Tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì hàng ngày để bệnh thuyên giảm nhanh
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu nắm được bí quyết lựa chọn các loại thực phẩm nên ăn hằng ngày sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh, đường huyết về mức an toàn.
Ăn uống khoa học, cân đối sẽ giúp người tiểu đường tuýp 2 kiểm soát tốt đường máu
Tiểu đường tuýp 2 có nên ăn kiêng tuyệt đối?
Theo chuyên gia Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Xanh Pôn cho biết: “Với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 bây giờ không cần nói là ăn kiêng nữa mà ăn theo chế độ của người đái tháo đường tuýp 2, ăn làm sao cho ăn đúng ăn đủ nhưng vẫn ăn được tất cả các loại thức ăn, không phải kiêng, không phải hạn chế một loại thức ăn nào cả.”
Thực phẩm tốt nhất người tiểu đường tuýp 2 nên ăn hàng ngày
Sau đây là danh sách những “siêu thực phẩm” người tiểu đường tuýp 2 có thể lựa chọn để đưa vào thực đơn bữa ăn sáng, bữa ăn chính và bữa phụ để đảm bảo đường huyết luôn ở mức cho phép.
Thực phẩm tốt nhất cho bữa sáng
- Sinh tố: Lấy một nửa cốc trái cây như chuối, dâu tây hoặc việt quất cùng với một cốc sữa chua tách béo, không đường, đánh đều lên. Sau đó bạn có thể cho thêm mầm lúa mì hoặc yến mạch hay bột ngũ cốc (đậu đen, đậu xanh…) nguyên vỏ, tiếp tục trộn lên là bạn đã có một thức uống ngon và lành mạnh.
- Hạt hạnh nhân và trái cây: Chất béo tốt trong hạnh nhân và chất xơ trong hoa quả sẽ làm bạn cảm thấy no lâu hơn, đồng thời các chất dinh dưỡng trong hoa quả sẽ cung cấp năng lượng cho buổi sáng.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Một bát ngũ cốc nguyên hạt cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên hạn chế bơ đường – thay vào đó bạn có thể sử dụng thêm thêm hoa quả hoặc sữa đã tách béo.
- Trứng và bánh mì nướng: Thay vì sử dụng dầu ăn, bạn nên rán trứng bằng một chiếc chảo chống dính để hạn chế lượng chất béo. Bạn cũng có thể dùng thêm với phô mai ít chất béo hoặc mứt không đường.
Thức ăn nên chọn cho bữa chính
- Thức ăn chứa chất bột, đường: Đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể, nhưng chúng có thể làm tăng đường máu. Do đó, bạn nên ăn những tinh bột nguyên cám như gạo lứt, yến mạch… Đồng thời hạn chế ăn ngũ cốc tinh chế như bột ngũ cốc bỏ cám, bột mì, bột tẻ, bột nếp, bún, miến…
- Thực phẩm giàu chất đạm: Chất đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt, đậu… Khi ăn tinh bột cùng chất đạm sẽ làm chậm sự tiêu hóa và giúp bạn no lâu hơn. Bạn nên ăn nhiều thịt trắng (cá, gà bỏ da, hải sản) và đạm thực vật (các loại hạt, đậu nành…).
- Món ăn chứa chất béo có lợi: Bạn nên ăn các chất béo tốt để giảm thiểu biến chứng tim mạch, tuy nhiên cũng không nên quá 4 thìa cà phê dầu ăn/ngày. Một số thực phẩm có chứa chất béo tốt như: dầu hướng dương, dầu oliu, dầu phộng, dầu bắp, hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, bơ… dầu cá, dầu đậu nành, dầu mè, hạt bí, hạt hướng dương,… acid béo omega 3 từ cá ngừ, cá thu, cá trích, đậu phụ, quả óc chó…
- Chất xơ: Các chất xơ có rất nhiều trong rau, ngũ cốc, trái cây… Bởi chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan (có trong rau củ khi chế biến có độ nhớt như rau đay, tầm tơi, đậu bắp, khoai lang…) vừa giúp làm chậm hấp thu chất đường, chất béo, lại còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Tư vấn của chuyên gia về chế độ ăn chuẩn cho người tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết. Thế nhưng để giảm và ổn định đường huyết lâu dài, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ dành riêng cho người tiểu đường tuýp 2 chẳng hạn như GLUTEX từ Tinh chất lá Xoài.
Xem thêm:
- Bí quyết hạ đường huyết nhanh cho người mới mắc tiểu đường tuýp 2
- Bài thuốc giảm đường huyết hiệu quả từ Tinh chất lá Xoài
Hoa quả, sữa cho bữa phụ
Bạn có thể ăn các loại trái cây khác nhau, không phải kiêng bất kỳ loại trái cây nào. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá 2 lần trên ngày và mỗi lần không quá 1 lượng tương đương với 1 nắm tay. Bạn cũng không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn vì có thể làm tăng đường huyết, thay vào đó bạn nên ăn vào bữa phụ.
Dưới đây là một số loại quả người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn:
- Các loại quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, dâu đen… được coi là siêu thực phẩm tiểu đường vì chúng chứa nhiều vitamin, chất xơ và các chất chống oxy hóa – các chất có khả năng dọn dẹp các chất độc sinh ra từ quá trình rối loạn chuyển hóa đường.
- Các loại trái cây có múi: Ăn các loại quả như cam, quýt hay bưởi cung cấp cho bạn một lượng lớn vitamin C đồng thời trong chúng có chứa folate và K giúp ổn định huyết áp.
Sữa là một trong những đồ uống tốt nhất cho người bệnh tiểu đường, cung cấp một lượng lớn canxi, vitamin D và protein. Một số loại sữa mà người tiểu đường tuýp 2 nên uống: Sữa tươi đã tách chất béo hoặc sữa dành riêng cho người tiểu đường.
Những thực phẩm xấu, người tiểu đường tuýp 2 kiêng ăn
Hạn chế đồ uống có cồn
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):
- Nam giới mắc tiểu đường: Không nhiều hơn 3 – 4 đơn vị/ngày.
- Nữ giới mắc tiểu đường: Không nhiều hơn 2 – 3 đơn vị/ngày.
Một đơn vị uống chuẩn chứa 10gr cồn, tương đương với 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100ml); 1 cốc bia hơi (330ml); 2/3 chai hoặc lon bia (330ml) – theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ngoài ra, bạn không nên uống rượu lúc đói và nên uống thêm nước vì chất cồn gây mất nước.
Hạn chế đồ ngọt, bánh kẹo ngọt
Bánh kẹo ngọt, đồ ngọt, các loại mứt, trái cây sấy khô, nước ép trái cây, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, bánh kem… là những thực phẩm bạn cần tránh xa khi bị tiểu đường. Bởi chúng làm tăng đường huyết rất nhanh, gây hệ lụy xấu đến việc điều trị bệnh.
Việc người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh góp một phần không nhỏ giúp họ đảo ngược căn bệnh này. Hy vọng từ những thông tin hữu ích của chúng tôi, bạn có thể tìm ra cho mình những món ăn phù hợp với tình trạng bệnh của bạn, từ đó giúp sống lâu hơn khi bị tiểu đường.
Nguyễn Ngọc Quang
Nguồn:
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/ten-diabetes-super-foods#5
https://www.everydayhealth.com/hs/managing-type-2-diabetes/best-and-worst-foods
http://www.diabetes.org/food-and-fitness/food/what-can-i-eat/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/317355.php
http://www.diabetes.org/food-and-fitness/food/what-can-i-eat/making-healthy-food-choices/fats-and-diabetes.html
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook