Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Ăn 9 loại rau này, tiểu đường chẳng lo đường huyết tăng cao

Nhiều người có chung thắc mắc “khi bị bệnh tiểu đường nên ăn rau gì để không làm tăng đường huyết?”. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bệnh tiểu đường có thể ăn tất cả các loại rau. Tuy nhiên, nên bổ sung nhiều 9 loại rau dưới đây vào chế độ ăn. Không chỉ giúp giảm đường huyết, 9 loại rau này còn giúp bạn phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

9 loại rau tốt nhất người bệnh tiểu đường nên ăn hàng ngày

Mướp đắng

Hoạt chất charantin trong mướp đắng có tác dụng hạ đường máu, giúp làm chậm hấp thu đường sau khi ăn. Đặc biệt mướp đắng nếu dùng thường xuyên còn giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng mắt do bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 trái mướp đắng để tránh hạ đường huyết. Để giảm bớt vị đắng, bạn có thể thái lát mỏng, xào vừa chín thì ăn sẽ ngon hơn.

Bông cải xanh (súp lơ)

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bông cải xanh có rất nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa nên đặc biệt có lợi cho người tiểu đường. Bạn có thể chế biến nhiều món với bông cải xanh như luộc, nấu súp, xào thịt…

Đậu

Người tiểu đường có thể ăn rất nhiều loại đậu, đỗ khác nhau như đậu cove, đậu xanh, đậu ván… Nghiên cứu đã chứng minh, ăn nhiều đậu sẽ giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ khi bị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là bởi trong đậu chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp no lâu và đặc biệt là làm chậm hấp thu đường sau khi ăn.

Cà chua

Không chỉ chứa nhiều chất xơ, cà chua có rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, E, lycopen. giúp phòng ngừa biến chứng cho người tiểu đường. Bạn có thể chế biến cà chua thành nhiều món khác nhau, chẳng hạn như trộn salad, xào rau hoặc nấu canh.

Đậu bắp

Đậu bắp có rất nhiều chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường tại ruột. Bạn có thể uống nước luộc đậu bắp, ăn cả quả hoặc xào với những món thịt. Khi ăn đậu bắp cùng tinh bột, chất béo sẽ giúp làm chậm hấp thu cả đường và chất béo vào máu, nhờ đó không làm đường huyết tăng nhanh. Một số quốc gia, người dân còn dùng trái đậu bắp, ngâm với nước sôi để qua đêm và uống vào sáng sớm hôm sau để giúp làm giảm đường huyết.

Người bệnh tiểu đường nên ăn đậu bắp hàng tuần.

Người bệnh tiểu đường nên ăn đậu bắp hàng tuần.

Bí đao

Bí đao có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiểu đường. Loại quả này có chứa hợp chất hytein – caperin giúp ngăn chặn chuyển hóa đường thành mỡ, nhờ đó giúp giữ cân nặng và có thể hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, bí đao còn rất giàu vitamin B9, A, C, E và các khoáng chất, chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

Bạn có thể luộc bí đao để ăn hàng ngày, hoặc nấu canh cùng với thịt và các loại rau khác. Lưu ý không uống nước ép bí đao sống vì loại nước này có thể gây hại cho đường ruột.

Quả bí ngô

Một số người cho rằng người tiểu đường không nên ăn bí ngô bởi chúng có vị ngọt và chứa nhiều tinh bột. Nhưng thực tế, bí ngô vô cùng tốt với người tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng bí ngô thường xuyên, đường huyết được kiểm soát tốt hơn. Đồng thời loại quả này còn giúp làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, tốt cho xương, ngăn ngừa ung thư, giảm viêm loét dạ dày…

Rau dền

Rau dền rất quen thuộc tại các vùng nông thôn Việt Nam, không chứa tinh bột, mát, dễ ăn và không làm đường huyết tăng cao. Người bệnh tiểu đường nên bổ sung loại rau này vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không nên ăn rau dền nấu đi nấu lại nhiều lần. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư

Dưa chuột

Bạn có thể ăn dưa chuột buổi sáng hoặc trong các bữa ăn. Dưa chuột ăn rất mát, dễ ăn, chứa nhiều nước, ít năng lượng nên người tiểu đường có thể ăn thường xuyên. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy dưa chuột còn hỗ trợ tăng hoạt tính của lnsulin, nhờ đó giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

Dưa chuột là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường.

Dưa chuột là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường.

