Chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường – Khoa học, dễ áp dụng nhất
Chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường (hay đái tháo đường) cần đảm bảo vừa không làm tăng đường huyết sau ăn, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng và duy trì cân nặng hợp lý. Muốn vậy, bạn cần nắm vững những nguyên tắc ăn uống cho người tiểu đường được tư vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội trong bài viết dưới đây.
Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường
Mỗi người có một sở thích và thói quen ăn uống khác nhau. Vì thế, không có một chế độ ăn chung áp dụng cho tất cả người bệnh tiểu đường. Chỉ cần áp dụng 5 nguyên tắc quan trọng sau đây vào các bữa ăn hàng ngày, bạn sẽ kiểm soát được tốt chỉ số đường huyết và biến chứng tiểu đường:
- Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm: Có nghĩa là bữa ăn phải đầy đủ chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ. Nếu nghĩ rằng tất cả những thức ăn bạn ăn mỗi bữa lấp đầy 1 chiếc đĩa chừng 25cm, thì 1/2 trong số đó sẽ là rau củ, 1/4 là cơm và 1/4 còn lại là đạm + mỡ.
- Ăn đủ bữa (3 bữa chính + 2 bữa phụ): Bạn không nên ăn quá no vào bữa tối, ăn nhiều hơn vào bữa sáng và bữa trưa. Duy trì bữa sáng đều đặn sẽ giúp giảm đường huyết.
- Ăn đủ với nhu cầu của cơ thể: Ăn đủ là sau khi ăn bạn cảm giác bụng thoải mái, không quá no, không khó tiêu, ì ạch.
- Ăn đúng giờ: Khi bạn ăn đúng giờ, não sẽ gửi tín hiệu để tuyến tụy tiết in-su-lin sẵn sàng chuyển hóa lượng đường từ thức ăn. Nhờ đó, bạn sẽ ít bị tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Ngược lại, việc ăn uống thất thường sẽ làm cho quá trình này bị rối loạn. Tuyến tụy tiết in-su-lin không đúng thời điểm sau ăn, hậu quả là đường huyết sau ăn tăng cao.
- Ăn rau, uống nước canh trước khi ăn cơm và các thực phẩm khác: Điều này sẽ giúp giảm cảm giác thèm cơm. Mặt khác khi ăn rau trước sẽ giúp làm chậm hấp thu chất đường, chất béo, nhờ đó không làm tăng đường huyết sau ăn.
Dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản này, mỗi người bệnh tiểu đường có thể tự xây dựng chế độ ăn riêng cho mình. Nếu điều chỉnh ăn uống vẫn không đủ để kiểm soát đường huyết, bạn tham khảo giải pháp tại bài viết: Bí quyết giúp hạ và ổn định đường huyết lâu dài từ thảo dược.
Người bệnh tiểu đường nên biết những thực phẩm nên ăn, nên kiêng này
Để xây dựng được chế độ ăn khoa học, bạn cần biết những thực phẩm nào người tiểu đường nên ăn và nên hạn chế dưới đây.
Những thực phẩm người tiểu đường nên ăn:
- Rau củ: Đây là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Chất xơ vừa không làm tăng đường huyết, vừa giúp cơ thể hạn chế hấp thu đường từ những thực phẩm khác.
- Thịt trắng (cá, ức gà): Đây là nguồn thực phẩm giàu chất đạm và chất béo có lợi để bổ sung dinh dưỡng cho người tiểu đường. Đặc biệt, trong cá còn có nhiều Omega-3 giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
- Dầu thực vật: Khi chế biến các món ăn xào rán, dùng dầu thực vật thay vì mỡ động vật sẽ tốt hơn, bởi trong dầu thực vật không chứa cholesterol, không ảnh hưởng đến mỡ máu và tim mạch.
Những thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế:
- Cơm, xôi, bún, phở: Chúng chứa nhiều tinh bột nên dễ làm đường huyết tăng cao sau ăn
- Bánh kẹo ngọt: Đường ở trong bánh kẹo rất dễ hấp thu, làm tăng nhanh đường huyết. Nếu bạn là người hảo ngọt, hãy nên hạn chế loại thức ăn này.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Các loại dưa, cà muối, thịt hộp, xúc xích, thịt hun khói đều chứa nhiều muối, dễ gây tăng huyết áp và biến chứng tim mạch.
- Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu): Trong thịt đỏ có nhiều cholesterol nên dễ gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim ở người tiểu đường.
- Mỡ động vật (mỡ lợn): Mỡ động vật ngoài cholesterol còn có nhiều chất béo bão hòa (loại chất béo có hại) là nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.
Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn trái cây theo sở thích
Rất nhiều người bệnh tiểu đường lo ngại trái cây có vị ngọt có thể khiến đường huyết tăng cao. Thế nhưng thực tế, trong trái cây còn có một lượng chất xơ, giúp hạn chế đường từ trái cây hấp thu vào máu, do đó ít gây tăng đường huyết sau ăn.
Người tiểu đường rất cần ăn trái cây. Bởi đây là nguồn bổ sung 1 lượng lớn vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt với người đang uống met-for-min dài ngày có thể gây thiếu vitamin B12. Việc ăn hoa quả sẽ bù đắp lại lượng vitamin này.
Tất cả các loại trái cây bệnh nhân tiểu đường đều có thể ăn nếu thích, không có bất kỳ một danh sách đen nào cả. Tuy nhiên, lượng ăn, thời điểm ăn, cách ăn rất quan trọng để ổn định đường huyết. Trong đó, một số loại quả rất tốt, có thể ăn thường xuyên như trái cây có múi (cam, bưởi…), thanh long, ổi, xoài, chuối…
Người Việt thường có thói quen ăn trái cây ngay sau bữa ăn. Điều này rất không tốt, vì sẽ khiến đường huyết sau ăn tăng cao. Chính vì lẽ đó, bạn nên ăn trái cây vào bữa phụ. Tuy nhiên, khi đã ăn thêm trái cây, bạn cũng cần tính chúng vào năng lượng trong một ngày sao cho không bị quá dư thừa. Lấy ví dụ hàng ngày bạn đang ăn 2 bát cơm, 1 quả xoài, nhưng hôm nay bạn ăn thêm 1 quả chuối thì bạn cần phải bớt lại một phần cơm.
Người bệnh tiểu đường cũng không nên ăn lượng trái cây quá nhiều, bởi chúng sẽ làm tăng đường huyết sau ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn với một lượng trái cây nắm trọn được trong lòng bàn tay. Trái cây nên được ăn nguyên quả thay vì ép nước hay xay sinh tố để không làm mất chất xơ.
Thức uống tốt cho người bệnh tiểu đường
Một số loại thức uống sẽ tác động tốt đến khả năng kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường, trong khi một số loại thì không.
Vậy người tiểu đường nên và không nên uống gì? Tất cả thông tin đã được tổng hợp trong bài: Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt nhất
Cách chọn sữa cho người tiểu đường
Tất cả các loại sữa không đường hoặc có đường người tiểu đường đều có thể uống được. Tuy nhiên, khi chọn sữa nên xem trên nhãn xem lượng calo đưa vào qua mỗi cốc/hộp. Thường nếu từ 160 – 180 kcal thì người tiểu đường hoàn toàn uống được.
Sữa cũng không được dùng để thay thế bữa chính, trừ trường hợp người bị ốm bệnh, khó ăn uống. Nên uống sữa vào bữa phụ hoặc bữa ăn sáng. Nếu người gầy cần tăng cân thì có thể bổ sung thêm 3 – 4 cốc sữa mỗi ngày. Tốt nhất nên chọn sữa tươi không đường, đã tách béo hoặc sữa dành riêng cho người tiểu đường.
Chế độ ăn cho người tiểu đường mắc kèm bệnh khác
Đa số người bệnh tiểu đường đều mắc kèm một hoặc nhiều bệnh lý khác. Điển hình như tăng huyết áp, mỡ máu cao, suy thận… Với những người bệnh này, bên cạnh các nguyên tắc xây dựng chế độ ăn chung, người bệnh sẽ cần tuân thủ thêm 1 số lưu ý khác. Điều này giúp đảm bảo đường huyết ổn định mà vẫn kiểm soát tốt các bệnh mắc kèm.
- Đối với người bệnh tiểu đường bị tăng huyết áp: Chế độ ăn cần lưu ý về lượng muối, hạn chế các đồ chế biến sẵn như giò, chả, xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, dưa, cà muối… Khi chế biến món ăn, bạn nên nấu nhạt hơn, tăng cường các món luộc và tốt nhất là không nên thêm mì chính, bởi mì chính cũng là một loại muối ngọt và làm tăng huyết áp.
- Đối với người bệnh tiểu đường có mỡ máu cao (rối loạn lipid máu): Hạn chế ăn chất béo bão hòa, chất béo có trong các đồ chiên rán nhiều lần, thịt đỏ, da động vật, trứng. Đối với trứng, người tiểu đường bị mỡ máu cao không nên ăn quá 4 quả/ tuần, ăn lòng trắng nhiều sẽ tốt hơn lòng đỏ vì trong lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol.
Xem thêm: Thực đơn mẫu cho người tiểu đường tăng huyết áp, mỡ máu
- Đối với người bệnh tiểu đường bị suy thận: Nếu mới chớm suy thận, chế độ ăn nên giảm lượng chất đạm và muối. Mỗi ngày bạn nên ăn dưới 1 lạng thịt, hạn chế ăn những loại rau có nhiều đạm như rau đay, rau muống, rau ngót, mùng tơi, giá đỗ… Khi bước sang giai đoạn suy thận nặng, bác sĩ có thể điều chỉnh chế độ ăn như ăn nhạt hoàn toàn và giới hạn số gam đạm/ngày.
Bác sĩ Thúy Hằng tư vấn chế độ ăn cho người tiểu đường bị suy thận.
Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm thiểu biến chứng. Thế nhưng các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, đặc biệt là giảm kháng in-su-lin như Tinh chất lá xoài Ấn Độ cô đặc sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết tốt hơn. Để tìm hiểu thêm về giải pháp này, đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia tư vấn theo số 0985.877.724.
Chế độ ăn cho người tiểu đường cần tăng cân
Nếu người tiểu đường cần tăng cân, trong chế độ ăn có thể ăn nhiều hơn thực phẩm có chứa chất bột, đường hoặc uống thêm các loại sữa dành riêng cho người tiểu đường.
Ví dụ nếu thực đơn mỗi ngày của bạn là 3 bát cơm, thì bạn có thể ăn thêm nửa hoặc lưng bát. Tuy nhiên, không nên ăn dồn vào một bữa mà nên chia đều cho bữa sáng và bữa trưa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tăng số lần ăn trong các bữa phụ, nếu bạn đang ăn 2 bữa phụ, có thể tăng lên làm 3 hoặc 4.
Đến đây, chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng xây dựng được chế độ ăn khoa học và “cá thể hóa” cho riêng mình. Thế nhưng, để đường huyết luôn ổn định ở ngưỡng an toàn, ngoài chế độ ăn, bạn nên duy trì tập thể dục (khoảng 30 phút/ ngày) và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Đó là các loại thực phẩm chức năng, trong thành phần có những thảo dược tự nhiên được nghiên cứu khoa học, có bằng chứng cụ thể về tác dụng hạ đường huyết, ổn định đường huyết như lá Xoài Ấn Độ, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá. Các loại thảo dược này đều có trong TPCN Glutex.
