Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Hướng dẫn cách đối phó những cảm xúc tiêu cực khi mắc bệnh tiểu đường

Hầu hết người bệnh tiểu đường, họ đều đã trải qua những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thất vọng, sợ hãi và xấu hổ. Đó đều là những tình trạng rất phổ biến, tuy nhiên với nhiều người tâm lý này tạo thành gánh nặng theo họ trong suốt quá trình điều trị. Điều này vô tình khiến cho hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường không cao, sức khỏe tâm thần của người bệnh bị sa sút, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của chính họ và người thân của họ.

Vậy phải làm thế nào để giúp người bệnh tiểu đường đối phó với những cảm xúc tiêu cực này? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ trầm cảm

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ trầm cảm

Các trạng thái tâm lý tiêu cực thường gặp phải của bệnh nhân tiểu đường

Theo tạp chí NICE (NICE, 2005) khi một người lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, họ sẽ thường trải qua cảm xúc tương tự như khi mất người thân:

  • Không tin
  • Từ chối
  • Phẫn nộ
  • Phiền muộn

Nhiều người tiểu đường kể lại rằng, kể từ khi phát hiện bệnh, họ dễ cáu gắt, bực bội với con cháu hoặc với bạn đời. Họ dễ u sầu, ngại giao tiếp với xã hội do nghĩ bản thân mình là người mang bệnh.

Có chung tâm lý này bởi họ thường gặp rắc rối đến từ việc điều trị. Nó xuất phát từ việc bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn, dùng thuốc, tập luyện khiến bản thân cảm thấy bức bối, áp lực, dẫn đến mất phương hướng nên khó điều khiển cảm xúc của mình.

Khi đó, sự trợ giúp của người thân, bạn bè và xã hội sẽ là “chiếc phao” giúp họ lấy lại niềm tin, động lực trong cuộc sống.

Dấu hiệu nhận biết cảm xúc tiêu cực ở người mắc bệnh tiểu đường

Người thân nên chú ý và quan tâm nhiều hơn tới cảm xúc của người tiểu đường

Người thân nên chú ý và quan tâm nhiều hơn tới cảm xúc của người tiểu đường

Cơ thể mệt mỏi

  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Nét mặt thiếu linh hoạt, ít biểu lộ cảm xúc.
  • Đôi khi thất thần, thường suy nghĩ một mình, đặc biệt là các bệnh nhân có mức đường huyết không ổn định.

Những dấu hiệu mệt mỏi này thường tập trung vào buổi sáng, và sẽ giảm dần vào buổi trưa hoặc tối.

Mất ngủ thường xuyên

Những người đái tháo đường tuýp 1 hay mất ngủ đầu giấc. Họ thường nằm trằn trọc 2-3 tiếng đồng hồ trên giường thì mới có  thể đi vào giấc ngủ.

Đối với bệnh nhân tuýp 2 thì hay có mất ngủ cuối giấc. Họ vẫn có thể đi vào giấc ngủ, nhưng sẽ thường tỉnh giấc vào  khoảng  2-3 giờ sáng và khó ngủ lại được.

Hay cáu gắt bất thường

Bệnh nhân rất dễ cáu, dễ nổi nóng mà không có nguyên nhân gì rõ ràng, họ thường làm việc theo cảm xúc.

Chán ăn, ăn không ngon

Thường thì những bệnh nhân bị tiểu đường sẽ ăn khá nhiều. Tuy nhiên đối với bệnh nhân tiểu đường bị trầm cảm thì ngược lại, họ ăn rất ít và thường không có cảm giác muốn ăn.

Suy giảm trí nhớ

Bệnh nhân sẽ rất khó tập trung chú ý lâu vào một việc gì đó: xem hết 1 chương trình tivi, đọc hết một bài báo. Bên cạnh đó, các bệnh nhân này có trí nhớ kém: Hay quên đồ, quên việc mình làm, thường nói trước quên sau, nhầm lẫn các sự việc, sự kiện với nhau.

Ý định và hành vi tự sát

Ý định tự sát thường phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường trầm cảm. Do  họ cảm thấy bi quan, chán nản cảm thấy mình vô dụng, cho mình là  gánh nặng cho gia đình, bệnh nhân muốn chết để kết thúc.