Thực phẩm bổ sung giúp giảm và ổn định đường huyết, HbA1c lâu dài

Rau xanh chứa nhiều chất xơ sẽ giúp giảm đường huyết nhờ làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Tuy nhiên, thực phẩm này không giúp loại bỏ 2 nguyên nhân chính khiến đường huyết tăng cao là kháng lnsulin và suy giảm chức năng tuyến tụy. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường ăn rau xanh, nhiều người bệnh tiểu đường đã tìm đến các thực phẩm bổ sung từ thảo dược để giảm và ổn định đường huyết.

Một trong những sản phẩm được nhiều người tiểu đường lựa chọn phải kể đến Glutex. Đây là sản phẩm đột phá từ tinh chất lá xoài Ấn Độ cô đặc đầu tiên tại Việt Nam. Theo các chuyên gia Nội tiết đái tháo đường, lợi thế của Glutex là khả năng tác động toàn diện lên tất cả các nguyên nhân gây tăng đường huyết. Không chỉ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột tại ruột, Glutex còn giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, đặc biệt là giúp giảm kháng lnsulin. Chính nhờ tác động toàn diện này, sử dụng Glutex sẽ giúp người bệnh tiểu đường dễ dàng đưa đường huyết về mức bình thường, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng về sau.

Thực tế, rất nhiều người bệnh tiểu đường sau khi dùng thêm Glutex đã có thể trở lại sinh hoạt như bình thường mà không phải ăn uống quá kiêng khem. Bạn có thể lùng lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:

Như vậy câu hỏi “bệnh tiểu đường nên ăn rau gì” đã có đáp án cụ thể. Bằng cách bổ sung 9 loại rau kể trên vào bữa ăn trong ngày kết hợp với việc sử dụng các thực phẩm hỗ trợ, chắc chắn bạn sẽ kiểm soát đường huyết, HbA1c tốt hơn. Nếu có thêm kinh nghiệm về việc lựa chọn rau khi mắc  bệnh tiểu đường, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết bằng cách comment ngay dưới bài viết này nhé!

Xem thêm:

Ds. Lê Hoa

(*): Thông tin trong bài viết sau mang tính chất tham khảo, không thay thế được chỉ định điều trị của bác sĩ.

Nguồn:

https://www.boldsky.com/health/nutrition/2012/diabetic-vegetables-diet/articlecontent-pf1457-031655.html

 

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    4 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Nguyễn Thị Trâm

    Tôi bị tiểu đường có phải kiêng cơm trắng không?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên

    Chào bạn,
    Bạn không cần phải kiêng cơm trắng khi mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu có thể bạn nên chuyển cơm trắng sang ăn cơm gạo lứt (gạo lật) thì sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Bởi gạo lứt có chứa nhiều chất xơ hòa tan, khi ăn sẽ có cảm giác no lâu, giảm thèm ăn và không làm tăng đường huyết sau ăn nhanh như cơm trắng.
    Để tìm hiểu thêm về chế độ ăn cho người tiểu đường, bạn có thể xem thêm thông tin trong bài viết sau:
    https://giamduonghuyet.online/kinh-nghiem-hay/kham-pha-che-do-an-khoa-hoc-cho-nguoi-tieu-duong-de-ap-dung-nhat.html
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    hương
    05/06/2018

    cho e hỏi: 1 hộp bao nhiêu gói vậy chị

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  hương

    Chào bạn
    TPBVSK Glutex được đóng gói theo vỉ, mỗi hộp có 3 vỉ 10 viên. Khi sử dụng, để có hiệu quả giảm đường huyết tốt nhất, bạn nên uống 4 viên/ngày chia 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ, cách thuốc Tây ít nhất 30 phút. Glutex sẽ giúp bạn kiểm soát toàn diện chu trình chuyển hóa ường từ đó nâng cao hiệu quả giảm đường huyết, lâu dài là phòng ngừa sớm biến chứng tiểu đường.
    Để mua Glutex, bạn vui lòng để lại thông tin trong link sau: http://bit.ly/đặt-hàng-Glutex-chính-hãng hoặc gọi trực tiếp tới số dược sĩ tư vấn 0985877724.
    Trong tháng 6 này, chúng tôi đang có chương trình tri ân, miễn phí vận chuyển với các đơn đặt hàng online từ 2 hộp trở lên. Do đó, bạn nên sớm đặt hàng để được hưởng ưu đãi.
    Gửi thêm bạn chia sẻ của người bệnh tiểu đường dùng Glutex và có hiệu quả tốt: https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE
    Chúc bạn sức khỏe!