TPCN Glutex là sản phẩm chuyên biệt để kiểm soát đường huyết do có tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, giúp:
- Hạ đường huyết lúc đói
- Không làm tăng đường huyết sau ăn
- Giảm HbA1c, mỡ máu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Ông Đào Xuân Hạnh (71 tuổi, Hưng Yên) là một bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tiêu biểu đã ổn định được đường huyết, giảm HbA1c, huyết áp nhờ áp dụng đúng cách điều trị. Đón xem tâm sự của ông trong video sau:
Bí quyết kiểm soát đường huyết, giảm HbA1c từ 8.5% xuống còn 5% của ông Hạnh
Tuân thủ chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường, duy trì lối sống lành mạnh kết hợp với sử dụng sản phẩm hỗ trợ chính là “chìa khóa vàng” giúp nhiều người ổn định đường huyết, thoải mái tinh thần để sống hòa thuận với bệnh tiểu đường.
Ngọc Ánh
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Chào bạn
Tôi muốn nhận sách hướng dẫn ăn cho người tiểu đường!
Cảm ơn
Chào bạn,
Chúng tôi đã gửi tặng cẩm nang tới bạn qua địa chỉ email. Hy vọng cuốn cẩm nang này sẽ là tài liệu hữu ích giúp bạn sống vui khỏe với bệnh tiểu đường.
Thân mến,
Tôi năm nay 44 tuổi mắc tiểu đường.tôi mong muốn nhận sách hướng dẫn chế độ ăn
Chào bạn,
Chúng tôi đã gửi tặng cẩm nang tới bạn qua địa chỉ email. Hy vọng cuốn cẩm nang này sẽ là tài liệu hữu ích giúp bạn sống vui khỏe với bệnh tiểu đường.
Thân mến,
tôi muốn nhận sách hướng dẫn ăn uống sinh hoạt cho người già bị tiểu đường. Năm nay bà tôi 85 tuổi nhưng chế độ ăn hợp lí, gây nên tăng đường huyết trở lại 12 mmonl/l
Chào bạn,
Chúng tôi đã gửi tặng cẩm nang về chế độ ăn uống, tập luyện tới bạn qua địa chỉ email. Hy vọng cuốn cẩm nang này sẽ là tài liệu hữu ích giúp bà sống vui khỏe với bệnh tiểu đường.
Ở người bệnh tiểu đường mức chỉ số đường khi đói 12 mmol/l khá cao. Không rõ với chỉ số đường cao như thế này, bà có dấu hiệu như tê bì, châm chích hay ngứa, nóng rát lòng bàn tay, bàn chân không? và chỉ số Hba1c của bà hiện giờ là bao nhiêu?
Nếu chỉ số đường cao như vậy , có thể các phương pháp điều trị bà đang áp dụng hiện tại đang chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, bà nên thăm khám bác sĩ định kỳ để được điều chỉnh lại liều dùng thuốc phù hợp, đồng thời phải kiểm soát chế độ ăn chặt chẽ hơn.
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, bạn nên lưu ý thêm cho bà:
– Giảm lượng tinh bột, bánh kẹo ngọt, đường sữa. Không ăn 2 loại tinh bột trong 1 bữa ăn. Có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt.
– Hạn chế tối đa, phủ tạng động vật, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chất béo để phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch.
– Ăn nhiều rau xanh vào đầu bữa ăn. Vì cách này sẽ khiến đường từ tinh bột được hấp thu chậm hơn, không làm tăng nhanh đường huyết.
– Ăn đúng giờ, ăn chậm, không nhịn ăn. Ăn đúng giờ sẽ giúp in-sulin hoạt động hiệu quả hơn.
– Chia 3 bữa chính thành 5 bữa nhỏ. Bữa phụ có thể uống sữa tách béo hoặc ăn trái cây.
Đồng thời nên giảm bớt căng thẳng, stress từ cuộc sống, chăm chỉ vận động thể dục. Mỗi ngày có thể đi bộ 30 phút là được nhưng không nên bỏ tập liên tiếp quá 2 ngày.
Bạn có thể tham khảo chi tiết thêm thêm trong cấm nang chúng tôi gửi cho bạn.
