Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Đối với bệnh tiểu đường, điều luôn được ưu tiên hàng đầu trong chế độ ăn uống là hạn chế thực phẩm tinh bột như cơm, khoai tây… Vậy người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Cơm là món gần như không thể thiếu đối với bữa ăn của người Việt Nam. Người bị tiểu đường thường có suy nghĩ kiêng hoàn toàn tinh bột, đặc biệt là cơm. Hãy tìm hiểu liệu có nên tránh hoàn toàn tinh bột và người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm nhé!

Người tiểu đường không nhất thiết phải thay thế hoàn toàn cơm trắng

Người tiểu đường không nhất thiết phải thay thế hoàn toàn cơm trắng

Sai lầm khi người tiểu đường kiêng ăn cơm hoàn toàn

Dù là người bệnh hay khỏe mạnh, chế độ ăn luôn cần đủ 4 nhóm là tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin. Trong số các thực phẩm chứa tinh bột, cơm trắng có chỉ số đường huyết cao khoảng 80 dễ gây tăng đường huyết sau ăn hơn. Nhưng nếu bạn vì lo sợ điều này mà kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột hoàn toàn là sai lầm. Bởi điều này có thể khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, gây hạ đường huyết, thậm chí có thể dẫn tới hôn mê và tử vong nếu cấp cứu chậm trễ.

Người bệnh không nên ăn kiêng hoàn toàn mà có thể linh hoạt thay thế hoặc xây dựng thực đơn xen kẽ. Điều quan trọng là bạn biết cách kiểm soát đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Người tiểu đường nên ăn gì thay cơm mới tốt?

Để hạn chế tiêu thụ quá lượng tinh bột, một số loại thực phẩm có thể thay thế cơm như:

  • Gạo lứt: Các nghiên cứu cho thấy việc ăn gạo lứt thường xuyên sẽ giúp làm giảm 16% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
  • Lúa mì: Lúa mì mang lại giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, sắt, canxi và magie, kali. Ngoài ra lúa mì cung cấp hàm lượng chất xơ hòa tan cao, giảm táo bón và giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
  • Yến mạch: Bạn nên chọn yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch có thể chế biến thành nhiều kiểu khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua làm bữa sáng hoặc cháo.

Yến mạch cung cấp chất xơ giúp cải thiện đường huyết

Yến mạch cung cấp chất xơ giúp cải thiện đường huyết

  • Diêm mạch: Loại hạt này không chỉ tốt cho bệnh đái tháo đường mà còn ngăn ngừa biến chứng tim mạch, cải thiện hệ xương khớp, giảm huyết áp… Bạn có thể mua loại hạt này trong siêu thị, chế biến trong các món trộn với rau, ăn cùng sữa chua…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay thế bằng đỗ đen, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ cũng rất tốt cho sức khỏe, hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho việc kiểm soát đường huyết và cân nặng.

Cách kiểm soát đường huyết khi ăn cơm

Để kiểm soát đường huyết không phải là kiêng cơm kiêng tinh bột hoàn toàn, mà bạn cần biết cách ăn sao cho cơ thể nhận đủ dinh dưỡng và mức đường huyết đạt mục tiêu. Dưới đây là một số cách kiểm soát đường huyết khi ăn cơm:

Ăn theo nhu cầu cơ thể

Cách ăn của bạn sẽ quyết định đến hiệu quả kiểm soát đường máu. Trên thực tế, nhiều người mặc dù ăn ít cơm nhưng đường huyết vẫn cao bởi cách ăn chưa chính xác. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cách ăn cơm trắng tốt nhất là ăn theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Ví dụ bạn là người vận động nhiều nên tiêu thụ nhiều hơn và ngược lại.

Kiểm soát lượng theo vóc dáng

Để quy ước đúng lượng nên ăn, bác sĩ sẽ tính trên chiều cao, thể trạng, cân nặng, công việc hàng ngày của bạn. 1 chén cơm trắng tương đương 60g tinh bột. Nếu bạn là nữ, thể trạng bình thường, công việc nhẹ nhàng, 1 bữa chính có thể ăn 1 chén cơm nhỏ. Nếu là nam giới khoảng 1.5 chén cơm, trường hợp làm công việc nặng có thể tăng lên 0.5 chén cơm.

Thứ tự ăn phù hợp

Trong một bữa ăn, thứ tự ưu tiên bạn nên ăn là rau củ quả và uống nước canh trước. Bởi điều này sẽ khiến bạn có cảm giác hơi lưng bụng, giảm bớt sự thèm ăn. Đồng thời lượng chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp làm chậm hấp thu đường từ tinh bột, nhờ đó làm chậm hấp thu đường vào máu

Phối hợp vận động

Thông thường, sau khi ăn cơm sẽ khiến lượng đường huyết tăng lên. Việc tập luyện, vận động sẽ giúp bạn đốt cháy mỡ, tiêu thụ lượng đường trong máu. Bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện bằng các bài tập đi bộ, bơi lội, đạp xe…

Bổ sung thảo dược

Để điều trị bệnh tiểu đường thành công, ngoài sự phối hợp giữa dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng, tăng cường vận động, việc sử dụng thêm những sản phẩm thảo giúp giảm và ổn định đường máu cũng nhận được đánh giá cao. Với khả năng điều trị bệnh hiệu quả mà ít mang lại tác dụng phụ, các sản phẩm từ Đông y hiện đang được người mắc bệnh tiểu đường sử dụng nhiều nhờ hiệu quả trên thực tế mang lại.

Nổi bật trong số đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex, với thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp kiểm soát chu trình chuyển hóa đường của cơ thể, giảm và ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng

Ông Đào Xuân Hạnh (Hưng Yên) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho biết: “Chỉ dùng thuốc, chế độ ăn uống tập luyện là chưa đủ kiểm soát bệnh, HbA1C vẫn cao. Tôi nghe lời bác sĩ tìm kiếm sản phẩm hỗ trợ và biết đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex(*). Sau khi sử dụng một thời gian, tôi như vớ được cọc, không những HbA1C giảm, huyết áp cũng cải thiện, người khỏe hơn.”

Đường huyết ổn định, HbA1c về ngưỡng bình thường nhờ Glutex

Việc hạn chế tiêu thụ tinh bột như cơm, mì, khoai sắn… đối với người tiểu đường là điều đúng đắn, tuy nhiên không có nghĩa là kiêng hoàn toàn. Chỉ cần bạn sử dụng các thực phẩm thay thế để khiến bữa ăn thêm đa dạng, kết hợp cùng tập luyện, sử dụng sản phẩm hỗ trợ, bạn sẽ thoải mái thưởng thức các món ăn mà không còn lo lắng về tăng đường huyết nữa.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận