Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?
Người mắc tiểu đường (đái tháo đường) có tỷ lệ tử vong cao hơn người bình thường bất kể giới tính, tuổi tác hay một số yếu tố khác. Tiểu đường type 2 được ví như một đại dịch không lây của thể kỷ và đang ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ.
Tại sao tiểu đường type 2 lại nguy hiểm? Bởi lẽ nếu không kiểm soát tốt thì nó sẽ tàn phá toàn bộ hệ thống và cơ quan trong cơ thể. Biến chứng tiểu đường và cách để ngăn ngừa, cải thiện biến chứng tiểu đường luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người bệnh.
Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường
Những người tiểu đường type 2 có nguy cơ bị tổn thương thần kinh và mạch máu do gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Những bất thường này gây nên biến đổi và tổn thương nhiều cơ quan, cấu trúc trong cơ thể.
Hầu hết những người mắc tiểu đường thường được khuyến cáo nên kiểm soát đường huyết ở dưới ngưỡng 110 mg/dl và HbA1c <7%. Đồng thời tầm soát các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch: huyết áp, cholesterol máu,…
Biến chứng tiểu đường trên tim mạch
Có một mối liên quan mật thiết giữa bệnh cao huyết áp, cholesterol máu và tiểu đường. Bệnh tiểu đường tác động đến tim mạch theo 2 cách: gây xơ vữa động mạch (do rối loạn mỡ máu – LDL cholesterol và triglycerid máu tăng cao) và các biến chứng thần kinh do tiểu đường cũng gây ra những vấn đề bất thường về tim.
Người tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường. Khoảng 60% người bệnh tiểu đường sẽ bị đau tim và có đến 25% trường hợp tử vong do đột quỵ
Xơ vữa động mạch – biến chứng của bệnh tiểu đường type 2
Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 trên thận
Bệnh thận tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng trên thận do tiểu đường. Thận có hệ thống gồm nhiều mạch máu nhỏ bao quanh cầu thận để lọc chất thải từ máu. Ở người tiểu đường, do đường huyết tăng cao liên tục khiến cho hệ thống mạch máu bị tổn thương, theo thời gian cầu thận hoạt động không có hiệu quả và làm protein thoát ra ngoài nước tiểu. Tình trạng này về lâu dài sẽ dẫn đến suy thận.
Bệnh thận tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của suy thận giai đoạn cuối (ESRD) và cần phải chạy thận. Có khoảng 20 – 40% người bệnh tiểu đường bị suy thận. Các triệu chứng của suy thận gồm: Phù chân, mắt cá, ngứa, mệt mỏi, màu da nhợt nhạt,…
Tổn thương thần kinh do tiểu đường type 2
Tổn thương thần kinh do tiểu đường type 2 bao gồm:
- Thần kinh ngoại biên gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ở các chi (chân, chân, bàn chân, tay và cánh tay).
- Hệ thần kinh tự chủ: ảnh hưởng đến dây thần kinh giúp điều hòa tiêu hóa, ruột, bàng quang, tim và sinh hoạt tình dục.
Biến chứng thần kinh ngoại vi đặc biệt ảnh hưởng đến cảm giác. Đây là một biến chứng phổ biến ảnh hưởng đến gần một nửa số người bị bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 sau 25 năm mắc bệnh. Hậu quả nghiêm trọng nhất của tổn thương thần kinh ngoại biên là loét bàn chân do tiểu đường và có nguy cơ phải cắt cụt chi. Bệnh thần kinh ngoại vi thường bắt đầu ở ngón tay và ngón chân và di chuyển đến hai cánh tay và chân. Các triệu chứng bao gồm: Ngứa ran, bỏng rát, mất cảm giác nóng hoặc lạnh, tê bì chân tay, đau cơ,…
Biến chứng loét bàn chân do bệnh tiểu đường type 2
Biến chứng trên hệ thần kinh tự chủ có thể gây ra:
- Vấn đề tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, buồn nôn).
- Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tiểu tiện không tự chủ,…
- Vấn đề về tim mạch: tổn thương thần kinh tự chủ có thể che lấp các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch: mệt mỏi, vã mồ hôi, thở hắt ra, buồn nôn, tim đập nhanh, hạ huyết áp tư thế,…
Kiểm soát chặt chẽ chỉ số đường huyết giúp làm chậm sự khởi phát và tiến triển của biến chứng thần kinh do tiểu đường. Thay đổi lối sống như giảm huyết áp, giảm cân và bỏ thuốc lá có thể ngăn ngừa sự khởi phát của các biến chứng thần kinh.
Bệnh võng mạc do biến chứng của bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây nên trường hợp mù lòa ở người lớn từ 20 – 74 tuổi. Biến chứng trên mắt do tiểu đường thường gặp nhất là bệnh võng mạc. Những người mắc đái tháo đường cũng có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, như tăng nhãn áp góc mở nguyên phát (POAG) đặc biệt ở phụ nữ mắc tiểu đường type 2.
Bệnh tiểu đường type 2 và nguy cơ nhiễm trùng
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao nhiễm trùng đường hô hấp. Họ dễ bị cúm và các bệnh đường hô hấp khác như viêm phổi, nguyên nhân có thể là do rối loạn chuyển hóa làm trung hòa sự ảnh hưởng của các protein bảo vệ trên bề mặt phổi. Người bệnh bệnh tiểu đường nên chủng ngừa cúm và phế cầu hàng năm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Đặc biệt ở phụ nữ mắc tiểu đường bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ phức tạp và khó điều trị hơn bình thường.
Giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát biến chứng ở người tiểu đường tuýp 2
Kiểm soát đường huyết là mục tiêu hàng đầu giúp ngăn chặn và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng tiểu đường. Để làm được điều này, cần có sự kiên trì và phối hợp chặt chẽ của người bệnh trong việc kiểm soát chế độ ăn uống, tăng cường luyện tập thể dục và sử dụng thuốc khi cần thiết.
Các chuyên gia Đông y cho biết, sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có khả năng giảm và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường như Tinh chất lá Xoài cũng là giải pháp mang lại hiệu quả cao, được khuyến khích áp dụng cho người tiểu đường tuýp 2.
Chuyên gia Đông y Hoàng Khánh Toàn đánh giá vai trò của Tinh chất lá Xoài với bệnh tiểu đường tuýp 2
Được bác sĩ cảnh báo chỉ số HbA1c cao, nghĩa là máu bẩn, dễ phát sinh biến chứng nên ông Đào Xuân Hạnh (Hưng Yên) đã vô cùng lo lắng. Sau khi biết đến TPBVSK Glutex với tinh chất lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng có khả năng tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, đặc biệt là giảm kháng lnsulin, ông Hạnh đã mua về sử dụng. Chỉ sau vài hộp ông đã nhận thấy những chuyển biết bất ngờ, đặc biệt là sau 4 tháng kiểm tra HbA1c đã giảm từ 8.5 xuống còn 5.5%.
Xem chia sẻ của ông Hạnh tại video sau:
Hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường
Kiểm soát đường huyết (glucose trong máu) quá chặt chẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Hạ đường huyết còn được gọi là cú sốc lnsulin, xảy ra nếu nồng độ glucose trong máu giảm xuống dưới mức bình thường (< 70 mg/dL). Hạ đường huyết cũng có thể do chế độ kiêng khem quá nghiêm ngặt, tập thể dục quá sức hoặc do lạm dụng rượu. Thông thường hạ đường huyết có thể kiểm soát, nhưng thỉnh thoảng có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọạ đến tính mạng nếu bệnh nhân không nhận ra các triệu chứng, đặc biệt là khi tiếp tục dùng lnsulin hoặc các thuốc hạ đường huyết khác.
Hạ đường huyết nhẹ rất phổ biến ở những người bị đái tháo đường type 2, nhưng ít khi nặng, ngay cả trong số những người dùng lnsulin. Tuy nhiên, tất cả các bệnh nhân tiểu đường cần nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết để kịp thời ứng phó. Các dấu hiệu này gồm: vã mồ hôi, run rẩy, đói, tim đập loạn nhịp, lú lẫn, mệt mỏi, trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê, động kinh thậm chí tử vong.
Biến chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng phổ biến và nặng nề của bệnh tiểu đường. Nó gây ra một loạt rối loạn chuyển hóa thứ phát thậm chí có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Nhiễm toan ceton thường gặp ở người bệnh tiểu đường type 1 nhưng những năm gần đây ngày càng nhiều người bệnh tiểu đường type 2 mắc biến chứng này. Tuy nhiên, nguyên nhân gây biến chứng này ở người bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được làm rõ.
Rối loạn tâm thần, trầm cảm
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường loại 2 phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh sa sút trí tuệ cao hơn do bệnh Alzheimer gây ra hoặc các vấn đề về mạch máu trong não. Các vấn đề về giảm sự chú ý và trí nhớ có thể xảy ra ngay cả ở những người bệnh tiểu đường lâu năm dưới 55 tuổi.
Như vậy là chúng ta đã biết bệnh tiểu đường type 2 nguy hiểm như thế nào. Vì vậy, bắt đầu từ khi mới phát hiện tiểu đường, hãy cố gắng điều trị tích cực để đưa đường huyết về mức cho phép và tầm soát sớm nguy cơ biến chứng..
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Phương Linh
Tham khảo:
http://www.nytimes.com/health/guides/disease/type-2-diabetes/complications.html
https://www.endocrineweb.com/conditions/type-2-diabetes/type-2-diabetes-complications
Cho em hỏi bệnh đái tháo đường không phụ thuộc lnsulin là bệnh ra sao, có nguy hiểm không?
Chào bạn,
Đái tháo đường không phụ thuộc lnsulin hay tên gọi khác đái tháo đường tuýp 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa đường (glucose) mạn tính, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường tuýp 2 là do cơ thể không sản xuất đủ lnsulin hoặc lnsulin hoạt động không hiệu quả (kháng lnsulin) hoặc kết hợp cả hai nguyên nhân.
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc lnsulin thường khởi phát ở người lớn tuổi, trên 35 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có một đại bộ phận không nhỏ trẻ em, thanh thiếu niên được chẩn đoán sớm đái tháo đường tuýp 2.
Khác với đái tháo đường tuýp 1 cơ thể không còn khả năng sản xuất lnsulin, đái tháo đường tuýp 2 vẫn có thể sản xuất lnsulin nhưng thiếu hoặc sử dụng lnsulin chưa đúng cách. lnsulin là hormon do tuyến tụy tiết ra, có chức năng đưa đường từ máu vào tế bào chuyển thành năng lượng để duy trì hoạt động của cơ thể. Thiếu lnsulin khiến đường bị ứ lại trong máu, dẫn tới đường huyết tăng cao và làm tăng nguy cơ tổn thương nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Gọi là đái tháo đường không phụ thuộc lnsulin vì người đái tháo đường tuýp 1 buộc phải tiêm lnsulin cả đời. Còn ở giai đoạn đầu của đái tháo đường tuýp 2 việc điều trị chính là không dùng thuốc bao gồm ăn uống, luyện tập, sinh hoạt. Thuốc đường uống sẽ dùng khi đường huyết lúc đó tăng quá cao hoặc không thể kiểm soát tốt bằng các phương pháp không dùng thuốc. Tương tự lnsulin được dùng tạm thời hoặc dùng lâu dài nếu thuốc uống đã kém hiệu quả, hoặc khi đường huyết tăng quá cao hoặc khi người bệnh đã có biến chứng.
Nguyên nhân sâu xa vì sao tuyến tụy giảm sản xuất lnsulin hoặc vì sao lnsulin làm việc không đúng cách vẫn chưa được xác minh rõ ràng. Chính vì lý do đó mà bệnh đái tháo đường tuýp 2 vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tiên lượng về lâu dài nếu không chữa trị, mức đường huyết ngày càng tăng cao không chỉ làm tăng rủi ro mắc thêm bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh võng mạc mắt… mà còn làm tăng nguy cơ tàn phế, tử vong. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cách có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết, ngăn chặn rủi ro biến chứng đái tháo đường. Nhiều người bệnh vẫn đang sống chung, sống khỏe mạnh và dài lâu cùng căn bệnh này, do đó bạn đừng bỏ cuộc nếu chẳng may mắc bệnh.
Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2, giúp đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết và ngăn chặn biến chứng của bệnh:
– Tăng cường vận động. Vận động là hình thức hiệu quả nhất để giúp cơ thể tích cực sử dụng đường hơn, lnsulin hoạt động của hiệu quả hơn, nhờ đó làm giảm đường huyết. Luyện tập còn là cách giúp giảm căng thẳng và phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch của người đái tháo đường.
– Ăn uống khoa học, lành mạnh. Không có một nguyên tắc rõ ràng nào trong chế độ ăn mà bạn cần áp dụng khi mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Điều quan trọng là bạn cần chọn thực phẩm thông minh, hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, đồ ăn đóng sẵn, ăn nhiều rau xanh, các loại củ quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt.
– Bỏ hút thuốc lá và giảm căng thẳng. Căng thẳng làm tăng đường huyết, hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi mà cũng gây khó khăn khi điều trị bệnh đái tháo đường. Do đó, với người bệnh bạn nên bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt và tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc. Bên cạnh đó, bạn nên nghe nhạc, tập thiền, yoga, ngủ đúng giờ để làm giảm căng thẳng.
– Sử dụng thêm Glutex. Bên cạnh thuốc uống của bác sĩ để điều trị đái tháo đường, bạn có thể dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp giảm và ổn định đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn. Rất nhiều người bệnh đã sử dụng Glutex và công nhận về công dụng này. Điển hình như trường hợp bác Hạnh sau đây: https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/chia-se/toi-da-on-dinh-duoc-duong-huyet-giam-hba1c-bang-cach-rat-don-gian.html
Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng qua bài viết sau: https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh.html
Nếu có bất kỳ băn khoăn khác, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 0962. 326. 300 – 0985.877.724. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi năm nay 29 tuối. mới phát hiện bị mắc bệnh tiểu đường type2. tôi bắt đầu dùng thuốc được 4 ngày. Bác sĩ cho tôi 2 loại thuốc, mấy ngày gần đây tôi ăn kiêng và tập thể dục, tôi thấy cơ thể bt trở lại. thứ 2 tôi sẽ tại khám. Nhưng 2 ngày nay do tôi sử dụng máy tính và đt quá nhiều nên tôi thấy mắt mình hơi nhòe. Tôi muốn hỏi bệnh này có nguy hiểm khi chúng ta có chế độ tập luyện tốt ko ạ
‘Chào bạn,
Chúng tôi hiểu rằng bạn đã lo lắng như thế nào khi phát hiện bệnh tiểu đường ở tuổi đời còn rất trẻ.. Tuy nhiên nếu bạn kiểm soát được bệnh tốt, đường huyết ổn định, chủ động điều trị và ngừa biến chứng thì có lẽ bệnh sẽ không nguy hiểm như nhiều bệnh nhân đang lo lắng. Nhưng nếu bạn kiểm soát đường huyết không tốt, thì biến chứng tiểu đường để lại cũng rất nguy hiểm. Khi bạn không kiểm soát tốt đường huyết của mình bằng thuốc, chế độ ăn và tập luyện khoa học thì biến chứng xuất hiện càng nhanh như: mắt mờ, tê bì châm chích tay chân, rối loạn cương ( ở nam), suy thận và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến biến chứng tim mạch ( nguy cơ tử vong hàng đầu ở người bệnh tiểu đường).
Vì vậy, việc điều trị trước mắt là bạn nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định. Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng và tập luyện cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn có thể áp dụng thêm 1 số mẹo về chế độ ăn và tập luyện như:
– Giảm lượng tinh bột, bánh kẹo ngọt, đường sữa. Có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt.
– Ăn nhiều rau xanh vào đầu bữa ăn.
– Ăn đúng giờ, ăn chậm.
– Chia 3 bữa chính thành 5 bữa nhỏ. Bữa phụ có thể uống sữa ít đường hoặc ăn trái cây.
– Hạn chế dùng chất kích thích ( bia, rượu, cà phê, thuốc lá…).
– Giảm bớt căng thẳng, stress.
– Chăm chỉ vận động thể dục hơn.
Gửi bạn tham khảo áp dụng chế độ dinh dưỡng và phương pháp tập luyện qua bài viết dưới đây nhé :
– Chế độ dinh dưỡng : https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh.html
– Phương pháp tập luyện : https://giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/8-bai-tap-the-duc-cho-nguoi-benh-tieu-duong-de-tap-hieu-qua-cao.html
Nếu có băn khoản khác hay muốn tư vấn trực tiếp, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962.326.300 – 0985.877.724 nhé
Thân mến !
Chồng tôi 47 tuổi mới phát hiện mắc đái tháo đường tuýp 2, thời điểm phát hiện đường máu là 15 mmol/l. Hiện tại chồng tôi đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ và đường máu khi đói đang ở mức 8 mmol/l. Vậy chồng tôi có thể dùng thêm Glutex được không, tôi băn khoăn không biết khi dùng thêm sản phẩm này thì đường máu có bị hạ quá thấp không? Cảm ơn
Chào bạn,
Việc điều trị của chồng bạn hiện nay đang có tiến triển khá tốt và chúng tôi mừng cho chồng bạn. Tuy nhiên, xét trên độ tuổi thì chồng bạn còn khá trẻ, do đó, việc điều trị nên nhanh chóng đưa đường huyết về ngưỡng ổn định hơn, nên dưới 7mmol/l, thậm chí dưới 6mmol/l.
Để giúp bạn đạt được mục tiêu này nhanh chóng và bền vững hơn, sử dụng Glutex là hoàn toàn phù hợp. Bạn nên dùng sản phẩm 4 viên/ngày, chia làm 2 lần uống, có thể uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và cách các thuốc khác từ 1 – 2 giờ.
Thành phần chính của sản phẩm là các thảo dược truyền thống, có khả năng giúp điều chỉnh và thiết lập lại các rối loạn của cơ thể. Do đó, sản phẩm sẽ giúp đưa đường huyết về ngưỡng an toàn và duy trì trong khoảng thời gian đó. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn an tâm về vấn đề hạ đường huyết.
Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm, bạn có thể thể đọc thêm thông tin trong bài viết sau:
https://giamduonghuyet.online/glutex/glutex-tu-tinh-chat-la-xoai-danh-rieng-cho-dieu-tri-tieu-duong-tuyp-2.html
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi năm nay 55 tuổi, bị tiểu đường được gần 8 năm, đường huyết của tôi dao động tầm 7 mmol/l. Gần đây mắt tôi có vẻ không được rõ như trước, cho tôi hỏi đó có phải biến chứng của bệnh tiểu đường không?
Chào bạn,
Mắt nhìn mờ có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu do đường huyết tăng cao tạm thời, hoặc do đục thủy tinh ở người lớn tuổi… Cụ thể thì bạn cần đến bệnh viện bác sĩ kiểm tra mới đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất, từ đó sẽ có phương án điều trị bệnh hiệu quả.
Với độ tuổi như vậy và thời gian mắc tiểu đường là 8 năm có thể thấy mức đường huyết của bạn vẫn đang được kiểm soát khá tốt. Bạn cố gắng duy trì điều trị và nếu có điều kiện có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm chuyên biệt cải thiện và phòng ngừa biến chứng, chẳng hạn như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.
Chúc bạn sức khỏe!
[…] loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường là những loại thực phẩm ít làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, có […]
[…] Bệnh tiểu đường không chữa được nhưng có thể thuyên giảm nếu người bệnh được điều trị đúng cách. Có ba hình thức thuyên giảm của bệnh tiểu đường: […]
[…] uống nước tăng, đi tiểu nhiều và cảm thấy gầy hơn đi. Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường nhưng có những dấu hiệu này có nghĩa là việc kiểm soát đường huyết chưa […]