Ngoài ra, để giúp kiểm soát đường huyết ổn định hơn, bạn có thể cho bà dùng thêm 4 viên TPBVSK Glutex mỗi ngày chia 2 lần, duy trì khoảng 2 – 4 tháng. Nhiều trường hợp khi dùng thêm Glutex cho thấy thời gian giảm đường huyết nhanh hơn, sau đó duy trì ổn định đường máu trong thời gian dài, hạn chế việc phải ăn kiêng quá mức hoặc tăng liều thuốc tây.
Thông tin cụ thể về Glutex bạn có thể tham khảo qua chia sẻ của bác Nguyễn Hữu Hồng trong video sau: https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE
Thân mến,
Tôi muốn nhận sách hướng dẫn chế độ ăn cho người già bị tiểu đường
Chào bạn,
Chúng tôi đã chuyển cuốn cẩm nang tới mail của bạn, bạn kiểm tra mail nhé. Nếu bạn còn băn khoăn về chế độ ăn, uống sau khi đọc bài viết và cẩm nang. Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số 0962 326 300 để được hỗ trợ giải đáp.
Không rõ bạn mắc bệnh tiểu đường bao nhiêu năm rồi? Hiện tại tình trạng sức khỏe như thế nào, chỉ số đường huyết là bao nhiêu? Bạn chia sẻ thêm cho chúng tôi biết để chúng tôi hỗ trợ thêm cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi muốn nhận sách hướng dẫn ăn cho người bệnh tiểu đường . Cảm ơn nhiều.
Trả lời
Chào bạn,
Chúng tôi đã chuyển cuốn cẩm nang tới mail của bạn, bạn kiểm tra mail nhé. Nếu bạn còn băn khoăn về chế độ ăn, uống sau khi đọc bài viết và cẩm nang. Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số 0962 326 300 để được hỗ trợ giải đáp.
Không rõ bạn mắc bệnh tiểu đường bao nhiêu năm rồi? Hiện tại tình trạng sức khỏe như thế nào, chỉ số đường huyết là bao nhiêu? Bạn chia sẻ thêm cho chúng tôi biết để chúng tôi hỗ trợ thêm cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
tôi muốn nhận sách hướng dẫn ăn cho người bị tiểu đường tuyp 2 ạ. tôi chưa hiểu rõ bài viết lắm
Chào bạn,
Chúng tôi đã chuyển cuốn cẩm nang tới mail của bạn, bạn kiểm tra mail nhé. Nếu bạn còn băn khoăn về chế độ ăn, uống sau khi đọc bài viết và cẩm nang. Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số 0962 326 300 để được hỗ trợ giải đáp.
Không rõ bạn mắc bệnh tiểu đường bao nhiêu năm rồi? Hiện tại tình trạng sức khỏe như thế nào, chỉ số đường huyết là bao nhiêu? Bạn chia sẻ thêm cho chúng tôi biết để chúng tôi hỗ trợ thêm cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi muốn nhận sách hướng dẫn ăn cho người tiểu đường!
Chào bạn,
Chúng tôi đã gửi tặng bạn cuốn cẩm nang qua địa chỉ mail. Bạn check lại mail để nhận cẩm nang nhé.
Trong quá trình áp dụng, nếu gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy chủ động liên hệ lại với chúng tôi để được giải đáp.
Chúc bạn sức khỏe!
cuốn sách: Hướng dẫn chế độ ăn chuẩn dành cho người tiểu đường tuýp 2.
Chào bạn,
Chúng tôi sẽ gửi tặng bạn cuốn cẩm nang này qua email mà bạn cung cấp.
Bạn để ý mail để nhận tin nhắn nhé.