Nguyên nhân gây trầm cảm ở những người bị bệnh tiểu đường

Quá trình stress xảy ra do đường huyết tăng cao kéo dài đã làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây xơ vữa mạch máu não, làm thiếu hụt nguồn dinh dưỡng và oxy cung cấp cho các tế bào não, được xem là nguyên nhân phát triển chứng trầm cảm ở người bệnh tiểu đường.

Cũng  theo Stephanie Fonda – Chuyên gia của phòng nghiên cứu bệnh tiểu đường, trung tâm y tế quân đội quốc gia Walter Reed cho rằng: “Bệnh tiểu đường sẽ tiến triển không ngừng nghỉ mỗi ngày. Bệnh nhân luôn luôn phải đối mặt với bệnh tiểu đường. Do đó phần lớn bệnh nhân đều cảm thấy rất mệt mỏi khi bị bệnh.”

Ví dụ, khi trầm cảm, chế độ ăn uống, tập thể dục có thể bị ảnh hưởng tiêu cực, từ đó dẫn đến việc kiểm soát đường huyết kém hiệu quả, chỉ số HbA1C tăng lên.

Làm thế nào để đối phó với trầm cảm ở người bệnh tiểu đường?

Người mắc bệnh trầm cảm cần được điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý, thay đổi lối sống để giúp giảm các triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Sử dụng thuốc

Dùng thuốc giúp làm giảm các triệu chứng (như lo lắng) của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trong quá trình sử dụng.

Tập thể dục thường xuyên vừa giúp ổn định đường huyết, vừa giúp giảm stress hiệu quả

Tập thể dục thường xuyên vừa giúp ổn định đường huyết, vừa giúp giảm stress hiệu quả

Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Điều trị bằng liệu pháp tâm lý giúp quản lý hoặc giảm các triệu chứng của trầm cảm. Mục tiêu của tâm lý trị liệu là để:

  • Tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Xác định và ngăn chặn  những hành vi không lành mạnh.
  • Giúp người bệnh phát triển mối quan hệ tích cực với bản thân và với mọi người xung quanh.
  • Thúc đẩy các kỹ năng giải quyết vấn đề sức khỏe của người bệnh.

Tạo cho mình lối sống cân bằng

Tập thể dục thường xuyên có thể sẽ giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, thúc đẩy các hormon “vui vẻ” trong não. Ngoài ra, hoạt động thể thao còn kích thích tăng trưởng các tế bào não mới, tương tự như thuốc chống trầm cảm.

Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cảm xúc tiêu cực ở người tiểu đường là do đường huyết của họ không ổn định, hoặc thường xuyên tăng cao. Điều này khiến họ lo lắng dễ bị biến chứng tiểu đường “ghé thăm”. Đồng thời việc dùng thuốc tây y trong thời gian dài cũng có thể dẫn tới các tác dụng phụ trên gan và thận.

Do đó, nếu có một giải pháp giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn, đưa đường trong máu luôn trong ngưỡng ổn định, làm giảm thiểu việc tăng liều của thuốc tây, tự nhiên sẽ khiến sức khỏe tâm thần của họ trở lên tốt hơn. Họ dường như sẽ tích cực hơn, tìm cách tận hưởng cuộc sống và giúp đỡ được con cháu trong gia đình nhiều hơn.

Một trong những thực phẩm chức năng hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết lâu dài được nhiều người bệnh và chuyên gia khuyến khích khuyên dùng là Tpcn GLUTEX. Chỉ sau khoảng 2 – 4 tháng sử dụng, nhiều người bệnh đã trở về cuộc sống bình thường, họ khỏe mạnh hơn và mức đường huyết, mỡ máu cũng như huyết áp luôn nằm trong ngưỡng an toàn. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm này, bạn có thể nhấn vào TẠI ĐÂY để đọc thêm.

Có thể bạn quan tâm:

– Tổng hợp thắc mắc thường gặp khi tập luyện ở người tiểu đường

– Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 mới mắc bệnh

– Cách ổn định đường huyết, giảm HbA1c cực đơn giản

Có thể nói, đối phó với những cảm xúc tiêu cực ở người bệnh tiểu đường không khó, mà khó ở việc bạn có chấp thuận để nhận điều trị hay không. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giải đáp được cho bạn được những thông tin trong việc đối phó cảm xúc tiêu cực khi mắc bệnh tiểu đường, từ đó xây dựng cho mình và mọi người xung quanh lối sống tốt đẹp hơn.

Lê Hoa

Nguồn:

https://www.diabetes.co.uk/emotions/

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận