Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 mới mắc bệnh
“Ăn uống khoa học” là lời khuyên mà tất cả các bác sỹ đưa ra khi chẩn đoán tiểu đường. Tuy nhiên, thế nào là một chế độ ăn uống “khoa học” không phải ai cũng nắm rõ, đặc biệt là những người mới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Vậy, tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì để tốt nhất, mời bạn cùng theo dõi lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng tiểu đường.
Kiểm soát chế độ ăn chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 quan trọng như thế nào?
Lựa chọn sai lầm trong chế độ ăn uống, ví dụ thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng (thức ăn nhanh, thịt, các sản phẩm từ sữa béo, thịt động vật chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, đồ uống ngọt có đường…) là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng gây đề kháng lnsulin – nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2.
Vì lẽ đó mà Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, thay đổi thói quen lựa chọn thực phẩm sẽ giúp phòng ngừa, điều trị, thậm chí có thể đảo ngược bệnh tiểu đường tuýp 2.
Một chế độ ăn không những giúp bạn giữ đường huyết mục tiêu, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu, huyết áp cao… – những tình trạng sức khỏe phổ biến ở người tiểu đường.
Lưu ý quan trọng trong chế độ ăn cho người tiểu đường
Không có một mẫu số chung về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Bởi điều này phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, mức độ bệnh, các bệnh mắc kèm và sở thích của từng cá nhân. Dưới đây là những hướng dẫn của Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội về những lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2
Khi bị tiểu đường, không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hết thức ăn có chứa chất bột, đường. Bởi nếu kiêng khem quá mức, sẽ khiến cơ thể bị “đói năng lượng”, gây biến chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Điều quan trọng là bạn cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh – có nghĩa là trong các bữa ăn, nên ăn thường xuyên trái cây, rau củ ít tinh bột, ăn ít chất béo bão hòa (có trong thịt, da, mỡ động vật), đường và muối. Chế độ ăn này sẽ giúp kiểm soát đường, chất béo trong máu và duy trì huyết áp, cân nặng lý tưởng.
Dưới đây là 2 nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn chính của người bệnh tiểu đường tuýp 2 được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên áp dụng.
Nguyên tắc 1⁄4 (Dĩa thức ăn = 25cm)
- 02 phần rau, củ: phần lớn rau củ xanh, cà rốt, bắp cải, ớt chuông, 1 ít trái cây…
- 01 phần chất bột đường: Yến mạch, gạo nâu, nui, mì, bánh mì…
- 01 phần đạm: cá, hạt đậu, hải sản, trứng, gà, heo, bò…
- 01 muỗng nhỏ dầu = 2ml.
Nguyên tắc bàn tay Zimbabwe
Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết. Thế nhưng để giảm và ổn định đường huyết lâu dài, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ dành riêng cho người tiểu đường tuýp 2 chẳng hạn như GLUTEX từ Tinh chất lá Xoài.
Xem thêm:
- Bí quyết hạ đường huyết nhanh cho người mới mắc tiểu đường tuýp 2
- Bài thuốc giảm đường huyết hiệu quả từ Tinh chất lá Xoài
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Tuy bạn có thể ăn hết tất cả các thực phẩm. Nhưng để tránh đường huyết tăng quá cao sau khi ăn, sẽ có một số thực phẩm nên ăn nhiều và một số thực phẩm khác cần hạn chế như ảnh sau.
Dưới đây là ví dụ thực đơn cho 3 bữa ăn chính trong ngày cho một người bệnh tiểu đường cao 1m60, nặng 55kg, làm công việc văn phòng:
Lưu ý: Tùy thuộc vào cân nặng, nhu cầu năng lượng, công việc của từng người bệnh mà thực đơn sẽ thay đổi có thể nhiều hơn hoặc ít hơn.
Tiểu đường uống gì tốt nhất?
Nước khoáng (hoặc nước đun sôi để nguội) là tốt nhất. Người bệnh tiểu đường nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để giúp gan, thận tăng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp làm giảm đường huyết.
Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung một số nước thảo dược, chẳng hạn như trà hoa cúc, trà đen, trà xanh, trà bột quế… Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng các loại trà này có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
Nước ngọt đóng chai, nước có chứa soda và các loại sinh tố, nước ép trái cây cần hạn chế vì khiến đường huyết tăng nhanh sau khi uống.
Bệnh tiểu đường có uống rượu, bia được không?
Khi bị tiểu đường, bạn vẫn có thể uống rượu, nhưng chỉ nên uống trong những trường hợp bắt buộc và vào thời điểm đường huyết đang được kiểm soát tốt. Bởi rượu ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường theo 2 hướng tích cực hoặc tiêu cực phụ thuộc vào cách bạn sử dụng.
Uống rượu mức vừa phải, đặc biệt là rượu vang đỏ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt là ngăn ngừa biến chứng tim mạch, bệnh xơ vữa động mạch ở người tiểu đường. Thế nhưng, nếu uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng cùng thời điểm với thuốc tiểu đường, ngược lại sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của thuốc, có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng độc tính. Ở những người có rối loạn chuyển hóa mỡ, huyết áp cao, cần thận trọng khi dùng rượu.
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường có thể uống 1 suất rượu chuẩn (với phụ nữ) và 2 suất với nam giới. 1 suất rượu chuẩn theo quy ước:
- 01 lon bia 330 ml
- 100ml rượu vang
- 30ml rượu mạnh như vodka, whiskey, rum…
Lưu ý khi dùng rượu:
- Sử dụng rượu bia cùng thức ăn chứa chất bột đường để không gây hạ đường huyết.
- Uống chậm.
- Không trộn bia, rượu hoặc uống kèm với nước ngọt, đồ uống có ga.
Khi mới mắc tiểu đường tuýp 2, sự giúp đỡ của người thân có ý nghĩa quan trọng. Do vậy, để đảm bảo một chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 đáp ứng được tiêu chí đủ dinh dưỡng và không làm huyết tăng cao đòi hỏi bản thân người bệnh cần lên kế hoạch ăn uống khoa học cho riêng mình. Hơn thế, mỗi thành viên trong gia đình cũng cần trang bị kiến thức về những thực phẩm nên ăn, nên kiêng để góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường.
NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM BÍ QUYẾT GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI TỪ 10.8 MMOL/L CÒN MỘT NỬA SAU 5 TUẦN
Lê Hoa
Nguồn:
https://medlineplus.gov/ency/article/007429.htm
https://www.webmd.boots.com/diabetes/type-2-diabetes-guide/a-healthy-type-2-diabetes-diet?page=3
https://www.medicalnewstoday.com/articles/317355.php
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Bị tieu duong Typ2 co an kieng gi khong?
Chào bạn,
Thực tế đối với người bệnh tiểu đường không cần phải ăn kiêng tuyệt đối bất cứ thực phẩm nào. Chỉ cần biết cách ăn và kiểm soát số lượng thức ăn mỗi lần thì bạn có thể ăn tất cả các nhóm thực phẩm như bình thường.
Để kiểm soát số lượng thức ăn mỗi lần, bạn nên áp dụng nguyên tắc đĩa ăn. 1/2 đĩa ăn nên là rau xanh, 1/4 là tinh bột (cơm, bún, miến…) và 1/4 còn lại cho thịt, cá… Những đồ ngọt như bánh kẹo, mỗi lần bạn chỉ ăn 1 – 2 chiếc nhỏ, tuần ăn không quá 2 lần. Các trái cây quá ngọt như xoài chín, mít, sầu riêng… cũng tương tự. Trong bữa nên ăn rau và thức ăn trước sau đó hãy ăn cơm và nên chia nhỏ bữa ăn làm 4-5 bữa trong ngày để hạn chế tăng đường huyết sau ăn.
Thông tin cụ về chế độ dưỡng và tập luyện bạn có thể tham khảo qua bài viết sau :
– Chế độ dinh dưỡng : https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh.html?
– Các phương pháp tập luyện : https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/8-bai-tap-the-duc-cho-nguoi-benh-tieu-duong-de-tap-hieu-qua-cao.html
Thân mến,
Toi muốn hỏi người nhà tôi bị tiểu đường tăng lên 7.6 thì uống thuốc ntn và chế độ ăn như nào cho phù hợp
Chào bạn
Thuốc và chế độ ăn là 2 chìa khóa cần có trong hầu hết các kế hoạch điều trị tiểu đường.
– Về thuốc điều trị: bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp dùng thuốc mà đường huyết vẫn cao, bạn cần tới bệnh viện kiểm tra lại để bác sĩ cân nhắc điều chỉnh liều hoặc loại thuốc.
– Về chế độ ăn: bạn nên chia nhỏ bữa ăn (ăn 5 – 6 bữa nhỏ/ngày), ăn nhiều rau xanh ở đầu bữa ăn, ăn giảm bớt tinh bột trắng (cơm, bún, miến, phở…) hay bánh kẹo ngọt, hạn chế dầu mỡ, ưu tiên đồ luộc, thịt nạc…
Bên cạnh đó, bạn có thể cho người nhà dùng thêm TPBVSK Glutex. Với thành phần là tinh chất là xoài cùng nhiều thảo dược an toàn khác, Glutex không chỉ giúp giảm đường huyết mà còn giữ giá trị đó ổn định trong giới hạn. Nhiều người bệnh có đường huyết cao, dùng Glutex đã giảm được đường huyết, như trường hợp của bác Nguyễn Hữu Hồng (Nghệ An) sau: https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE&t=1s
Gửi bạn thêm bài viết chi tiết về chế độ ăn để tham khảo:
http://www.giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-do-an-tieu-duong/tieu-duong-tuyp-2-nen-gi-che-chuan-cho-nguoi-moi-bi-benh.html
Nếu cần tư vấn thêm về bệnh tiểu đường, hãy gọi điện thoại trực tiếp cho chúng tôi theo đường dây nóng 0985877724 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
[…] Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 mới mắc bệnh […]
Bài viết của DS Lê Hoa tuyệt vời ! Thanks very much !
Chào bạn,
Rất cảm ơn chia sẻ của bạn. Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để đưa đến các bài viết chất lượng, có thể áp dụng vào thực tế dễ dàng cho người tiểu đường.
Thân mến!
[…] http://www.giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-b… […]
[…] gì bạn ăn vào ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Thực đơn của người bệnh tiểu đường cần có đủ các nhóm chất béo, chất đạm, chất bột đường (carbohydrate) và […]