Bạn dành thời gian đọc hết cuốn cẩm nang, nếu có phần nào bạn muốn làm rõ, đừng ngần ngại nhắn tin cho chúng tôi để được giải đáp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin một số bài viết khác liên quan đến chế độ ăn uống như sau:
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-do-an-tieu-duong/thuc-don-danh-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-bi-mo-mau-huyet-ap-cao.html
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-do-an-tieu-duong/nhung-loai-trai-cay-tot-nhat-nguoi-benh-tieu-duong-nen-an-hang-ngay.html
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-do-an-tieu-duong/nguoi-bi-tieu-duong-nen-an-gi-thay-com.html
Chúc bạn sức khỏe!
Mong bạn gửi cho tôi cuốn sách về chữa tiểu đường, địa chỉ email vuduongninh@yahoo.com. Xin cảm ơn.
Chào bạn,
Chúng tôi có nhận được yêu cầu nhận cẩm nang chế độ ăn cho người tiểu đường của bạn. Chúng tôi xin phép gửi tặng bạn đường link cẩm nang: https://drive.google.com/file/d/1DLdmsI6ES4Pj-AsH_LDzsdbufZVSCwx8/view.
Hy vọng cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Ngoài ra, nếu có thắc mắc gì về bệnh lý tiểu đường, bạn có thể gửi tin nhắn cho chúng tôi hoặc gọi đến số tư vấn 0985 877 724 để được tư vấn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Tôi mới phát hiện mắc bệnh tiểu đường nên rất hoang mang. Bài viết trên rất hay nhưng tôi chưa hiểu rõ lắm. Mong được nhận sách hướng dẫn ăn cho người bệnh tiểu đương. Xin cám ơn
Chào bạn,
Chúng tôi đã nhận được góp ý của bạn. Chúng tôi sẽ xem xét lại để cải tổ bài viết, nhằm mang đến cho bạn các thông tin bổ ích nhất và bạn hoàn toàn có thể áp dụng được.
Về cuốn cẩm nang, chúng tôi xin gửi tặng bạn link đặt cẩm nang như sau: https://drive.google.com/file/d/1DLdmsI6ES4Pj-AsH_LDzsdbufZVSCwx8/view
Bạn kích vào, có thể dùng máy tính hoặc điện thoại kết nối mạng để đọc online nhé.
Cuốn cẩm nang này có những hướng dẫn khá chi tiết, tuy nhiên, không phải trường hợp nào các bạn cũng có thể kiên định và tuân thủ thực hiện nghiêm chỉnh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo trên thực tế chế độ ăn khi bị tiểu đường tuýp 2 không cần thay đổi quá nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo được một số các nguyên tắc sau:
– Kiểm tra đường huyết sau ăn 2 giờ, chỉ số này nên dưới 10mmol/l.
– Chế độ ăn không được để cơ thể tăng cao (với người đã có cân nặng ổn định). Với người béo, chế độ ăn còn cần giúp giảm cân.
– Không làm nặng thêm các bệnh cơ hội khác như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu.
– Không bị hạ đường huyết thường xuyên lúc đói.
– Luôn chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Chế độ ăn luôn bắt đầu với rau xanh, nước canh trước, sau đó mới đến cơm (tinh bột) và các loại thức ăn khác.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi muốn nhận sách hướng dẫn ăn cho người bệnh tiểu đường typ2. Cảm ơn nhiều.
Chào bạn,
Chúng tôi đã nhận được mail bạn gửi, chúng tôi xin gửi tặng bạn cuốn cẩm nang qua mail điện tử. Bạn check mail nhé.
Thân mến!
Tôi muon nhan sach hướng dẫn ăn cho nguoi tieu duong typ2
Chào bạn,
Fanpage Tư vấn trị bệnh tiểu đường Typ2 – Glutex gửi tặng bạn cuốn cẩm nang Hướng dẫn xây dựng chế độ ăn chuẩn cho tiểu đường tuýp 2.
Bạn nhấn vào đường link sau để tải cẩm nang về điện thoại hoặc máy tính:
http://bit.ly/huong-dan-che-do-an-chuan-cho-tieu-duong-tuyp-2
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống, điều trị, hãy nhắn tin cho chúng tôi để được giải đáp.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!