảm các loại chất béo “xấu” như trong thịt động vật, các sản phẩm từ bơ sữa…thay vào đấy nên sử dụng dầu có nguồn gốc thực vật, dầu cá…
– Duy trì 30 phút tập thể dục mỗi ngày
– Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng stress.
Bạn có thể tham khảo thêm danh sách thực phẩm nên ăn nên hạn chế trong bài viết sau: https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh.html
Chúng tôi gửi thêm cho bạn cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tiểu đường kèm thực đơn, bạn tham khảo thêm: https://drive.google.com/file/d/1DLdmsI6ES4Pj-AsH_LDzsdbufZVSCwx8/view
Để giúp kiểm soát đường huyết được ổn định lâu dài bạn nên cân nhắc tham khảo kết hợp những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Glutex tinh chất lá xoài. Với khả năng tác dụng lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường giúp giảm hiệu quả đường huyết lúc đói, sau ăn và HbA1c, phòng ngừa biến chứng bệnh xuất hiện sớm, hạn chế việc tăng liều thuốc Tây trong tương lai.
Gửi bạn tham khảo kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường của chú Hạnh qua bài viết : https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/chia-se/toi-da-on-dinh-duoc-duong-huyet-giam-hba1c-bang-cach-rat-don-gian.html
Nếu có băn khoăn khác, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300- 0985.877.724 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Đái tháo đường tuýt 2 có nên ăn nhiều cơm k ạ
Chào bạn
Theo quan điểm mới thì người bệnh tiểu đường tuýp 2 không cần phải ăn kiêng tuyệt đối bất cứ thực phẩm nào. Chỉ cần biết cách ăn và kiểm soát số lượng thức ăn mỗi lần thì bạn có thể ăn tất cả các nhóm thực phẩm như bình thường. Với cơm là thực thực phẩm nhóm chứa nhiều tinh bột, bạn có thể ăn nhưng không nên ăn nhiều. Do đó, khi ăn bạn áp dụng nguyên tắc đĩa ăn sau:
– 1/2 đĩa ăn nên là rau xanh, 1/4 là tinh bột (cơm trắng, bún, miến…) và 1/4 còn lại cho thịt, cá…
Những đồ ngọt như bánh kẹo, mỗi lần bạn chỉ ăn 1 – 2 chiếc nhỏ, tuần ăn không quá 2 lần.
Các trái cây quá ngọt như xoài chín, mít, sầu riêng… cũng tương tự.
Việc thay đổi thứ tự ăn và cách ăn cũng sẽ giúp bạn giảm đường huyết tốt hơn và dễ dàng hơn trong ăn uống. Bạn nên ăn rau vào đầu bữa sau đó mới đến thức ăn và cơm.
Nên ăn chậm, không ăn quá no. Riêng trái cây, không ăn ngay sau bữa ăn, nên ăn vào bữa phụ giữa ngày sẽ tốt hơn.
Gửi bạn bài viết chi tiết về chế độ ăn để tham khảo:
https://giamduonghuyet.online/kinh-nghiem-hay/kham-pha-che-do-an-khoa-hoc-cho-nguoi-tieu-duong-de-ap-dung-nhat.html
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bs ! Ba e đi khám phát hiện bệnh tiểu đường chỉ số đường huyết ở mức 22 vậy có nặng và có những triệu chứng gì sắp tới k ạ ?có chữa khỏi được k bs ? E lo quá mong bs cho e ý kiến cần phải kiêng và làm như thế nào để bệnh giảm ạ. E cảm ơn bs nhiều.
Chào bạn,
Mức đường huyết lên tới 22 như của ba bạn là khá cao. Ở mức này sẽ có một số dấu hiệu rất rõ ràng như người mệt mỏi, khát nước thường xuyên, đi tiểu liên tục, đói nhanh… Một số trường hợp thở ra còn thấy mùi trái cây lên men (đó là dấu hiệu nhiễm toan ceton cần đưa đến bệnh viện sớm). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp họ đã quen với mức đường huyết cao rồi, nên thường sẽ không nhận thấy triệu chứng gì rõ ràng.
Có một lưu ý bạn cần biết rõ, đó là tiểu đường là bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Kể cả khi đường huyết có về được ngưỡng bình thường, thì đó là hiệu quả do thuốc và các phương pháp khác mang lại, không có nghĩa là bệnh tiểu đường đã hỏi.
Về việc ăn uống, trên thực tế ông không cần quá kiêng khem, có thể ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn thêm nhiều loại rau xanh, hạn chế các thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo, sữa ngọt…
Cụ thể về các thông tin này, chúng tôi sẽ gửi thêm thông tin để bạn đọc kỹ hơn trong bài viết sau:
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh.html
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-do-an-tieu-duong/nhung-loai-trai-cay-tot-nhat-nguoi-benh-tieu-duong-nen-an-hang-ngay.html
https://giamduonghuyet.online/kinh-nghiem-hay/7-dieu-quan-trong-khong-nen-noi-voi-nguoi-benh-tieu-duong.html
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/chia-se/toi-da-on-dinh-duoc-duong-huyet-giam-hba1c-bang-cach-rat-don-gian.html
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Thuốc đais tháo đường sao lại phải uống trong bữa ăn sáng ạ
Chào bạn,
Tùy thuộc vào mục đích điều trị, tác dụng của thuốc và phản ứng phụ của thuốc mà mỗi loại thuốc tiểu đường sẽ có cách sử dụng khác nhau bạn ạ.
Mỗi loại thuốc có bản chất khác nhau nên không có quy luật chung về uống thuốc vào lúc nào cho tất cả các loại thuốc.
Bạn có thể chia sẻ cho chúng tôi tên thuốc mà bạn đang sử dụng để chúng tôi trả lời được cụ thể hơn.
Thân mến!
Bua phu nen an vao thoi gian nao cho thích hợp vay bs
Chào bạn
Bữa phụ bạn có thể ăn vào khoảng 9h30 sáng, 3-4h chiều. Trong những bữa này bạn chỉ nên ăn 1 ít hoa quả hoặc 1 cốc sữa ít đường/sữa cho người tiểu đường hoặc 1 cốc sữa chua trộn trái cây tươi. Đồng thời, trong bữa chính bạn cũng cần lưu ý ăn giảm các thực phẩm giàu tinh bột đi và thay bằng rau xanh để đường huyết ổn định trong suốt cả ngày nhé.
Không biết hiện tại chỉ số đường huyết của bạn là bao nhiêu? Bạn có thể chia sẻ để chúng tôi tư vấn thêm cho bạn các giải pháp kiểm soát đường huyết khác. Hoặc bạn có thể gọi đến số điện thoại 0985.877.724 (Di động/Zalo) để được tư vấn.
Chúc bạn sức khỏe!