Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt nhất?

Để giải đáp cho câu hỏi: “bệnh tiểu đường nên uống nước gì tốt?”, các chuyên gia đã phân tích tác động của từng loại thức uống với mức đường huyết và đưa ra khuyến cáo trong bài viết sau đây. Dành 3 phút đọc bài viết, bạn sẽ không còn băn khoăn trong việc uống gì để vừa thỏa mãn sở thích cá nhân, vừa không làm tăng đường huyết và tốt cho sức khỏe.

Các loại nước người tiểu đường nên uống

Người tiểu đường nên uống 4 loại nước sau đây là tốt nhất cho sức khỏe:

Nước lọc

Bổ sung đủ nước là một mẹo đơn giản để hạ đường huyết, bởi nước sẽ pha loãng lượng đường cao trong máu, đồng thời tăng thải đường ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Bạn nên nhớ bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là khi trời nóng hoặc khi tập thể dục, bởi đây là những thời điểm dễ gây mất nước nhất.

Sữa

Người tiểu đường cần giảm lượng thức ăn trong các bữa chính để không làm tăng đường huyết sau ăn. Do đó, 1 ly sữa vào bữa phụ sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, tránh tình trạng tụt đường huyết ở thời điểm xa bữa chính.

Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt nhất?

Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt nhất?

Bạn có thể uống đa dạng các loại sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa hạt, sữa không đường, sữa có đường, sữa tách béo… chỉ cần dưới 180 kcal/ hộp (cốc) thì đều uống được. Con số này bạn kiểm tra ở trên vỏ hộp sữa. Tuy nhiên, để tốt nhất thì bạn vẫn nên chọn loại sữa không đường, ít đường hoặc sữa tách béo.

Nước ép rau củ

Nước ép rau củ là loại thức uống mang đến nhiều lợi ích cho người tiểu đường như: Không chứa carbohydrate (chất bột đường) nên không làm tăng đường huyết, các vitamin không bị mất do không bị chế biến bằng nhiệt.

Người tiểu đường có thể bổ sung nhiều loại nước ép rau củ như: nước ép dưa leo, mướp đắng, củ cải, cần tây, cà chua, cà rốt… Ngoài uống nước ép, bạn cũng nên ăn cả rau củ, đặc biệt là trước mỗi bữa chính để tăng cường chất xơ, giúp hạn chế hấp thu đường trong các bữa ăn.

Trà thảo mộc

Không calo, vị ngon và giàu chất chống oxy hóa – đó là lý do trà (đặc biệt là trà xanh, trà đen) rất tốt cho người tiểu đường. Theo một nghiên cứu của Trung Quốc, so với các loại trà khác, trà đen có mức cao nhất của chất poly-saccharides, giúp làm chậm hấp thu đường vào máu. Uống 4 ly trà mỗi ngày giúp giảm 16% nguy cơ tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy trà cam thảo không làm tăng glucose trong máu và còn có thể giúp giảm đường huyết. Bạn không nên uống trà vào buổi tối để tránh mất ngủ, không nên dùng trà có đường hoặc trà đóng chai bởi chúng sẽ làm tăng đường huyết.

Mỗi ngày uống thêm 4 viên Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex chứa Tinh chất lá Xoài Ấn Độ cô đặc cũng là giải pháp hiệu quả giúp hạ và ổn định đường huyết. Gọi qua số: 0985.877.724 để biết thông tin chi tiết.

Các loại nước người tiểu đường không nên uống

Người tiểu đường không nên uống những loại nước gây tăng đường huyết hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như:

Đồ uống có cồn

Những đồ uống có cồn như rượu bia là nguyên nhân gián tiếp gây tăng đường huyết. Do rượu bia thường kích thích tiêu hóa, khiến người bệnh có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường.

Rượu bia cũng có thể gây ra cơn hạ đường huyết cấp. Đây mới thực sự là điều đáng lưu tâm, bởi những dấu hiệu của hạ đường huyết như hoa mắt, chóng mặt, đi đứng xiêu vẹo, vã mồ hôi… thường bị lầm tưởng là do say. Hạ đường huyết không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.

Hạn chế uống rượu bia để kiểm soát đường huyết

Hạn chế uống rượu bia để kiểm soát đường huyết

Lý tưởng nhất là bạn bỏ hẳn được rượu bia. Hoặc không, bạn nên hạn chế uống. Đối với nam, mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 1 – 2 lon bia, 2 – 3 chén rượu là hợp lý. Tiêu chuẩn này giảm một nửa đối với người tiểu đường là nữ giới.

Cà phê

Các thành phần khác được thêm vào cà phê như đường, kem ngọt, sữa béo… có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nếu đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết, bạn nên tránh uống cà phê. Nếu đang kiểm soát đường huyết tốt, bạn có thể uống 1-2 cốc cà phê (khoảng 50 – 100 ml) không đường mỗi ngày. Đối với cà phê hòa tan, bạn nên chọn loại cà phê đen, mỗi ngày cũng chỉ nên uống 1 – 2 gói. Trong trường hợp muốn uống với đường, bạn ra nhà thuốc, mua loại dành riêng cho người tiểu đường để pha.

Nước ngọt

Đường hóa học trong các loại nước ngọt làm tăng tình trạng viêm và đề kháng in-su-lin, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết và làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở người tiểu đường. Bạn nên loại bỏ dần thói quen uống nước ngọt cho dù chúng có vị hấp dẫn thế nào đi nữa.

Nước ép trái cây

Nếu ép trái cây thành nước uống, vô tình bạn đã làm mất đi toàn bộ chất xơ, tạo điều kiện cho đường trong trái cây dễ hấp thu vào máu và gây tăng đường huyết. Do đó, người tiểu đường nên hạn chế uống nước ép trái cây mà nên ăn nguyên quả. Nếu không, bạn cần lưu ý uống nước ép xa bữa ăn chính, nên tự pha chế thay vì mua sẵn tại quán, không pha thêm đường hoặc mật ong.

Thức uống có tác dụng hạ đường huyết cho người tiểu đường

Nhiều loại thức uống không chỉ giúp tiêu khát mà còn có tác dụng hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết hiệu quả ở người bệnh tiểu đường, tiêu biểu như nước ép mướp đắng, trà lá xoài.

Nước ép mướp đắng

Trong mướp đắng có hàm lượng lớn vitamin C. Đây là một chất chống oxy hóa có tác dụng làm sạch mạch máu, ngăn cản hình thành mảng xơ vữa gây nhồi máu cơ tim. Mướp đắng còn giúp ngăn ngừa làm tăng đường huyết sau ăn do ức chế các enzym phân giải đường, nhờ đó nên giảm được lượng đường hấp thu từ thức ăn vào cơ thể.

Bạn có thể uống nước ép mướp đắng hoặc thái nhỏ phơi khô và dùng như trà.

Uống nước ép mướp đắng giúp hạn chế tăng đường huyết sau ăn

Uống nước ép mướp đắng giúp hạn chế tăng đường huyết sau ăn

Trà lá xoài

Ưu điểm nổi bật của lá xoài đó là có chứa 3beta – taraxerol – một chất có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả tương đương với Met-for-min, thuốc đầu tay trong điều trị tiểu đường. Uống trà lá xoài là bí quyết kiểm soát đường huyết tại nhiều nước châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam và Ấn Độ.

Cách pha trà lá xoài: Ngắt 3 -5 lá xoài non, hãm với nước nóng qua đêm, sáng hôm sau uống thay cho nước lọc.

Kinh nghiệm dân gian thường sử dụng lá Xoài để hạ đường huyết

Kinh nghiệm dân gian thường sử dụng lá Xoài để hạ đường huyết

Lá Xoài và mướp đắng là những thảo dược truyền thống rất tốt cho người tiểu đường. Thế nhưng, cách pha chế truyền thống (ép nước, hãm, sắc…) không đem lại hiệu quả cao vì không tận dụng được tối đa lượng tinh chất trong từng loại thảo dược.

Năm 2018, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu ra cách tách chiết tinh chất của lá Xoài Ấn Độ và Mướp đắng và tạo ra sản phẩm Glutex. Sản phẩm mang đến hiệu quả hạ và ổn định đường huyết gấp 10 lần so với trà lá xoài thông thường do:

  • Thành phần chính là tinh chất lá Xoài Ấn Độ cô đặc, chứa hàm lượng 3beta – taraxerol cao hơn hẳn so với lá Xoài trồng ở các nơi khác trên thế giới.
  • Ngoài lá Xoài Ấn Độ, trong Glutex còn có Mướp đắng và các thảo dược khác như Quế chi, Hoàng bá, lá Neem. Đây đều là các thảo dược có nghiên cứu khoa học về khả năng hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Cùng lắng nghe Ths. Bs Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Quân Y 108 chia sẻ về công dụng hạ đường huyết của các thành phần thảo dược thiên nhiên có trong TPBVSK Glutex trong video sau:

Chuyên gia đánh giá vai trò kiểm soát đường huyết của các thảo dược thiên nhiên

Không chỉ được chuyên gia đánh giá cao, Glutex còn được người bệnh tiểu đường tin tưởng sử dụng vì khả năng giảm đường huyết lúc đói, HbA1c rất hiệu quả. Dưới đây là chia sẻ của ông Đào Xuân Hạnh (Hưng Yên) về kinh nghiệm sử dụng Glutex:

Ông Hạnh chia sẻ về cách giúp ông ổn định đường huyết, giảm HbA1c

Đến đây, chắc hẳn bạn đã tìm được đáp áp án cho câu hỏi bệnh tiểu đường uống nước gì tốt để ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Sự kỷ luật trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, cộng với việc sử dụng TPBVSK để hỗ trợ sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết lâu dài.

Ngọc Ánh

Tài liệu tham khảo:

http://www.joslin.org/info/oral_diabetes_medications_summary_chart.html

https://www.rd.com/health/conditions/best-worst-drinks-for-diabetics/

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    1 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận